Tình hình nợ quá hạn của hộ nuôi trồng thủy sản

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng trả nợ vay ngân hàng của hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh kiên giang luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 57 - 61)

Nợ quá hạn là một trong những rủi ro mà bất kỳ ngân hàng nào cũng phải đối mặt. Nợ quá hạn là khoản vay mà khách hàng chưa trả đúng hạn như thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, cũng không có lý do chính đáng để xin gia hạn nợ, khi đó món vay của khách hàng sẽ bị chuyển nhóm nợ. Một ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn so với dư nợ cao sẽ rất khó trong việc duy trì và mở rộng quy mô tín dụng.

48

Cùng với doanh số thu nợ, nợ quá hạn cũng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn, chất lượng tín dụng và tình hình rủi ro tín dụng của ngân hàng. Những năm qua, cùng với doanh số cho vay tăng và những yếu tố chủ quan và khách quan như hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ nuôi trồng thủy sản không hiệu quả, ảnh hưởng suy thoái kinh tế thế giới, phương án sản xuất không hiệu quả, thiếu dự phòng nguồn tài chính khi rủi ro ngành nuôi trồng thủy sản gây ra từ đó gây rủi ro cho các TCTD khi có nhiều hộ nuôi trồng thủy sản không thanh toán nợ gốc, lãi đúng hạn vì vậy dư nợ quá hạn tăng trong những năm qua. Năm 2010 nợ quá hạn là 35.645 triệu đồng, chiếm 4,45% tổng dư nợ hộ nuôi trồng thủy sản. Tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao nhất là năm 2012 chiếm 6,23% tương ứng với nợ quá hạn 64.545 triệu đồng. Cũng trong năm này, do ảnh hưởng suy thoái kinh tế thế giới, tình hình xuất khẩu thủy sản gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp xuất khẩu bị phá sản ảnh hưởng lớn đến đầu ra của hộ nuôi trồng thủy sản nên các hộ nuôi trồng thủy sản không trả nợ đúng cam kết với ngân hàng. Làm phát sinh nợ quá hạn tăng cao. Năm 2014, nợ quá hạn là 83.326 triệu đồng, tăng 13,3% so với năm 2013 và tỷ lệ nợ quá hạn là 4,09%.

Bảng 2.9: Nợ quá hạn NTTS theo loại hình TCTD và theo thời hạn

Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Dư nợ cho vay quá hạn 35.645 43.544 64.545 73.540 83.326

1. Loại hình TCTD 35.645 43.544 64.545 73.540 83.326 1.1 NHTM NN 9.685 11.264 23.982 23.321 30.095 1.2 NHTM CP 15.837 14.362 25.827 30.021 29.249 1.3 Quỹ tín dụng 10.123 17.918 14.736 20.198 23.982 2. Theo thời hạn 35.645 43.544 64.545 73.540 83.326 2.1 Ngắn hạn 30.833 34.938 43.984 58.298 63.373 2.2 Trung hạn 4.812 8.606 20.561 15.242 19.953

(Nguồn: Tổng hợp từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Kiên Giang)

Trong đó, tỷ lệ nợ quá hạn NTTS có chiều hướng giảm nhẹ qua các năm do dư nợ cho vay NTTS tăng mạnh trong những năm qua trong khi đó tốc độ tăng nợ quá hạn thấp hơn tốc độ tăng dư nợ (tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân đạt gần 30%, tốc độ tăng nợ quá hạn là gần 23%). Do vậy, tỷ lệ nợ quá hạn trong những năm qua luôn ở mức cho phép, tức là thấp hơn 5% theo quy định (trừ năm

49

2011 và 2012). Nguyên nhân là do trong năm này là thời điểm khó khănnhất của ngành thủy sản, xuất khẩu gặp khó khăn, các doanh nghiệp ngành thủy sản liên tục bị thua lỗ, đầu ra bấp bênh, không ổn định dẫn đến nợ tiền của hộ nuôi trồng thủy sản nên làm cho các hộ này không có khả năng trả nợ vay ngân hàng. Đây là thực tế đã diễn ra trong những năm qua tại tỉnh Kiên Giang nói chung và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng dẫn đến các ngân hàng phải khoan nợ, giãn nợ.

Bảng 2.10: Tỷ lệ nợ quá hạn NTTS theo loại hình TCTD và theo thời hạn

Đvt: Phần trăm Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tỷ lệ nợquá hạn 4,45% 5,08% 6,23% 4,52% 4,09% 1. Loại hình TCTD 4,45% 5,08% 6,23% 4,52% 4,09% 1.1 NHTM NN 2,65% 4,55% 3,24% 1,87% 1,75% 1.2 NHTM CP 5,68% 3,38% 17,77% 17,08% 34,95% 1.3 Quỹ tín dụng 6,47% 9,67% 9,70% 9,86% 10,31% 2. Theo thời hạn 4,45% 5,08% 6,23% 4,52% 4,09% 2.1 Ngắn hạn 6,14% 5,43% 6,11% 5,19% 4,79% 2.2 Trung hạn 1,61% 4,02% 6,50% 3,03% 2,80%

(Nguồn: Tổng hợp từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Kiên Giang)

Xét theo loại hình TCTD: Tính đến ngày 31/12/2014 tổng nợ quá hạncủa khối ngân hàng thương mại Nhà nước là 30.095 triệuđồng, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là 1,75% duy trì dưới Quy định nợ quá hạn là 5% còn khối ngân hàng thương mại cổ phần là 29.249 triệu đồng, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là 34,95% do trong năm 2014, dư nợ cho vayhộ nuôi trồng thủy sảncủa khối ngân hàng thương mại cổ phần giảm còn khoảng 83.690 triệu đồng, các ngân hàng thương mại cổ phần hạn chế cho vay nuôi trồng thủy sản do những năm trước đây chạy theo kế hoạch tăng trưởng về dư nợ cho vay của ban Tổng Giám Đốc giao cho nên rủi ro tín dụng cũng tăng theo đây là nguyên nhân chủ yếu, ngoài ra còn có chính sách tín dụng, sản phẩm chưa phù hợp với đặc thù địa phương. Bên cạnh đó việc cập nhật lịch sử trả nợ của hộ nuôi trồng thủy sản và nắm bắt thông tin từ khách hàng vay vốn qua trung tâm tín dụng (CIC) của các TCTD chưa kịp thời.

50

Xét theo thời hạn vay: Trong năm 2013 tổng nợ quá hạn là 73.540 triệu đồng. Trong đó, nợ quá hạn hạn ngắn hạn là 58.298 triệu đồng, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay 6,23% đây là tỷ lệ tương đối cao và trong quy định so tiêu chuẩn quốc tế về nợ quá hạn 5%. Nguyên nhân trong năm tình hình nợ quá hạn năm trước chuyển qua và phát sinh thêm nợ quá hạn mới từ tăng trưởng tín dụng cũng là nguyên nhân chính làm tăng thêm nợ quá hạn. Tính đến ngày 31/12/2014 tổng nợ quá hạn của là 83.326 triệuđồng đã tăng so với năm 2013 là 9.786 triệu đồng, trong đó tổng nợ quá hạn trong cho vay ngắn hạn là 63.373 triệu đồng.

Đối với tỷ lệ nợ quá hạn là 4.09% đây là tỷ lệ đạt được mức tín dụng an toàn so với 5% mà tiêu chuẩn quốc tế đưa ra trong đánh giá nợ xấu. Điều này thể hiện sự nỗ lực không ngừng trong năm 2014 của các TCTD.

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ nợ quá hạn NTTS từ năm 2010 đếnnăm 2014

Đvt: Triệu đồng, % 0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 2010 2011 2012 2013 2014 0.00% 1.00% 2.00% 3.00% 4.00% 5.00% 6.00% 7.00% Dư nợ Nợ quá hạn

(Nguồn: Tổng hợp từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Kiên Giang)

Số lượng hộ NTTS trong những năm qua không ngừng gia tăng, năm 2010 tổng số lượng hộ NTTS là 6.522 hộ, năm 2014 đạt 9.058 hộ, tăng 2.536 hộ. Số lượng hộ nuôi trồng thủy sản không ngừng tăng chứng tỏ hoạt động nuôi trồng thủy sản mang lại lợi ích kinh tế cao hơn trồng lúa, nếu hạn chế được những rủi ro thì có thể hạn chế tối đa nợ quá hạn tăng và số lượng nuôi trồng thủy sản quá hạn ngày càng gia tăng.

51 Đvt: Triệu đồng Stt Tiêu chí Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1 Số lượng hộ NTTSnợ trong hạn 5.984 6.384 6,940 7.133 7.854 2 Số lượng hộ NTTS nợ quá hạn 538 743 942 975 1.204 Tổng 6.522 7.127 7.882 8.108 9.058

(Nguồn: Tổng hợp từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Kiên Giang)

Trong những năm qua, ngoài doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ cho vay NTTS tăng thì còn một bộ phận hộ NTTS phát sinh nợ quá hạn. Nhìn chung, số lượng hộ NTTS quá hạn tăng nhanh qua các năm. Năm 2010 số lượng hộ quá hạn 538 hộ, năm 2011 tăng 209 hộ đến năm 2013, số lượng hộ NTTS quá hạn là 975 hộ, năm 2014 tăng lên 1.204 hộtăng 229 hộ so với năm 2013. Nguyên nhân số lượng hộ NTTS nợ quá hạn phát sinh tăng qua các năm là do các TCTD đẩy mạnh cho vay NTTS trong đó tăng nhanh dư nợ khối ngân hàng thượng mại Nhà nước do vậy trong công tác thẩm định còn nhiều thiếu sót, chỉ tiêu tăng trưởng cao do vậy các cán bộ tín dụng hạ thấp tiêu chuẩn cho vay, một số hộ chạy theo phong trào, thiếu kinh nghiệm sản xuất NTTS do vậy gặp rủi ro nên không thanh toán nợ đúng hạn cho ngân hàng. Nhìn chung hoạt động cho vay NTTS của các TCTD cơ bản đã và đang được đẩy mạnh trong đó phải kể đến là khối ngân hàng thương mại Nhà nước đang chiếm vai trò chủ đạo do mạng lưới, chính sách. Tuy nhiên, tình trạng nợ quá hạn vẫn còn tăng, số lượng hộ nuôi trồng thủy sản nợ quá hạntăng qua các nămnhưng bình qua mỗi hộ nuôi trồng thủy sản nợ quá hạn khoản 60 – 80 triệu đồng. Điều này cho thấy, các TCTD rất coi trọng trong phân tán rủi ro

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng trả nợ vay ngân hàng của hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh kiên giang luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)