Hình tượng nhân vật

Một phần của tài liệu chiến tranh qua cái nhìn của bảo ninh và erich maria remarque trong nỗi buồn chiến tranh và phía tây không có gì lạ (Trang 62 - 70)

6. Cấu trúc luận văn

2.3.1. Hình tượng nhân vật

Nhân vật là một chất liệu có tính bản thể của tự sự. Do sự chi phối của quy luật chiến tranh, tiểu thuyết sử thi thường tập trung khai thác con người ở góc độ tập thể, con người cộng đồng, con người sứ mệnh hơn là chú ý đến

góc độ cá nhân. Con người trong các tác phẩm đó được miêu tả trong hình thế một nhóm, một tập thể (từ nhỏ đến lớn) có tổ chức, có định hướng rõ ràng, và mỗi cá nhân không hề có ý muốn trở thành độc lập bên cạnh đám đông. "Mặc dù vẫn còn những nét riêng tư, nhưng họ không bao giờ tồn tại như những con người tự thân, mà chỉ được xem như người phát ngôn cho một vấn đề của xã hội [54]". Vì vậy chiến tranh và con người giai đoạn này cũng chỉ mới được phản ánh một mặt: khía cạnh lí tưởng và anh hùng. Điều này thể hiện đậm nét cả trong văn học viết về đề tài chiến tranh mang cảm hứng sử thi. Nhưng ở phương Tây tiếng nói cá nhân đã kịp phục hồi ngay đầu thế kỉ XX. Trong khi đó, ở Việt Nam, phải đến sau đổi mới năm 1986, số phận con người cá nhân mới được khẳng định lại.

Đến với tiểu thuyết của Bảo Ninh và Remarque, ta sẽ không tìm thấy bóng dáng của nhân vật điển hình (anh hùng hay gian hùng – ý của Hoàng Ngọc Hiến) mang tầm khái quát cho mọi tính cách lớn lao trong đời, mà thay vào là đủ mọi thứ hạng trong nhân gian, đại đa số là đám người u tối, dị nghịch cả về thể xác lẫn tinh thần và khá nhiều người điên. Cuộc sống diễn ra bình thản, tẻ nhạt chứ không đậm đặc, chất chồng sự kiện, và không có tính “thời sự” như thời chiến. Không có nhân vật nào đại diện cho bất cứ một cái gì hay một ai trong xã hội. Cuộc đời con người không bị sắp đặt, không mở đầu và không kết thúc trọn vẹn trong văn chương. Nói cách khác là “không có nhân vật điển hình” được sinh ra “trong hoàn cảnh điển hình” trong NBCT

PTKCGL. Kiên đã từng ví mình như những “con sâu, cái kiến” và luôn muốn “an phận” với kiếp “sâu kiến” ấy. Có lẽ đây cũng là một trong những lí do mà trong NBCT, Bảo Ninh thường dành hẳn những đoạn dài, trong đó (thông qua anh nhà văn phường) giải thích lí do cầm bút của mình, than vãn thường xuyên bất lực trong công việc sáng tạo và kể về những giây phút thăng hoa hiếm hoi trong sự nghiệp cầm bút của mình.

Khi đối chiếu tác phẩm của Bảo Ninh với tác phẩm của Remarque, chúng tôi nhận thấy có những sự gặp gỡ thú vị trong cách xây dựng nhân vật chính và các tuyến nhân vật phụ xung quanh giữa hai nhà văn. Có lẽ cách xây dựng nhân vật của Bảo Ninh bị chi phối bởi sự ảnh hưởng về quan niệm, cảm hứng và tư tưởng từ nhà văn Remarque. Nhưng giữa hai nhà nghệ sĩ có hàm ẩn những điểm khác biệt khá lí thú trong cách tạo hình các kiểu nhân vật nhằm tô đậm dụng ý nghệ thuật của mình. Để hiểu rõ hơn điều này, chúng ta sẽ khảo sát qua hai sơ đồ sau:

Sơ đồ 1: Phía tây không có gì lạ của Remarque

Sơ đồ 2: Nỗi buồn chiến tranhcủa Bảo Ninh Người thân (bố, mẹ, chị)

Người thầy – chính trị gia

(Kantorek, Hinmenxtos…)

Đồng đội (Kat, Kropp, Haie, Detering, Kemmerich, Leer, Muller, Tjaden…)

Kẻ địch (quân Pháp, Nga,

thợ in Duval) Paul

Người nữ (Phương, Lan, Hiền, Hòa, Hạnh, người phụ nữ câm, nữ y tá…)

Kiên

Kẻ địch

(những người lính Ngụy) Người thân (cha, mẹ,

dượng)

Đồng đội (Oanh, Tạo, Thịnh, Từ, Vân, Can, Sinh, Sơn…)

 Qua (1) và (2) ta thấy cách xây dựng nhân vật của Bảo Ninh và Remarque có khá nhiều điểm trùng hợp.

Về hệ thống: đều có bốn tuyến nhân vật hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp ảnh hưởng qua lại với nhân vật chính (nhân vật trung tâm) của tác phẩm. Về dụng ý nghệ thuật, hai nhà văn rất đề cao tình đồng đội trong chiến

tranh. Họ không chỉ là bạn, là đồng chí mà còn có sự liên kết hơn cả máu mủ ruột thịt. Họ đồng cam cộng khổ, chia sẻ qua lại theo mối quan hệ tương hỗ. Người thân là bề trên sinh thành, nuôi dưỡng, nhưng chưa thực sự hiểu và san sẻ được những tình cảm, nỗi niềm mà người lính trải qua trên chiến trường. Vì vậy, ở đây chỉ có quan hệ một chiều.

Đặc biệt hơn, hai nhà văn có sự gặp gỡ nhau khi xây dựng mẫu nhân vật “phi sử thi hóa”. Chiến tranh được nhìn toàn diện hơn dưới cảm nhận của từng cá nhân một. Không chỉ có nhân vật anh hùng mà còn có những kẻ “phản bội”. Can (NBCT) và Detering (PTKCGL) đều cảm thấy chiến tranh vô nghĩa và quá dài đối với bản thân. Không chịu đựng nổi, họ “đào ngũ” để bị bắt và mãi mãi không còn ai nhắc đến nữa, dù cho trước đó họ cũng là những người lính thiện chiến và anh hùng. Đây được coi là yếu tố không thể chấp nhận trong văn học truyền thống. Với mục đích cổ vũ, tuyên truyền, văn học chiến tranh trước đó chỉ có ca ngợi thuần túy chứ không được phép “bôi nhọ” hình ảnh người lính. Ở đây, thái độ của người kể chuyện rõ ràng là không lên án những trường hợp đào ngũ cụ thể này.

Một điểm khác với văn học sử thi nữa là trong tác phẩm không có

mối quan hệ mâu thuẫn gay gắt giữa địch và ta. Có những tình cảm trái

ngược, xung đột lẫn nhau khi nhân vật chính đối diện với quân thù. Để tồn tại, họ phải chĩa súng vào kẻ thù. Tiếp sau đó là những dằn vặt, đau khổ. Đối với tù binh, người lính thực sự cảm thông, và xem kẻ bên kia chiến tuyến là

những con người “bị kẹt” vào cuộc chiến giống mình. Người lính vừa vạch trần cái ác vừa nhìn nhận “phẩm chất người” của quân địch.

Cách tạo dựng nhân vật nữ của Bảo Ninh rất khác với Remarque nhưng không phải là không có điểm chung. Người nữ vừa là ngọn nguồn của sự sống vừa là tình thương vô bờ bến, là điểm dựa về mặt tâm hồn của những người lính trên chiến trường. Yêu đương là ước vọng bình dị và

rất nhân văn nhưng thường bị lờ đi trong hoàn cảnh chiến tranh. Tình yêu trong văn học truyền thống nếu có cũng đậm chất lí tưởng. Ngược lại, tình yêu với Kiên và Paul là những khám phá rất mới mẻ cả về thể xác lẫn tâm hồn. Tuy chủ đề chính của PTKCGL không phải là vấn đề “tình yêu lứa đôi” như NBCT, nhưng những đoạn miêu tả về cảm nhận của Paul trong lần đầu tiên tiếp xúc với con gái chứa đựng những cảm giác rất ngọt ngào, đằm thắm dù ngắn ngủi. Mặt đất sẽ khô cằn nếu không có tình yêu. Chiến tranh có thể hủy hoại cả cỏ cây, hoa lá và xác người, nhưng không thể hủy diệt được tình yêu: tình yêu lứa đôi và tình người. Tình yêu như một điểm sáng lóe lên giữa màn đêm đen tối của chiến tranh và gợi cho chúng ta những niềm hi vọng vào tương lai. Thông điệp cuối cùng mà Remarque và Bảo Ninh muốn gửi gắm đến người đọc là chúng ta phải biết trân trọng hòa bình, giữ gìn những giá trị bình thường của cuộc sống để được sống hạnh phúc hơn.

 Ngoài những điểm tương đồng, hệ thống nhân vật trong hai tác phẩm cũng có nhiều điểm tương dị.

Các nhân vật trong NBCT có mối quan hệ chồng chéo, phức tạp hơn so với PTKCGL. Hầu như nhân vật nào cũng có tiếng nói riêng nhưng

chủ âm vẫn là Kiên. Vì vậy, tác phẩm không chỉ có sắc thái đa thanh mà còn bao hàm phức điệu. Ngay bản thân nhân vật chính đã có nhiều khác biệt. Dù cùng là những cậu trai chưa tốt nghiệp phổ thông đã phải tham gia chiến tranh như một nghĩa vụ với Tổ quốc, cả Kiên và Paul đều có những bước ngộ

nhận đầy đau đớn về bộ mặt thật của chiến tranh. Nhưng Paul đã thề là

“sẽ không bao giờ về phép nữa” và nằm lại chiến trường sau ngày tất cả các bạn anh đã ngã xuống với trạng thái rất thanh thản. Còn Kiên sống sót trở về với bộ dạng “người không ra người, ma không ra ma”. Anh trở thành nhà văn để viết về quá khứ như một thứ “thiên mệnh”. Những trăn trở, suy tư của người nghệ sĩ thực sự là một điểm nhấn trong NBCT. Trước đó, cha Kiên, người họa sĩ vẽ tranh trừu tượng bị ghẻ lạnh, đã đốt tranh của mình trước khi nhắm mắt như “một thứ nghi thức hỏa táng” trước sự chứng kiến của Phương (vì Kiên lúc đó không hiểu gì về cha). Mấy chục năm sau, Kiên với một trạng thái nửa mê nửa tỉnh, lúc giày vò điên loạn, lúc say sưa bất tận, đã viết rồi xé không biết bao nhiêu bận. Ngày qua ngày, anh đã làm cho trang bản thảo của mình dày lên nhưng lại không có bạn tri âm. Anh nói tất cả những điều này với cô gái câm. Cô ngồi nghe Kiên “tay trong tay” rất chăm chú. Có điều không nói được nên chẳng ai biết cô có hiểu không. Phải chăng Bảo Ninh thực sự muốn hàm ý một điều gì đó về số phận của những người cầm bút. Kiên không những là người vừa bước ra từ cuộc chiến, không thể hòa nhập với thời bình mà còn là một văn sĩ đầy tâm huyết, chưa được thời cuộc đón nhận.

Mặt khác, cách xây dựng nhân vật của từng tác giả có sự khác biệt bởi sự chi phối của chủ đề. Tác phẩm của Remarque lên án Thế chiến thứ nhất, một cuộc chiến tàn bạo, vô nghĩa với nhân loại và chỉ mang lại chút

lợi lộc cho một số quan chức chính trị. “Một quả núi của nước Đức làm sao có thể xâm phạm quả núi của nước Pháp được” và chiến tranh “chỉ có vài ba chục người” thích thôi. "Nếu cùng hưởng, cùng chén như nhau. Chiến tranh đã hết từ lâu còn gì (lời phát biểu bằng thơ của Kat - PTKCGL)". Thủ pháp chính mà nhà văn sử dụng là mỉa mai, châm biếm. Đối tượng chính của ông là những kẻ “không ra chiến trường” nhưng “luôn hô hào, kêu gọi” và cổ vũ cho

chiến tranh. Đó có thể là “người thầy” giàu lí tưởng nhưng nặng tính sách vở như Kantorek, giáo sư dạy tiếng Đức; một tay sĩ quan coi quản vùng hậu phương hay những tên tư bản… Trong mắt họ, Paul và đồng đội là những “chiến sĩ gang thép”, “tinh thần tốt”. Họ nói về cuộc chiến có vẻ rành rọt hơn cả những người lính tham gia trong trận tuyến. Bên cạnh đó còn có những “thầy cai” hắc ám với đủ mánh khóe hành hạ “lính mới” rất hùng hổ như Hinmenxtos. Nhưng hắn chỉ có tài khéo nịnh cấp trên còn khi ra đến mặt trận, vừa nghe tiếng súng đã trốn tuột vào hầm không dám chui ra. Remarque còn phê phán trại lính Đức với đầy rẫy những nghi thức lí thuyết chỉ hợp với thời bình. Ở đấy, "anh nào cũng có nhiều quyền quá: một thầy cai có thể hành chú lính trơn đến phát điên, cũng như ngài thiếu úy hành thầy cai, ngài đại úy hành ngài thiếu úy [62,50]". Nhiều khi vừa đi tập về “bở hơi tai”, “thế mà họ ra lệnh hát”. Hát không xong lại bị phạt đứng, rồi hát lại. Vậy mà từ cái lò ấy, người ta đã đẩy không biết bao nhiêu người trai trẻ ra chiến trường làm bia đỡ đạn. Trong khi thuốc thang, thức ăn vô cùng khan hiếm. Người chết đói có khi còn nhiều hơn kẻ chết trận. Vô số những vấn đề được mổ xẻ, phơi bày dưới ngòi bút của người nghệ sĩ như một mặt trái của chế độ xã hội Đức đương thời.

Đến với NBCT của Bảo Ninh, ngoài chủ đề chiến tranh, còn có một

mạch ngầm khác chạy song song: chủ đề tình yêu. Do đó tác phẩm trước

đây còn có tên là Thân phận của tình yêu. Điều này góp phần lí giải sự khác biệt về cấu trúc hình tượng nhân vật của hai tiểu thuyết và làm nên nét độc đáo của Bảo Ninh. Như ta đã biết, xoay quanh cuộc đời Kiên là những người phụ nữ. Kí ức của anh làm sống lại biết bao “những khuôn mặt đàn bà mến thương”. Người phụ nữ là ánh sáng cứu rỗi cuộc đời Kiên, trong những lúc tuyệt vọng, là nơi trú ẩn của cuộc đời anh, nuôi dưỡng cảm hứng sáng tạo trong anh. Từ những cái tên rất xa lạ như Mây, Thơm, Hơ-bia cho đến những

người gần gũi như Lan, Hiền, Hòa… Các cô gái hiện ra với một vẻ đẹp rất nữ tính ngay từ trong tên gọi. Nhưng nhân vật đẹp nhất và cũng lạ kì nhất trong tác phẩm là Phương. Phương không đẹp dịu dàng, không chết thay cho Kiên như Hòa, cũng không sẻ chia tâm sự với Kiên như người đàn bà câm. Cô đẹp kiêu kì, hoang dại, giống như cô từng nói: “em là đứa con gái lạc thời và lạc loài”. Bản tính cô rất nghệ sĩ nhưng cũng rất giàu lí trí. Vì vậy mà Phương là tất cả: người bạn, người chị, người yêu duy nhất, và trước hết là một người mẹ. Đoạn tả Phương và Kiên bên hồ Tây của tuổi mười bảy mang đậm thứ tình cảm này:

Kiên gối đầu lên tay cô, áp chặt mình vào cô. Như một cậu bé con

[] cô như một người chị, một người mẹ trẻ, cô lùa tay vào tóc anh vuốt nhè nhẹ và thì thầm kể chuyện về người cha của anh []. Kiên không nhận thấy là miệng mình đã ngậm chặt vào đầu vú Phương còn thành thạo hơn một chú bé con. Anh mút nhè nhẹ thoạt tiên là như thế, như thuở mới ra đời người ta bú[59,138].

Nhưng cũng vì vậy mà tình yêu của họ trở nên dang dở và chưa bao giờ thực sự “bình thường” như bao người khác. Phương là hiện thân của sự toàn vẹn, sáng trong nhất mà Kiên muốn giữ gìn. Trước chiến tranh, bên bờ hồ, anh đã nhìn thấy những điều này. Và sau chiến tranh, với sự tàn phá của định mệnh, Kiên chỉ sống với quá khứ để lưu giữ những hình ảnh đẹp nhất về Phương. Với anh, Phương “vĩnh viễn trẻ trung, vĩnh viễn ở ngoài thời gian, vĩnh viễn bên ngoài mọi thời tuổi[59,251]". Nàng thập toàn thập mĩ đến mức anh không bao giờ với tới được. Một câu chuyện tình yêu đầy đau đớn, trắc trở và không có hồi kết.

Như vậy, thông qua hai mô hình, luận văn đã khái quát lại những điểm giống và khác nhau trong cách xây dựng hình tượng nhân vật giữa hai tiểu

thuyết NBCTPTKCGL. Qua đó, ta sẽ nhận ra những nét mới trong con người của văn học hậu chiến so với con người của văn học sử thi trước đó.

Một phần của tài liệu chiến tranh qua cái nhìn của bảo ninh và erich maria remarque trong nỗi buồn chiến tranh và phía tây không có gì lạ (Trang 62 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)