Điểm nhìn trần thuật

Một phần của tài liệu chiến tranh qua cái nhìn của bảo ninh và erich maria remarque trong nỗi buồn chiến tranh và phía tây không có gì lạ (Trang 37 - 38)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.Điểm nhìn trần thuật

Trong tác phẩm tự sự, điểm nhìn trần thuật (view point) là vấn đề then chốt của kết cấu. Nó giống như một camera dẫn dắt người đọc vào mê cung văn bản ngôn từ. Todorov cho rằng vấn đề điểm nhìn có tính quan trọng hàng đầu: “Từ hai điểm nhìn khác nhau quan sát cùng một sự thực thì sẽ viết ra hai loại sự thực tuyệt nhiên không giống nhau [79,65]”. Nhà trần thuật học người Pháp Genette, trong cuốn Trần thuật thoại ngữ, phân biệt người trần thuật và quan hệ trần thuật thành “ai nói” và “ai nhìn”; “ai nói” tức ai là người trần thuật, “ai nhìn” tức là thông qua điểm nhìn của nhân vật nào để triển khai trần thuật.

“Điểm nhìn” đóng một vai trò quan trọng trong việc xác lập mô hình cấu trúc tác phẩm cũng như việc chi phối nghệ thuật kể chuyện của nhà văn. Khó mà hy vọng chạm đáy tác phẩm nếu bỏ qua điểm nhìn trần thuật, bởi nó là hình thức được đích thân người kể chuyện lựa chọn, chỉ dẫn người đọc một cách nhìn đầy ngụ ý.“Trong văn học, điểm nhìn trần thuật được hiểu là vị trí từ đó chủ thể trần thuật quan sát, cảm thụ và miêu tả, đánh giá đối tượng

[69,112]". Điểm nhìn nghệ thuật có thể được quan tâm ở nhiều khía cạnh khác nhau: từ không gian, thời gian, giới tính, tâm lí xã hội,…

Nhìn lại một số tiểu thuyết truyền thống ở Đức thế kỉ XIX và ở Việt Nam những năm 1945 – 1975, ta thấy chủ yếu các tác phẩm được triển

khai từ cái nhìn tương đối ổn định. Các nhà lý luận gọi đó là cái nhìn “biết

trước”, hay còn gọi là “cái nhìn của thượng đế”. Nghĩa là người kể chuyện

miêu tả, tái hiện đời sống của nhân vật khi đã nắm rất rõ tuần tự diễn biến câu chuyện. Ngoại trừ một số trường hợp hiếm hoi phá chuẩn, hầu hết người kể chuyện trong văn học trước kia đều thông tỏ trước tuần tự diễn biến câu

chuyện. Đó là điểm nhìn từ bên ngoài. Hơn nữa, do sự chi phối của đặc điểm thể loại, trường nhìn tác giả lại luôn thống nhất với trường nhìn nhân vật thậm chí với cả trường nhìn của người tiếp nhận. Khi ba trường nhìn tác giả – nhân

vật bạn đọc cùng thống nhất thì hình thức thể loại của loại tiểu thuyết sử thi đã phát huy phẩm chất đặc thù của nó: cảm hứng sử thi là cảm hứng chủ đạo; kết cấu lịch sử – sự kiện đóng vai trò trung tâm; thế giới được miêu tả ở trạng thái phân tuyến – đối lập; nhân vật lý tưởng là người anh hùng dân tộc; giọng điệu ngưỡng mộ, ngợi ca đóng vai trò giọng điệu chủ đạo; ngôn ngữ trang trọng, khoa trương, giàu ẩn dụ…

Không như thế, tiểu thuyết hiện đại, với tinh thần gia tăng tính đối thoại, đã thực hiện sự thay đổi tương quan hết sức quan trọng: vai trò của nhân vật ngang hàng, bình đẳng, có khi còn cao hơn vai trò của người kể chuyện. Tác giả đã tin cậy trao cho nhân vật quyền phát ngôn. Người trần thuật mang ý thức của chủ thể làm chứng, có cái nhìn thuần túy khách quan, không thuộc về ai. Người kể chuyện hoặc trùng khít, hoặc bé hơn nhân vật. Hai trường nhìn này có khi song song tồn tại, có khi nhập vào nhau tuỳ vào chủ ý của người sáng tạo. Nói đến điểm nhìn trần thuật thì có nhiều khía cạnh để bàn như giọng, ngôi, thời điểm... Nhưng để thấy rõ nét đổi mới trong “điểm nhìn trần thuật” của Remarque và Bảo Ninh, chúng tôi chọn bàn xét

hai phương diện chủ yếu: ngôi kể và thời điểm truyện được kể.

Một phần của tài liệu chiến tranh qua cái nhìn của bảo ninh và erich maria remarque trong nỗi buồn chiến tranh và phía tây không có gì lạ (Trang 37 - 38)