Trong hoạt động cho vay của ngân hàng, việc chậm hoặc không thu hồi được vốn dẫn đến nợ quá hạn, thậm chí rủi ro mất vốn là điều khó tránh khỏi. Sở dĩ khách hàng không trả được nợ gốc và lãi vay đúng hạn theo cam kết có thể do sản xuất kinh doanh chưa hiệu quả, hàng hoá sản xuất ra tiêu thụ chậm hoặc đã tiêu thụ nhưng tiền chưa thu được. Tuy nhiên cũng có trường hợp hộ NTTS thua lỗ, phá sản, chây ì, không chịu trả nợ cho ngân hàng.
Hiện tượng nợ xấu của các TCTD trên địa bàn tỉnh Kiên Giang nói riêng và cả nước nói chung đang là vấn đề rất đáng quan tâm hiện nay. Các ngân hàng phải
52
dùng khá nhiều nguồn khác nhau để bù đắp rủi ro, trong đó chủ yếu là dùng lợi nhuận để xử lý, bù đắp. Mặt dù, TCTD nào cũng có những biện pháp nhằm giảm thấp số nợ này nhưng xem ra kết quả giải quyết vẫn chưa đáng kể, nợ tồn đọng kéo dài. Do vậy, từ năm 2010 đến nay, tình hình kinh tế có nhiều biến động, lạm phát tăng cao trên hai con số, đây cũng là năm NHNN chính thức áp dụng mức lãi suất chov ay thỏa thuận trong huy động lẫn cho vay. Lãi suất huy động tăng cao do ngân hàng nhỏ khát vốn, gặp rủi ro thanh khoản kéo theo hệ luỵ là lãi suất cho vay tăng cao các tháng cuối năm. Bên cạnh đó, tình hình sản xuất gặp nhiều khó khăn, chi phí đầu vào cao, giá thành đầu ra thấp, bấp bênh do vậy đã dẫn đến hộ NTTS chậm trả khi đến hạn thanh toán. Chỉ tiêu nợ xấu/tổng dư nợ được sử dụng để đánh giá hiệu quả tín dụng của một TCTD. Năm 2010, nợ xấu của toàn hệ thống TCTD tại Kiên Giang là 21.138 triệu đồng, tỷ lệ 2,64%. Tuy nhiên đến năm 2014, nợ xấu là 35.930 triệu đồng gấp 1,7 lần so với năm 2010và tỷ lệ nợ xấu giảm còn 1,76% dưới tiêu chuẩn cho phép theo quy định.
Bảng 2.12: Nợ xấu NTTS theo loại hình TCTD và theo thời hạn
Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Nợ xấu 21.138 22.190 27.849 38.835 35.930 1. Loại hình TCTD 21.138 22.190 27.849 38.835 35.930 1.1 NHTM NN 13.184 15.604 12.733 20.765 22.200 1.2 NHTM CP 3.127 2.823 10.923 12.198 7.554 1.3 Quỹ tín dụng 4.827 3.763 4.193 5.872 6.176 2. Theo thời hạn 21.138 22.190 27.849 38.835 35.930 2.1 Ngắn hạn 17.332 14.321 21.321 25.031 24.873 2.2 Trung hạn 3.806 7.869 6.528 13.804 11.057
(Nguồn: Tổng hợp từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Kiên Giang)
Trong đó, tỷ lệ nợ xấu ngành NTTS có chiều hướng giảm nhẹ qua các năm do dư nợ cho vay NTTS tăng mạnh trong những năm qua trong khi đó tốc độ tăng nợ xấu thấp hơn tốc độ tăng dư nợ (tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân đạt gần 30%, tốc độ tăng nợ xấu là gần 15%). Do vậy, tỷ lệ nợ xấu trong những năm qua luôn ở mức cho phép, tức là thấp hơn 3% theo quy định
Bảng 2.13: Tỷ lệ nợ xấu NTTS theo loại hình TCTD và theo thời hạn
53 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tỷ lệ nợ xấu 2,64% 2,59% 2,69% 2,39% 1,76% 1. Loại hình TCTD 2,64% 2,59% 2,69% 2,39% 1,76% 1.1 NHTM NN 3,61% 6,30% 1,72% 1,67% 1,29% 1.2 NHTM CP 1,12% 0,66% 7,51% 6,94% 9,03% 1.3 Quỹ tín dụng 3,09% 2,03% 2,76% 2,87% 2,65% 2. Cơ cấu 2,64% 2,59% 2,69% 2,39% 1,76% 2.1 Ngắn hạn 3,45% 2,22% 2,96% 2,23% 1,88% 2.2 Trung hạn 1,28% 3,68% 2,07% 2,74% 1,55%
(Nguồn: Tổng hợp từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Kiên Giang)
Nhìn chung, qua các năm thì tình hình nợ xấu được kiểm soát khá tốt. Dư nợ cho vay không ngừng tăng. Nợ xấu ngày càng có xu hướng giảm. Năm 2014 giảm 2.905 triệu đồng với tỷ lệ 7,48% so với năm 2013. Tuy nợ xấu những năm qua giảm nhưng tỷ lệ giảm không cao. Đây là tín hiệu cần chú trọng công tác kiểm soát rủi ro các khoản vay nuôi trồng thủy sản. Đồng thời. các TCTD cần tập trung nguồn thu hồi nợ xấu để đạt kết quả kinh doanh như mong muốn những năm tiếp theo.
Xét về loại hình TCTD: Tính đến ngày 31/12/2014 trong khối ngân hàng thương mại Nhà nước tổng nợ xấu đạt 22.200 triệu đồng, tỷ lệ nợ xấu đạt 1,29% đây là mức cho phép vì dưới tiêu chuẩn Quy định NHNN đặt ra là 3,00%. Qua tỷ lệ này chứng tỏ trong thời gian qua dù tăng trưởng dư nợ nhanh, song tình trạng nợ xấu của khối ngân hàng thương mại Nhà nước luôn được kiểm soát. Qua đó cho thấy chất lượng tín dụng tại khối ngân hàng thương mại Nhà nướcngày được nâng cao, tạo sự tăng trưởng hợp lý. Nhìn chung, dù trong thời gian qua tình trạng nợ xấu của khối này được kiểm soát khá tốt là ngoài nỗ lực của Ban Giám đốc trong kiểm soát thắt chặt rủi ro tín dụng là sự cố gắng kiểm soát cho vay, loại bỏ khách hàng có năng lực yếu kém của cán bộ thẩm định qua đó góp phần làm giảm tỷ lệ nợ xấu trong thời gian qua. Bên cạnh đó, tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Kiên Giang rất tốt, qua đó tạo điều kiện cho hộ nuôi trồng thủy sản có hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả góp phần cho khách hàng trả tốt nợ vay ngân hàng. Sự tăng về nợ xấu có kiểm soát qua các năm cũng đề ra thách thức và trách nhiệm của từng nhân viên trong khâu thẩm định tín dụng và xét duyệt cho vay. Trong khối ngân hảng thương mại cổ phần, nợ xấu tuy có
54
giảm nhưng tỷ lệ tăng cao là do trong năm qua, tốc độ giảm dư nợ cho vay hộ nuôi trồng thủy sản cao hơn tốc độ giảm nợ xấu. Vì vậy, tỷ lệ nợ xấu khối này tăng cao trong năm 2014 là 9,03%.
Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ nợ xấu NTTS từ năm 2010 đếnnăm 2014
Đvt: Triệu đồng, % 0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 2010 2011 2012 2013 2014 0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 3.00% Dư nợ Nợ quá hạn
(Nguồn: Tổng hợp từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Kiên Giang)
Nhìn chung, tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,76%. Mức tỷ lệ nợ xấu nằm trong mức tỷ lệ an toàn nhỏ hơn 3,00% (theo thông tư 36/2014/TT - NHNN quy định). Tỷ lệ nợ xấucao nhất là trong năm 2012 với hệsố tỷ lệ lên đến 2,69%.
Bảng 2.14: Số lượng hộ NTTS nợ xấutừ năm 2010 đến năm 2014
Đvt: Triệu đồng Tiêu chí Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số lượng hộ NTTS trả nợ đúng hạn 5.984 6.384 6.940 7.133 7.854 Số lượng hộ NTTS nợ xấu 393 424 674 734 1.032 Tổng 6.377 6.808 7.614 7.867 8.886
(Nguồn: Tổng hợp từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Kiên Giang)
Số lượng hộ NTTS nợ xấu trong những năm qua tăng liên tục, năm 2013 tăng 8,9% so với năm 2012, năm 2014 tăng 40,1% so với năm 2013. Một số nguyên nhân gây ra nợ xấutăngtrong thời gian qua:
- Nợ xấu tuy vẫn nằm trong mức độ cho phép nhưng xét mặt bằng chung thì vẫn ở mức cao và số lượng hộ NTTS phát sinh nợ xấu có xu hướng tăng.
55
Nguyên nhân là do ảnh hưởng kinh tế khó khăn những năm qua của ngành thủy sản, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản chịu ảnh hưởng của nền kinh tế nên xuất khẩu thủy sản gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp phá sản kéo theo nhu cầu về nguyên liệu đầu ra ngành thủy gặp khó khăn, không có nơi tiêu thụ.
- Hộ NTTSchạy theo phong trào, ăn theo xu hướng có tính chất bộc phát, chưa nắm rõ thực chất của hoạt động sản xuất kinh doanh mà thấy lợi nhuận trước mắtnên đầu tư sản xuất NTTSnhưng hiệu quả đạt được kém.
- Những khoản vay phát sinh nợ xấu còn do yếu tố quen biết, áp đặt từ cấp trên, hộ nuôi trồng thủy sản vay vốn do sự giới thiệu của những khách hàng quen biết có uy tín, là khách hàng quan trọng, quá trình thẩm định sẽ đơn giản hơn và sơ xài làm cho nợ xấu từ những khoản vay này.
- Hộ nuôi trồng thủy sảnsử dụng vốn vay không đúng mục đích.
- Các khoản vay hộ nuôi trồng thủy sản đều dựa trên năng lực và sự phán đoán chủ quan của các bộ tín dụng nên khó tránh khỏi nguyên nhân năng lực thẩm định cho vay kém, có dấu hiệu suy giảm đạo đức nghề nghiệp của các bộ tín dụng.
- Quy trình cho vay lỏng lẻo do tín dụng hộ nuôi trồng thủy sản chỉ mới phát triển trong 10 năm trở lại đây, dưới áp lực chỉ tiêu tăng trưởng làm nhiều khoản vay có rủi ro cao vẫn cho vay. Quy trình cho vay hộ nuôi trồng thủy sản chỉ mới bắt đầu xây dựng nên có thể gây khó khăn cho cán bộ thẩm định trong những năm trước đây trong việc quản lý và cấp tín dụng hợp lý.
- Quá trình thu thập thông tin khách hàng không đầy đủ, cụ thể: việc khai báo thông tin hộ NTTS không đúng và không quan tâm đúng mức, hồ sơ vay không chặt chẽ. Đây là nguyên nhân khó khăn trong việc thu hồi và xử lý nợ khi khách hàng bỏ trốn hoặc xảy ra thưa kiện khi xử lý tài sản bảo đảm.