Về vai trò của tín dụng đối với sự phát triển kinh tế hộ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng trả nợ vay ngân hàng của hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh kiên giang luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 25 - 26)

Trong sản xuất kinh doanh, tín dụng giúp khai thác tiềm năng về kinh tế và giải quyết nhu cầu về vốn của hộ. Do vậy, tín dụng là một nguồn tài trợ quan trọng và là một công cụ có thể đem đến cơ hội sản xuất kinh doanh tốt hơn đối với những chủ hộ biết quản lý, biết sử dụng hợp lý nguồn tín dụng này. Ngược lại, tín dụng có thể trở thành gánh nặng trong sản xuất kinh doanh nếu sử dụng không hợp lý.

Vai trò của tín dụng được thể hiện thông qua việc tổ chức và điều hành các hoạt động tín dụng một cách đúng đắn, phù hợp và có hiệu quả. Tín dụng đóng vai trò đòn bẩy kinh tế, tham gia vào quá trình đầu tư vốn tăng năng lực sản xuất cũng như góp phần tái cơ cấu và phân phối lại các nguồn tài chính trong nông nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Vai trò của tín dụng đối với sự phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn có thể tập trung vào những điểm

(Mai Văn Xuân, 2010):

- Hoạt động tín dụng góp phần đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung vốn, tư liệu sản xuất, khoa học công nghệđể phát triển kinh tếở nông thôn. Giúp hộ có khảnăng giải quyết được khó khăn trong sản xuất kinh doanh.

- Góp phần tận dụng khai thác mọi tiềm năng về đất đai, lao động và tài nguyên thiên nhiên. Nếu có chính sách đầu tư tín dụng hợp lý ở nông thôn, thì chắc chắn những khả năng tiềm tàng mà lâu nay chưa được sử dụng sẽ được động viên khai thác triệt để và phát huy hiệu quả.

- Góp phần giải quyết nhu cầu về vốn của hộ, đồng thời tạo tâm lý tiết kiệm tiêu dùng. Trong điều kiện hiện nay, đời sống ở nông thôn dần được cải thiện, nhu cầu vay vốn của hộ ngày càng tăng nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì lẽđó, vốn đầu tư của ngân hàng không những tham gia vào quá trình sản xuất bằng hình thức bổ sung vốn lưu động, mà còn là vốn đầu tư trung và dài hạn nhằm mở rộng qui mô sản xuất của hộ.

- Góp phần hạn chế nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn, đảm bảo hiệu quả xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nông dân. Từ năm 1990 về trước khi chưa có chính sách cho nông dân vay vốn, các hộ nông dân phải tự đi

16

vay với lãi suất rất cao từ 10 - 15%/tháng có khi đến 20%/tháng từ những người hoạt động cho vay nặng lãi ở nông thôn. Chính các tổ chức tín dụng mở rộng cho các hộ nông dân vay vốn đã góp phần hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi và kết quả là sau quá trình sản xuất người dân được hưởng thành quảlao động của họ.

- Góp phần đẩy mạnh quá trình thương mại hóa sản xuất nông nghiệp cũng như thay đổi cơ cấu nông nghiệp

Tóm lại, tín dụng có vai trò quan trọng trong mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội từ thành thị đến nông thôn. Để phát huy vai trò to lớn đó, nên sử dụng tín dụng như một công cụ đắc lực để thúc đẩy quá trình phát triển nông nghiệp ở nông thôn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng trả nợ vay ngân hàng của hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh kiên giang luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 25 - 26)