Khuynh hướng “hiện thực tâm lí”

Một phần của tài liệu chiến tranh qua cái nhìn của bảo ninh và erich maria remarque trong nỗi buồn chiến tranh và phía tây không có gì lạ (Trang 27 - 37)

6. Cấu trúc luận văn

1.2.2. Khuynh hướng “hiện thực tâm lí”

Hiện thực tâm lí là khái niệm được phát sinh ra như một hệ quả của chủ nghĩa hiện thực, nhằm đi sâu khám phá hiện thực của tâm hồn, một chủ nghĩa

hiện thực trong ý nghĩa cao nhất, một chủ nghĩa hiện thực khám phá con người bên trong con người… [67,8]”. Trong cuốn Văn học Đức chống phát xít – những vấn đề mĩ học và thi pháp, tác giả Lương Ngọc Bính đã dựa vào đặc điểm tư duy nghệ thuật của từng nhà văn để tạm phân chia văn học chiến tranh chống phát xít của Đức thành ba khuynh hướng chủ đạo: khuynh hướng hiện thực sử thi, khuynh hướng hiện thực tâm lí (Remarque là đại diện tiêu biểu) và khuynh hướng hiện thực tự sự – tư liệu. Trên cơ sở tiếp thu thành quả nghiên cứu này, chúng tôi vận dụng khái niệm "hiện thực tâm lí" vào việc phân tích và lí giải hướng tiếp nhận của những nhà phê bình có cái nhìn trái chiềuvới tác giả. Xét về mặt tâm lí những nhà phê bình theo chiều thuận có cái nhìn tương đối gần gũi với tác giả. Họ có sự đồng cảm đặc biệt với hình tượng nhân vật được nhà văn xây dựng trong câu chuyện. Cách người đọc cảm nhận tác phẩm của Bảo Ninh và Remarque chủ yếu ở góc độ bi kịch của con người cá nhân. Vì vậy, chúng tôi tạm sắp xếp những độc giả có xu hướng đồng thuận với nhà văn vào một nhóm và gọi tên là khuynh hướng hiện thực

tâm lí.

Ngoài ra khuynh hướng này còn có một cách gọi nữa là: “hiện thực được nhận thức lại”. Bởi sáng tác của Bảo Ninh và Remarque có một hiện thực khác với những gì mà văn học trước đó phản ánh. Nhà văn không phản ánh, không sao chép hiện thực một cách thuần túy, mà sáng tạo ra một hiện thực về cuộc chiến mà họ từng có mặt và đang tiếp tục trải nghiệm. Đó là hiện thực tâm linh, một thế giới tâm lí đậm đặc ẩn ức, dằn vặt, một thế giới của vùng mờ vô thức, tiềm thức.

So với khuynh hướng hiện thực sử thi, những nhà phê bình theo hướng

hiện thực tâm lí có cách nhìn đồng điệu, đồng tình với nội dung câu chuyện cũng như những cách tân nghệ thuật mà nhà văn thể hiện trong tác phẩm.

Người ta ca ngợi cuốn tiểu thuyết của Remarque là “một tượng đài cho mọi người lính vô danh đã hy sinh”, là “bản di chúc của tất cả những người đã ngã xuống trên chiến trường”… Nhà viết kịch Carl Zuckmayer đánh giá

PTKCGL là một cuốn tiểu thuyết “sẽ được đọc mãi trong mọi thời đại”; còn nhà văn Leonhard Frank quả quyết một tác phẩm như vậy “một trăm năm mới có một lần”. Tính đến hiện nay, giá trị nôi dung và tư tưởng của tác phẩm được nhiều bạn đọc trên khắp thế giới nhiệt tình ủng hộ.

Trần Đình Sử trong một cuộc tranh luận trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội (4/1992), với bài viết “Văn học có nhiệm vụ phản ánh hiện thực không” có nói: Các tác phẩm đạt giải thưởng hội nhà văn năm 1991 trong đó có Thân phận của tình yêu (NBCT) của Bảo Ninh cho thấy là các tác giả ấy đã "mở rộng giới hạn phản ánh hiện thực tới những miền trước đây còn cấm kị, hoặc còn bị che khuất đi đôi với việc nêu ra những quan niệm táo bạo, giàu sức phát hiện đối với hiện thực. Thực chất của vấn đề là cần giải phóng cho nhà văn quyền được đối diện trực tiếp với hiện thực, tự xác định và phát hiện cho mình cái hiện thực có ý nghĩa cần nói to lên cho mọi người". Nhà văn Nguyễn Quang Thiều khi viết trong TT&VH số ra 28/10/2006 cho rằng: “NBCT đã chạm vào mẫu số chung của nhân loại – đó là câu chuyện của số phận của mất mát của tình yêu và chiến tranh”... Đồng nhất với ý kiến của Nguyễn Quang Thiều, nhà phê bình Nguyễn Thanh Sơn cho rằng: “NBCT không phải chỉ là một tác phẩm viết về chiến tranh. Bản thân tiểu thuyết đã là một cuộc chiến tranh, một thảm họa chiến tranh, một thế giới chiến tranh thu nhỏ nằm trong bi kịch vĩ đại của Một Con Người [66]”. Nhà văn Nguyên Ngọc không những đánh giá cao tác phẩm của Bảo Ninh về mặt nghệ thuật mà còn cho rằng NBCTlà “cuốn sách nghiền ngẫm về hiện thực”.

Cách tiếp cận này nói như Phạm Xuân Thạch là cách “đọc sâu” để đi vào những “mạch ngầm của văn bản”, tìm ra những vẻ đẹp tiềm tàng bên trong tác phẩm.

Một lối đọc có tính soi sáng lẫn nhau như vậy cho phép phát lộ bản

chất đích thực của NBCT, nó không phải là một đối âm của những tượng

đài văn học chiến tranh mà văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa đã tạo dựng qua hai cuộc chiến tranh lớn của lịch sử dân tộc. Nó là một sự đào sâu hiện thực chiến tranh bằng những trải nghiệm cá nhân để làm phong phú thêm cái nhìn của cộng đồng về hiện thực lịch sử [73].

Sau này có nhiều bài viết khác của các nhà phê bình hải ngoại cũng đưa ra một số ý kiến tương đối mới lạ trong cách tiếp nhận NBCT. Đoàn Cầm Thi với rất nhiều bài viết khai thác các khía cạnh khác nhau trong tác phẩm, cũng đề cập một hướng đọc mới:

NBCT, theo tôi, nên được đọc như một tiểu thuyết mà khởi điểm là sự chia ly, sự chết chóc, của người mình yêu, của cha, của mẹ, của đồng đội, nhưng mục đích chính vẫn là niềm tin hàn gắn, với người con gái bị bỏ rơi, với người cha không được hiểu, người mẹ không được yêu, với người sống và người chết, với chiến tranh và hoà bình, với quá khứ và tương lai [74].

Còn Thụy Khuê trong “Sóng từ trường”, có viết về NBCT, đã mở đầu bài viết như thế này:

NBCT là khúc thương ca, tâm ca, tình ca thơ mộng, tuyệt diệu và tuyệt vọng, hãi hùng và bi thảm; quyến luyến thực tại và ảo giác, cuộc sống và cõi chết, quá khứ và vị lai. Trong những tiểu thuyết viết về cuộc chiến 20 năm, phát xuất từ những nhân chứng phía Nam hay phía Bắc, đây là tác phẩm xâu sa, đớn đau, tàn khốc, bi quan và cũng lạc quan hơn cả [42].

Ở nước ngoài người ta đã không ngừng ca ngợi và đặt NBCT của Bảo Ninh bên cạnh PTKCGL của Remarque. Tờ Independent, một trong những nhật báo có uy tín của nước Anh, đã nhận xét về cuốn tiểu thuyết của Bảo Ninh như sau: “Vượt ra ngoài sức tuởng tượng của người Mỹ, NBCT đi ra từ chiến tranh Việt Nam đã đứng ngang hàng với cuốn tiểu thuyết chiến tranh vĩ

đại của thế kỷ, Mặt trận phía Tây vẫn yên tĩnh (PTKCGL) của Erich Maria

Remarque [...]. Một cuốn sách viết về sự mất mát của tuổi trẻ, cái đẹp, một câu chuyện tình đau đớn, một thành quả lao động tuyệt đẹp”.

Tại sao lại có những ý kiến trái chiều trong cách hiểu tác phẩm của hai nhà văn đến vậy? Mà cách hiểu nào cũng có phần hợp lí riêng của nó.

Văn học thế kỉ XX với sự ra đời của hàng loạt những tác giả tên tuổi cùng với những học thuyết khác nhau trên lĩnh vực lí luận, phê bình và tiếp nhận văn học. NBCTPTKCGL vốn ra đời trong một cộng đồng văn học sôi động như vậy ắt không tránh khỏi những luồng đón nhận có xu hướng trái chiều nhau. Với tư cách là chứng nhân của lịch sử, những độc giả cùng thời với nhà văn sẽ đứng ở nhiều góc độ khác nhau để nhìn về cuộc chiến mà mình đã tham dự. Họ vừa là người trực tiếp xả thân hi sinh xương máu

trên chiến trường, vừa là những người may mắn sống sót trở về, sau những năm tháng gian khổ mà oai hùng. Có lẽ sẽ không ai quên được những tháng ngày: “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước. Mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Những âm hưởng hào hùng ấy như lời vọng của núi sông chi phối mọi lĩnh vực nghệ thuật từ văn học, hội họa cho tới âm nhạc và lan tỏa trong trái tim mỗi người. Dựa trên hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, với những những hiệu ứng mà nó mang lại, người đọc cùng thời sẽ rất khó để thấy đồng điệu với cách nhìn “phán xét” hay “hoài nghi lịch sử” như Bảo Ninh và Remarque đã biểu hiện trong sáng tác của mình. Đó là cơ sở thực tiễn mà những nhà phê bình trái chiều thường nhắc đến khi “công kích nội dung câu chuyện” của hai ông.

Cách nhìn nhận của họ không phải không có những phần hợp lí, tuy nhiên, văn học là sản phẩm tinh thần, mà tinh thần thì không chỉ tồn tại ở một trạng thái, vì vậy những nhà phê bình trái chiều cần có cái nhìn uyển chuyển, linh hoạt hơn với sự biến đổi “muôn hình vạn trạng” của đời sống thay vì cố định văn học trong một vài dạng thức sẵn có trước đó.

Hơn nữa, đây chỉ là một trải nghiệm cá nhân, một câu chuyện được

hư cấu, một cuộc chiến của riêng nhà văn – một người lính sống sót sau

những năm tháng khốc liệt muốn viết lại kí ức của mình như một “thiên mệnh”, hay là “thử nói về một thế hệ bị chiến tranh hủy hoại”. Ở đây, tác giả không chủ trương phản ánh hiện thực lịch sử, mà là nhận thức lại quá khứ – một nửa quá khứ đã không được nhắc đến trong văn học chiến tranh trước đó. Vì vậy sẽ là nỗi thất vọng ghê gớm nếu độc giả vẫn giữ nguyên dạng thức đọc vốn đã được hình thành trong quá khứ cũng như việc đem đối chiếu hiện thực được miêu tả trong tác phẩm so với hiện thực lịch sử của đất nước.

Cơ sở lí luận mà các nhà phê bình trái chiều dựa vào để đánh giá tác phẩm là đem những tiêu chí của văn học sử thi đối sánh với tác phẩm của Bảo Ninh và Remarque, bởi cảm hứng sử thi là cảm hứng chủ đạo bao

trùm toàn bộ nền văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975. “Và nếu cái chất sử thì ấy có lấn cái đau thương, cái đời thường thì cũng là lẽ đương nhiên và cũng dễ hiểu trong sự cảm nhận của người đọc hôm qua, hôm nay và cả mai sau [77]”. Bởi lẽ chính “thời đại anh hùng sẽ sản sinh ra thơ ca anh hùng” (Gorki). Các sáng tác văn học trước đó thường được kết nối chặt chẽ trong trường nhìn của tác giả, nhân vật lẫn người đọc. Vì vậy khi ba trường nhìn kể trên thống nhất thì cũng xuất hiện sự thống nhất về quan điểm cảm thụ – đánh giá của cả tác giả, nhân vật và bạn đọc. Hiện thực được phản

ánh vào tác phẩm trở nên nguyên phiến và hoàn kết để chỉ có một cách đánh giá về nó. Buồn bã, cô đơn, mất niềm tin – những tình cảm bị coi là

“tiêu cực”, chưa bao giờ tồn tại trong văn học chiến tranh giai đoạn 1945 – 1975. Những ai nói về đề tài này có thể coi là giọng ca “lạc điệu” trong cả giàn hợp xướng. Nói như vậy không phải là chúng ta phủ nhận những thành tựu mà văn học trước đây đã đạt được. Nhưng khác là ở phong cách thể hiện của mỗi nhà nghệ sĩ trong việc biểu đạt thông điệp của mình với nhiều chiều kích khác nhau. Nói cách khác, sự lựa chọn miêu tả dạng bi kịch nào phụ thuộc vào điểm nhìn, quan điểm nghệ thuật của nhà văn ấy. Xu hướng nhấn mạnh tính bi thương của hiện thực là rất tiêu biểu đối với sáng tác của Remarque. Trong hàng loạt các tác phẩm của mình, ông thường mô tả số phận bi thảm của các nhân vật chính theo mô hình nguồn gốc – diễn biến bi kịch – kết thúc bi kịch. Bởi vậy hiện thực mà ông phản ánh mang đậm tính chất cáo trạng chứ không mang chất anh hùng ca chiến đấu. Sau này ta gặp lại lối viết tương tự trong văn học chiến tranh Việt Nam từ sau đổi mới, trong đó có nhà văn Bảo Ninh.

Bảo Ninh và Remarque gặp nhau ở tư duy nghệ thuật và cách cảm nhận hiện thực dưới góc độ bi kịch tâm lí cá nhân. Nhà văn nhìn nhân vật

với tư cách là nạn nhân của hoàn cảnh thay vì sáng tạo ra khả năng khắc phục hoàn cảnh cho nhân vật. Điều này dẫn đến sự khác biệt khá căn bản giữa kiểu nhân vật cô đơn với kiểu nhân vật anh hùng chiến đấu trong văn học Mác-xít. Có lẽ vì vậy mà một số nhà phê bình theo khuynh hướng hiện thực sử thi đã nhận định tác phẩm của Bảo Ninh là sự “thay máu anh hùng”, “tước đi những khát vọng cao cả” của một thời có thực trong lịch sử.

Trong khi đó những độc giả đồng thuận thường tìm thấy những mạch ngầm mới lạ ẩn chứa sau nội dung câu chuyện. Họ không những

đồng tình, đồng điệu với tác giả về mặt tư tưởng mà còn thấy được vẻ đẹp trong lao động nghệ thuật của người nghệ sĩ được thể hiện trên văn bản và trong văn bản. Toàn bộ tư tưởng, kết cấu, hình tượng nghệ thuật mà nhà văn

xây dựng trong câu chuyện đều trở thành niềm hứng thú bất tận với người đọc. Họ là những độc giả “được nhắm gửi đến” (từ dùng của Naoman).

Tóm lại mỗi mô hình/dạng thức nghệ thuật mang trong nó một quan niệm thẩm mĩ riêng chi phối đến những đặc trưng cơ bản về bút pháp. Tiểu

thuyết của Bảo Ninh và Remarque không hẳn là cắt rời quy luật của truyền thống mà là cố gắng làm mới những gì đã có trước đó. Tuy vẫn

còn những cái nhìn “dè dặt, hoài nghi” nhưng không thể phủ nhận quá trình lao động nghệ thuật của nhà văn. Vì vậy những sáng tác của họ ngày càng khẳng định vị thế của mình trên diễn đàn văn nghệ khắp trong và ngoài nước. Tiểu thuyết thuộc loại hình tự sự nên nghệ thuật trần thuật là một trong những yếu tố quan trọng trong phương thức biểu hiện, nó còn là yếu tố cơ bản thể hiện cá tính sáng tạo của nhà văn. Điều này được thể hiện rất rõ trong nghệ thuật kể chuyện của Bảo Ninh và Remarque. Tác phẩm của hai ông không những đổi mới về mặt nội dung mà còn có những đóng góp không nhỏ về mặt nghệ thuật đối với nền văn học đương đại nói chung và thể loại tiểu thuyết nói riêng. Bằng lối viết độc đáo, sáng tạo, Bảo Ninh và Remarque đã

thể nghiệm một kĩ thuật mới về đề tài chiến tranhtrong hai tác phẩm NBCT

Chương 2

NỖI BUỒN CHIẾN TRANH VÀ PHÍA TÂY KHÔNG CÓ GÌ LẠ QUA

SỰ THỂ HIỆN MỘT KĨ THUẬT MỚI VỚI CÁI NHÌN CHIẾN TRANH

Nhắc đến văn học Việt Nam những năm 1945 – 1975, người ta thường nghĩ ngay đến một nền văn học mang đậm cảm hứng sử thi. Riêng về thể loại tiểu thuyết thời kì này, ta cũng dễ dàng bắt gặp đâu đó một tên gọi rất gần gũi, thân quen, gắn liền với thể loại này trong suốt mấy mươi năm: tiểu thuyết sử

thi.

Tiểu thuyết sử thicó tên gọi quốc tế là roman – épopée. Thuật ngữ này được nhà khoa học Xô viết A.V.Chicherny đưa ra lần đầu tiên và hầu như chỉ được phổ biến ở các nước XHCN. Theo định nghĩa về tiểu thuyết sử thi trong

Từ điển thuật ngữ văn họcdo Trần Đình Sử, Lê Bá Hán chủ biên (2006) thì:

Tiểu thuyết sử thi còn gọi là tiểu thuyết anh hùng ca. Tên gọi ước

lệ (ghép tên gọi thể loại "sử thi" épopée với tên gọi "tiểu thuyết" – roman) để chỉ những tiểu thuyết (từ thế kỷ XIX – XX) có dung lượng lớn, thể hiện những đề tài lịch – sử dân tộc. Những tác phẩm này vừa là tiểu thuyết, đồng thời vừa có nhiều thuộc tính gần gũi với thể loại sử thi cổ đại hoặc trung đại (tầm bao quát, tính hoành tráng của sự kiện có tầm thời đại, cảm hứng dân tộc hoặc lịch sử, mô tả các sự kiện và xung đột có tính chất bước ngoặt như chiến tranh cách mạng...) [tr.339].

Trong cuốn Tư tưởng và phong cách (1968) A.Siserin quan niệm, tiểu thuyết sử thi là "tiểu thuyết mà từ trong tới ngoài vượt khỏi cái khung của nó, trong đó, đời tư con người thấm nhuần lịch sử và triết học lịch sử, con người

Một phần của tài liệu chiến tranh qua cái nhìn của bảo ninh và erich maria remarque trong nỗi buồn chiến tranh và phía tây không có gì lạ (Trang 27 - 37)