Bài học kinh nghiệm về khả năng trả nợ vay ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng trả nợ vay ngân hàng của hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh kiên giang luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 36)

1.3.1. Kinh nghiệm các nước trên thế giới

Trong những năm qua, không chỉ các hộ gia đình ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Kiên Giang nói riêng gặp nhiều khó khăn về khả năng trả nợ vay do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khi đó ảnh hưởng đến uy tín của bản thân đối với TCTD, gây nên tình trạng nợ xấuvà chính bản thân các TCTD cũng rất chọn lựa đối tượng khách hàng này. Ở các nước khác trên thế giới cũng gặp khó khăn tương tự. Do vậy, gây ra nhiều khó khănđối với hoạt động sản xuất của đối tượng này. Trên thế giới đã có nhiều chương trình hỗ trợ, nhằm giúp cho hộ gia đình nghèo có điều kiện nâng cao khả năng trả nợ vaymột cách tốt nhất. Sau đây là những tổng hợp về kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc nâng cao khả năng trả nợ vaycủa hộ gia đình:

1.3.1.1. Kinh nghiệm từ Ngân hàng Grameen (GB) – Bangladesh

Ngân hàng GB do Giáo sư Muhammad Yunus khởi xướng vào năm 1974 như một dự án cung cấpdịch vụ ngân hàng cho những hộ gia đình, giúp họ tự tạo việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp ở nông thôn Bangladesh. Mục tiêu của dự án là hỗ trợ vốn để người nghèo đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tăng thu nhập (GB, 2010).

Ðiểm nhấn sáng tạo của dự án này là mô hình “nhóm tự quản” kết nối những người vay có hoàn cảnh tương tự để họ cùng chia sẻ trách nhiệm, sàng lọc, giám sát và quản lý lẫn nhau, giảm sự bất cân xứng thông tin trong hoạt động tín dụng. Mỗi nhóm vay gồm 5 người, khoản vay đầu tiên dành cho 2 người, rồi tiếp đến người thứ 3, thứ 4 và người cuối cùng. Hàng tuần nhân viên sẽ gặp khoảng 40 người (khoảng 7 - 8 nhóm), ở đây nhân viên tín dụng là cầu nối giữa

27

các nhóm và thành viên, và chia sẻ những kinh nghiệm làm ăn, và/hoặc quản lý chi tiêu. Ðặc biệt, khi 1 thành viên trong nhóm không có khả năng trả nợ thì GB sẽ từ chối tất cả các khoản vay của các thành viên còn lại trong nhóm. Do vậy, người vay bị hối thúc buộc phải làm ăn để trả nợvà nhiều người có thể cảm thấy ngại ngùng nếu không trả được nợ góp phần gia tăng khả năng trả nợ (vì vậy, tỷ lệ trả nợ tại tổ chức tài chính vi mô này thường rất cao).

Dự án đã chứng tỏ sự hiệu quả và được nhân rộng dần ra nhiều khu vực ở Bangladesh. Năm 1983, Chính phủ Bangladesh quyết định chuyển đổi dự án này thành một ngân hàng độc lập.

1.3.1.2. Kinh nghiệm từ Ngân hàng CARD - Philippines

Ngân hàng CARD ra đời năm 1989, vận dụng mô hình GB vào Philippines, đưa các dịch vụ tài chính cho hộ gia đình ở nông thôn, giúp họ mở rộng các hoạt động sản xuất nông nghiệp hiện có để tạo thu nhập, nâng cao đời sốngvà nâng cao khả năng trả nợ vay thông qua mô hình tổ, nhómvay vốn. Hoạt động Ngân hàng CARD chủ yếu tại thành phố San Pablo. Hoạt động của Ngân hàng giống với GB ở Bangladesh. Do vậy, các dịch vụ ngân hàng được thiết kế phục vụ phù hợp, đưa các dịch vụ tới tận cộng đồng theo hình thức “tín dụng tận ngõ” và phục vụ các giao dịch tài chính có thể rất nhỏ trong khả năng của hộ gia đình như cho vay theo tổ, nhóm với hình thức trả góp lãi suất ưu đãi, điều này phù hợp với khả năng trả nợ của hộ gia đình.

1.3.1.3. Kinh nghiệm từ Gapi và Clusa – Mozambique

GAPI cung cấp đầu tư và cho vay vốn lưu động đến các diễn đàn (Liên đoàn các hiệp hội) của các hộ nông dân nhỏ và các doanh nghiệp vi mô, nhỏ. Gapi hợp tác với Clusa để cài đặt và đăng ký các diễn đàn. Các khoản cho vay được đảm bảo thông qua một bảo đảm đoàn kết nhóm giữa các diễn đàn tham gia. Mỗi diễn đàn về cho vay các hiệp hội thành viên, người thu thập các sản phẩm từ các thành viên cá nhân và nông dân khu vực khác và cung cấp các diễn đàn lại cho khoản vay. Khoảng 80% của lợi nhuận từ bán các sản phẩm được giao lại cho các hiệp hội. Nguồn còn lại 20% lợi nhuận được giữ bởi các diễn đàn như các khoản thanh toán lãi.

28

Học tập phương pháp cho vay của Ngân hàng Grameen ra đời vào năm 1998. SKS cung cấp các sản phẩm tài chính thông qua một mô hình cho vay đối với nhóm hộ gia đình ở nông thônvì mục đích lợi nhuận.

Nhiệm vụ của SKS: “Để trao quyền kinh doanh cho những hộ gia đình ở nông thôn nhóm cung cấp các dịch vụ tài chính ở cấp độ làng xã một cách đầy đủ nhất”.

Sản phẩm tài chính vi mô của SKS: SKS vận hành theo mô hình Tập đoàn trách nhiệm hữu phần (Joint Liability Group- JLG). Hình thức tín dụng thực hiện theo nhóm năm thành viên phương pháp cho vay của Ngân hàng Grameen. SKS cung cấp 8 sản phẩm và dịch vụ tài chính cho các khách hàng: vay tạo thu nhập, các khoản cho vay trung hạn, hỗ trợ tang, khoản vay vàng, vay nhà ở, bảo hiểm nhân thọ,…

1.3.2. Bài học kinh nghiệmcủa Việt Nam

Thông qua một số bài học kinh nghiệm trên thế giới trong hỗ trợ cho các hộ gia đình để có thể gia tăng thu nhập, nâng cao khả năng trả nợ vay tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh cải thiện thu nhập. Chúng ta có thể rút ra được một số bài học kinh nghiệm nhằm giúp các hộ nuôi trồng thủy sản có thể nâng cao khả năng trả nợ vay một cách tốt hơn.

Thứ nhất, các ngân hàng thương mại - đặc biệt ngân hàng nhỏ, năng lực tài chính và quản trị chưa mạnh, có thể hướng tới hoạt động giống ngân hàng vi mô như ngân hàng Grameen tại Bangladesh, hoặc ngân hàng Rakyat Indonesia…. Ðây là hoạt động cho vay khoản vay nhỏ đối với hộ, giúp phân tán được rủi ro qua nhiều khách hàng và kinh nghiệm quốc tế thấy được, tỷ lệ hoàn trả nợ vay cao, tới trên 90% (thậm chí lên tới 99%).

Thứ hai, Nhà nước có thể hỗ trợ các ngân hàng có một mức lãi suất cho vay ưu đãi đối với các hộ nuôi trồng thủy sản đang gặp khó khăn hay các hộ nuôi trồng thủy sản mới hoạt động, giúp hộ này giảm gánh nặng về tài chính. Nhằm giúp các hộ nuôi trồng thủy sản có thể vượt qua khó khăn. Bên cạnh đó, cũng phải đảm bảo các NHTM không bị thiệt hại khi thực hiện chủ trương này.

Thứ ba, việc thành lập các tổ chức hỗ trợ cho các hộ nuôi trồng thủy sản để họ được áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Điều này giúp các hộ nuôi trồng thủy sản có thể ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhăm

29

hạn chế rủi romột mức thấp nhất. Giúp họ cải thiện được thu nhập cũng như giúp cho tình hình kinh tế của tỉnh được nâng lên.

Thứ tư, thành lập các hội phù hợp với tình hình phát triển của địa phương, để họ có thể nắm bắt được những khó khăn về kinh tế mà các hộ nuôi trồng thủy sản trong vùng đang gặp phải. Nhằm có biện pháp giúp đỡ hộ nuôi trồng thủy sản giải quyết các khó khăn một cách nhanh chóng. Đồng thời việc liên kết giữa những hội đơn lẻ với nhau có thể giúp cho hộ nuôi trồng thủy sản có điều kiện trả nợ tốt hơn. Ví dụ như các hộ nuôi trồng thủy sản có thể thành lập nên những thương hội có quy mô rộng hơn là địa bàn, để tăng mức tín nhiệm với ngân hàng.

Thứ năm, việc liên kết giữa chính quyền trung ương và địa phương rất quan trọng, nhằm có thể giám sát được tình hình phát triển của các hộ nuôi trồng thủy sản và để đề ra các chính sách hợp lý thuận lợi trong quá trình xem xét và đưa ra các quyết định quan trọng trong việc cấp tín dụng cho hộ nuôi trồng thủy sản.

Cuối cùng là việc liên kết giữa các tổ chức tín dụng và cơ quan địa phương nhằm để có thể nằm bắt được tình hình phát triển của hộ nuôi trồng thủy sản một cách tốt nhất. Tạo điều kiện thuận lợi để ngân hàng có cơ sở để tiến hành cho hộ nuôi trồng thủy sản vay vốn.

30

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Việc đánh giá khả năng trả nợ vay của hộ nuôi trồng thủy sảnđóng vai trò rấtquan trọng trong việc cho vay của ngân hàng. Góp phần hạn chế tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu hiện nay của các ngân hàng, do đó hầu hết các ngân hàng đều quan tâm và không ngừng nâng cao khả năng trả nợ vay của hộ nuôi trồng thủy sản.

Từ việc tìm hiểu, tổng hợp các tài liệu đã học, một số vấn đề đã được giải quyết đó là: tổng hợp những kiến thức, lý thuyết cơ bản về hoạt động nuôi trồng thủy sản và hoạt động cho vay hộ nuôi trồng thủy sản. Các bài học thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam nhằm rút ra những kinh nghiệm để ứng dụng vào luận văn.

31

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNGVỀKHẢ NĂNG TRẢ NỢ VAY CỦA HỘ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG

2.1. Tổng quan về tỉnh Kiên Giang

2.1.1. Tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh Kiên Giang

Tỉnh Kiên Giang có đầy đủ các điều kiện và vị trí thuận lợi để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản (Theo báo cáo của sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, 2014), cụ thể như sau:

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Tỉnh Kiên Giang nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam của nước ta, thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, là tỉnh có địa điểm thuận lợi kết nối với các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Campuchia và Thái Lan bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không; phía Bắc giáp Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài 56,8km, phía Nam giáp tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh An Giang, thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang, phía Tây giáp Vịnh Thái Lan. Diện tích toàn tỉnh Kiên Giang khoảng 6.346,27 km2.

2.1.1.2. Điềukiện khí hậu

Kiên Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm; nhiệt độ trung bình từ 27 – 27,5 độ C; lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.600 - 2.000 mm ở đất liền và 2.400 – 2.800 mm ở vùng đảo Phú Quốc. Mùa mưa bắt đầu từtháng 4 đến tháng 11; mùa khô từtháng 12 đến tháng 3 năm sau. Khí hậu ở đây rất thuận lợi cho sựsinh trưởng và phát triển của nhiều loài sinh vật. Nhiệt độ nước vùng biển Kiên Giang khá cao và tương đối ổn định, sự biến đổi nhiệt độ không lớn ở mức cao sẽ là cơ sở thúc đẩy các quá trình sinh học trong thủy vực diễn ra mạnh mẽ.

2.1.1.3. Đặc điểm thổ nhưỡng

Đất phù sa nước ngọt: Bao gồm các khu thuộc huyện Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao. Loại đất này có độ cao khá, gần kênh rạch nước ngọt và là vùng lúa cao sản của tỉnh.

Đất phèn: Loại đất này nằm trong vùng trũng và có 2 dạng:

32

An Minh, An Biên, Vĩnh Thuận. PH đất thấp 3,5 – 4,5.

- Đất phèn mặn: tập trung ở khu vực sông Cái Lớn và vùng ven biển Hòn Đất, Hà Tiên. PH tầng mặt có thể từ 6,0 – 7,5.

Đất mặn: Tập trung ở các huyện An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận. Đất ở khu vực này không có hay có ít lớp sinh phèn.

Đất than bùn: Tập trung vùng U Minh Thượng, Hòn Đất và Hà Tiên, đất có độ phì tiềm tàng cao.

Đất đồi núi: Đất này phân bốở các đảo Phú Quốc, Kiên Hải, và vùng đồi núi Hà Tiên, Hòn Đất, là đất lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả…

2.1.1.4. Đặc điểm môi trường nước ven biển Kiên Giang

Vùng biển An Biên - An Minh: Đây là vùng biển cạn. Ngoài những điểm bị lượng phèn theo nguồn nước nội đồng đổ ra vào mùa mưa (cửa sông Cái Lớn Thứ 3, Thứ6). Các điểm còn lại hoàn toàn phù hợp cho phát triển nghề nuôi thủy sản nước lợ ven biển;

Vùng biển từ Rạch Giá - Mũi Nai: Phần lớn vùng này có đặc tính môi trường nước tương đối ổn định, ít bị ảnh hưởng của dòng chảy cửa sông, nước trong, nồng độ muối cao... khá phù hợp cho nghề nuôi trồng thủy sản nước lợ ven biển như nuôi tôm, nuôi các loại nhuyễn thể (sò huyết, nghêu, trai…). Vùng này thuận lợi cho nghề nuôi tôm phát triển nhất là sản xuất giống và nuôi tôm bán thâm canh. Tuy nhiên, vùng này cũng có những hạn chế như biên độ triều thấp, đất không giữnước.

2.1.2. Tình hình phát triển về kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang

Đất đai ởtỉnhKiên Giang phù hợp cho việc phát triển nông lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản, với tổng diệntích đất tự nhiên là 634.627,21 ha. Trong đó: nhóm đất nông nghiệp: 575.697,49 ha, chiếm 90,71% đất tự nhiên (riêng đất lúa 354.011,93ha, chiếm 61,49% đất nông nghiệp); nhóm đất phi nông nghiệp: 53.238,38ha, chiếm 8,39% diện tích tự nhiên; nhóm đất chưa sử dụng: 5.691,34ha, chiếm 0,90% diện tích tự nhiên; đất có mặt nước ven biển: 13.781,11ha (là chỉ tiêu quan sát không tính vào diện tích đất tự nhiên).

Với những yếu tố thuận lợi nêu trên đã góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phượng. Cụ thể, năm 2012 tốc độ tăng trưởngkinh tếtỉnh Kiên Giangđạt 11,81% xếp hạng thứ 3 trong các tỉnh vùngĐồng bằng sông Cửu Long sau Hậu

33

Giang với 14,13%, Bạc Liêu đạt 12,57%. GDP bình quân đầu người năm 2012 là 2.026 USD/người/năm. Năm 2014, tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) ước đạt 66.111,2 tỷ đồng (giá so sánh 2010), đạt 99,1% kế hoạch, tăng 9,51% so cùng kỳ năm 2013. Trong đó, khu vực I tăng 6,31%, đóng góp cho tăng trưởng 2,48%; khu vực II tăng 10,49%, đóng góp cho tăng trưởng 2,58%; khu vực III tăng 12,34%, đóng góp cho tăng trưởng 4,45%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 49,18 triệu đồng (2.318 USD), đạt 97,2% kế hoạchnăm 2014 (Theo báo cáo của sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, 2014)

2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế nuôi trồng thủy sảntỉnh Kiên GiangBảng 2.1: Tình hình khai thác và NTTS từ năm 2010 đếnnăm 2014 Bảng 2.1: Tình hình khai thác và NTTS từ năm 2010 đếnnăm 2014

Đvt: Ngàn tấn

STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1 Sản lượng khai thác 302,20 378,81 371,30 488,00 462,70 Cá các loại 231,40 284,81 264,80 346,20 318,40 Tôm các loại 21,40 23,70 27,80 39,40 39,20 Mực 29,70 40,20 45,30 62,90 59,50 Hải sản 19,70 30,10 33,40 39,50 45,60

2 Sản lượng nuôi trồng thủy sản 106,10 133,60 153,30 201,60 172,80

Cá các loại 43,20 54,60 65,30 78,90 67,00 Tôm các loại 25,40 47,30 53,40 60,90 51,40 Thủy sản khác (cua, sò, hến,….) 37,50 31,70 34,60 61,80 54,40

(Nguồn: Tổng hợp từ Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Kiên Giang)

Năm 2014 là năm khá thuận lợi cho các hoạt động nuôi trồng thủy sản. Tại các địa phương, sản lượng và diện tích nuôi trồng thủy sản đều tăng lên và mở rộng hơn so với năm 2013. Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2014 là 635.540 tấn, đạt 103,7% kế hoạch, tăng 9,32% so với năm 2013. Riêng mặt hàng tôm, toàn tỉnh đã thả nuôi được 90.563ha tôm nước lợ. Trong đó, nuôi theo hình thức công nghiệp, bán công nghiệp là 2.015 ha, tăng 51,6% so với năm 2013, nuôi quảng canh cải tiến 17.048 ha, còn lại là tôm lúa. Sản lượng thu hoạch đạt 51.430 tấn, tăng 22,5% so với cùng kỳ. Sản lượng tôm nuôi của tỉnh tăng mạnh là do năm nay tình hình thời tiết tương đối ổn định, dịch bệnh được kiểm soát, giá thương phẩm cả tôm sú và tôm

34

thẻ chân trắng luôn ở mức cao nên người dân mạnh dạn đầu tư thả nuôi là chủ yếu.

Giá trị sản xuất thủy sản (giá so sánh 2010) năm 2014 đạt được 21.417,6

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng trả nợ vay ngân hàng của hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh kiên giang luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)