Tình hình phát triển kinh tế nuôi trồng thủy sản tỉnh Kiên Giang

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng trả nợ vay ngân hàng của hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh kiên giang luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 43 - 47)

Đvt: Ngàn tấn

STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1 Sản lượng khai thác 302,20 378,81 371,30 488,00 462,70 Cá các loại 231,40 284,81 264,80 346,20 318,40 Tôm các loại 21,40 23,70 27,80 39,40 39,20 Mực 29,70 40,20 45,30 62,90 59,50 Hải sản 19,70 30,10 33,40 39,50 45,60

2 Sản lượng nuôi trồng thủy sản 106,10 133,60 153,30 201,60 172,80

Cá các loại 43,20 54,60 65,30 78,90 67,00 Tôm các loại 25,40 47,30 53,40 60,90 51,40 Thủy sản khác (cua, sò, hến,….) 37,50 31,70 34,60 61,80 54,40

(Nguồn: Tổng hợp từ Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Kiên Giang)

Năm 2014 là năm khá thuận lợi cho các hoạt động nuôi trồng thủy sản. Tại các địa phương, sản lượng và diện tích nuôi trồng thủy sản đều tăng lên và mở rộng hơn so với năm 2013. Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2014 là 635.540 tấn, đạt 103,7% kế hoạch, tăng 9,32% so với năm 2013. Riêng mặt hàng tôm, toàn tỉnh đã thả nuôi được 90.563ha tôm nước lợ. Trong đó, nuôi theo hình thức công nghiệp, bán công nghiệp là 2.015 ha, tăng 51,6% so với năm 2013, nuôi quảng canh cải tiến 17.048 ha, còn lại là tôm lúa. Sản lượng thu hoạch đạt 51.430 tấn, tăng 22,5% so với cùng kỳ. Sản lượng tôm nuôi của tỉnh tăng mạnh là do năm nay tình hình thời tiết tương đối ổn định, dịch bệnh được kiểm soát, giá thương phẩm cả tôm sú và tôm

34

thẻ chân trắng luôn ở mức cao nên người dân mạnh dạn đầu tư thả nuôi là chủ yếu.

Giá trị sản xuất thủy sản (giá so sánh 2010) năm 2014 đạt được 21.417,6 tỷ đồng, vượt 4,58% kế hoạch và tăng 13,3% (tăng 2.514 tỷ đồng) so năm 2013, bao gồm: giá trị khai thác 11.975 tỷ đồng, vượt 5,23% kế hoạch và tăng 8,81% (tăng 969,8 tỷ đồng) và giá trị nuôi trồng 9.442,6 tỷ đồng, vượt 3,77% kế hoạch và tăng 19,55% (tăng 1.544 tỷ đồng) so năm 2013.

Tổng sản lượng thủy sản(khai thác và nuôi trồng)năm 2014 đạt 635,5 ngàn tấn vượt 3,7% kế hoạch năm và tăng 9,32% (tăng 54.100 tấn) so cùng kỳ năm trước.

Sản lượng khai thácnăm 2014 đạt 462,7 ngàn tấn, đạt 3,98% kế hoạch năm và tăng 5,79% (tăng 25,3 ngàn tấn) so năm trước, bao gồm: cá các loại đạt 318,4 ngàn tấn, tăng 9,59% (tăng 27,8 ngàn tấn); tôm 39,2 ngàn tấn, tăng 0,33% (tăng 128 tấn); mực đạt 59,5 ngàn tấn, tăng 6,27% (tăng 3.4 ngàn tấn) và hải sản khác 45,6 ngàn tấn, giảm 11,87% (giảm 6,1 ngàn tấn).

Sản lượng nuôi trồng năm 2014 được 172,8 ngàn tấn, vượt 2,97% kế hoạch năm và tăng 20,04% (tăng 28,8 ngàn tấn) so năm trước, bao gồm: cá các loại 67 ngàn tấn, tăng 21,74% (tăng 11,9 ngàn tấn); tôm các loại đạt 51,4 ngàn tấn, tăng 22,52% (tăng 9,4 ngàn tấn), trong đó: tôm thẻ chân trắng đạt 19,4 ngàn tấn, tăng 41,87% (tăng 5,7 ngàn tấn) và thủy sản khác (cua, sò, hến...): 54,4 ngàn tấn, tăng 15,81% (tăng 7,4 ngàn tấn) so năm trước.

Tình hình khai thác và nuôi trồng tháng cuối năm vẫn duy trì, nhưng sản lượng trong tháng này giảm nhẹ, do ảnh hưởng gió mùa đông bắc nên biển động, các doanh nghiệp và các hộ dân nuôi tôm công nghiệp đã kết thúc vụ nuôi trong năm và đang chuẩn bị cải tạo lại ao nuôi cho vụ mới năm 2015. Trong tháng 12 đã xảy ra dịch bệnh phấn trắng trên tôm nuôi ở huyện Kiên Lương, tuy không gây tôm chết nhưng ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng tôm nuôi (Theo báo cáo của Cục thống kê tỉnh Kiên Giang, 2014)

35

Biểu đồ 2.1: Sản lượng khai thác và NTTS từ năm 2010 đếnnăm 2014

Đvt: Ngàn tấn 0 100 200 300 400 500 2010 2011 2012 2013 2014

Sản lượng khai thác Sản lượng nuôi trồng thủy sản

(Nguồn: Tổng hợp từ Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Kiên Giang)

Trong những năm qua, chủ trương của Nhà nước đẩy mạnh phát triển các ngành thế mạnh của tỉnh. Cụ thể, ngành nuôi trồng thủy sản được Nhà nước khuyến khích đẩy mạnh diện tích nuôi trồng thủy sản, tập trung vùng nguyên liệu phục vụ cho các doanh nghiệp cung ứng, chế biến xuất khẩu nhằm mang nguồn ngoại tệ về cho tỉnh Kiên Giang. Hiện nay, một số địa phương trong tỉnh Kiên Giang được quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản chuyên canh như huyện An Minh, huyện An Biên,….. Vì vậy, diện tích nuôi trồng thủy sản ở các địa phương trong tỉnh Kiên Giang không ngừng gia tăng, cụ thểnhư sau:

Bảng 2.2: Diện tích NTTS tại một sốđịa phương từ năm 2010 đếnnăm 2014

Đvt: Ha

STT Địa phương Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm2013 Năm 2014

1 Huyện An Minh 13.982 14.298 14.923 13.298 15.530 2 Huyện An Biên 11.923 12.003 11.238 12.293 13.532 3 Huyện U Minh Thượng 4.839 4.982 5.082 5.387 6.302 4 Huyện Vĩnh Thuận 7.012 7.238 9.312 9.938 7.049 5 Huyện Châu Thành 5.021 5.398 7.429 7.833 8.300 6 Huyện Hòn Đất 11.302 11.334 12.928 13.028 12.643 7 Thành phố Rạch Giá 3.710 3.928 5.409 5.823 7.039 8 Huyện Kiên Lương 9.824 10.389 9.882 10.937 11.198 9 Các địa phương khác 11.089 12.492 11.093 10.129 13.436

Tổng 78.702 82.062 87.296 88.666 95.029

36

Từ bảng 2.2 tổng hợp diện tích nuôi trồng thủy sản một số địa phương trong tỉnh Kiên Giang trong những năm qua không ngừng gia tăng tại các địa phương trong tỉnh Kiên Giang. Cụ thể, một số địa phương đang được nhà nước quy hoạch vùng chuyên nuôi trồng thủy sản như: huyện An Minh (quy hoạch vùng chuyên canh nuôi cua, tôm các loại), huyện Kiên Lương (quy hoạch vùng nuôi chuyên canh về tôm sú,….). Hiện tại, ở các địa phương như huyện An Minh, huyện An Biên, huyện Hòn Đất đang được nhà nước đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất lúa sang chuyên canh nuôi trồng thủy sản do đặc điểm thổ nhưỡng các vùng này là đất nhiễm mặn nên sản xuất lúa không hiệu quả. Ngược lại, nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả cao, rất phù hợp.

Nắm bắt được thế mạnh của địa phương và những chính sách của Nhà nước, những năm qua, số lượng hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang không ngừng gia tăng, những hộ này đã chuyển từ độc canh cây lúa sang nuôi trồng thủy sản nhằm gia tăng lợi nhuận và phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương,cụ thể như sau:

Bảng 2.3: Sốlượng hộ NTTS ở các địa phương từ năm 2010 đếnnăm 2014

Đvt: Hộ

STT Địa phương Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

1 Huyện An Minh 1.023 1.119 1.209 1.242 1.329 2 Huyện An Biên 998 1.023 1.123 1.149 1.190 3 Huyện U Minh Thượng 300 302 332 402 472 4 Huyện Vĩnh Thuận 422 450 482 509 602 5 Huyện Châu Thành 520 540 552 592 628 6 Huyện Hòn Đất 1.113 1.193 1.150 1.197 1.240 7 Thành phố Rạch Giá 987 654 632 693 720 8 Huyện Kiên Lương 897 932 945 983 1.012 9 Các địa phương khác 1.817 1.743 1.835 1.932 2.019

Tổng 8.077 7.956 8.260 8.699 9.212

(Nguồn: Tổng hợp từ Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Kiên Giang)

Nhìn chung, số lượng hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có sự gia tăng qua các năm, năm 2010 tổng diện tích NTTS là 8.077ha, sang năm 2014 tổng diện tích đạt 9.212ha, tăng 1.135ha. Ở các địa phương như huyện An Minh, huyện An Biên, huyện Hòn Đất được Nhà nước quy hoạch vùng nuôi

37

trồng thủy sản nên hộ nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản với diện tích NTTS chiếm hơn 40% tổng diện tích NTTS toàn tỉnh. Điều này cho thấy các hộ gia đình đã thực hiện đầy đủ chính sách và chủ trương của Nhà nước về chuyển dịch cơ cấu trồng lúa sang NTTS nhằm phù hợp với thế mạnh của địa phương.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng trả nợ vay ngân hàng của hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh kiên giang luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)