Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng trả nợ vay ngân hàng của hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh kiên giang luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 82 - 86)

Bài nghiên cứu đã đạt được những kết quả nhất định trong việc đánh giá thực trạng trả nợ vay của hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Qua đó gợi ý một số chính sách giúp các TCTD trên địa bàn tỉnh Kiên Giang hạn chế được rủi ro do hộ nuôi trồng thủy sản không có khảnăng trả nợ vay và phát triển thêm những khách hàng tiềm năng, từ đó mở rộng hoạt động cho vay nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, nghiên cứu còn những hạn chếsau đây:

- Nghiên cứu chỉ thực hiện với những hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang nên tính khái quát chưa cao. Nghiên cứu tiếp theo nên thực hiện ở những tỉnh thành phố lớn khác của cả nước, khi đó khảnăng tổng quát sẽ cao hơn.

- Đề tài tiếp cận theo hướng phân tích số liệu trong những năm qua. Do vậy, chỉ đánh giá khảnăng trả nợ vay của hộ nuôi trồng thủy sản. Chưa đánh giá hết các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay thuộc về nuôi trồng thủy sản. Cần có nghiên cứu thực nghiệm sâu hơn để phân tích các yếu tốảnh hưởng đến khảnăng trả nợ của nuôi trồng thủy sản.

Điều đó đòi hỏi, những nghiên cứu sau có thể mở rộng ra các yếu tố thuộc về phía nuôi trồng thủy sản và phạm vi nghiên cứu rộng hơn.

73

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Sau khi tiến hành nghiên cứu, dựa trên những kết quảđạt được, tác giảđã gợi ý một số chính sách để tăng cường nhận diện khảnăng trả nợ vay của hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Để đánh giá đúng khả năng trả nợ vay của hộ nuôi trồng thủy sản thì đòi hỏi ngân hàng phải không ngừng nâng cao chất lượng thẩm định, định hướng chính sách rõ ràng, minh bạch, thắt chặt kiểm soát các khoản vay, phát triển sản phẩm cho vay nuôi trồng thủy sản phù hợp với đặc thù của địa phương.….hạn chế khách hàng có điều kiện gian lận, lừa đảo ngân hàng, giảm thiểu khả năng không trả được nợ vay của hộ nuôi trồng thủy sản.

74

KẾT LUẬN

Hiện nay quan hệ tín dụng giữa các TCTD trong tỉnh và các hộ nuôi trồng thủy sản đang có chiều hướng tăng dần cả về số lượng hộ đi vay lẫn doanh số cho vay của các TCTD. Tuy nhiên, trong những năm qua khả năng trả nợ vay của hộ nuôi trồng thủy sản gặp nhiều khó khăn do nhiêu nguyên nhân dẫn đến tình hình nợ xấu có chiều hướng tăng. Chính vì vậy với mục đích của đề tài là gợi ý các chính sách nhằm nâng cao khả năng trả nợ vay của hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Dựa trên những lý luận và số liệu phân tích, luận văn đã đạt được một số điểm sau:

Thứ nhất, nghiên cứu về lý luận tín dụng hộ nuôi trồng thủy sản như khái niệm, đặc điểm tín dụng hộ nuôi trồng thủy sản, vai trò tín dụng hộ nuôi trồng thủy sản,…

Thứ hai, nghiên cứu về tình hình hoạt động của hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang những năm qua. Qua đó cho thấy được thực trạng sản xuất kinh doanh của hộ và những đóng góp của hộ trong quá trình phát triển của tỉnh.

Thứ tư, nêu được thực trạng về tình hình trả nợ vay của các hộ nuôi trồng thủy sản như doanh số vay, doanh số thu nợ, dư nợ tín dụng, nợ quá hạn và nợ xấu của hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang từ năm 2010 đến năm 2014.

Thứ năm, đưa ra các gợi ý chính sách và kiến nghị nhằm nâng cao khả năng trả nợ vay của hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn.

75

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trong nước:

1. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch tháng 12 và cả năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, 2014.

2. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ năm 2015 tỉnh Kiên Giang. Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, 2014.

3. Báo cáo Hiệp hội thủy sản Việt Nam về việc xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2014. Hiệp hội thủy sản Việt Nam, 2014.

4. Báo cáo Tổng quan nuôi trồng thủy sản thế giới giai đoạn 2000 - 2012. Tổng cục Thủy sản Việt Nam, 2012.

5. Báo cáo của sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang. Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, 2014.

6. Báo cáo của Cục thống kê tỉnh Kiên Giang. Cục thống kê tỉnh Kiên Giang, 2014.

7. Trần Huy Hoàng, 2011. Quản trị Ngân hàng thương mại. NXB Lao động xã hội.

8. Trầm Thị Xuân Hương và cộng sự, 2012. Giáo trình nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. NXB Kinh tế TP. HCM

9. Võ Thị Thanh Lộc và Bùi Minh Tiết, 2010. Nghiên cứu tình hình sử dụng vốn vay của nông hộ tại tỉnh Kiên Giang. Tạp chí Khoa học. Số 5. Trang 20 – 26.

10. Nguyễn Quang Linh. 2012. Giáo trình hệ thống và quản lý nuôi trồng thủy sản. NXB Nông nghiệp TP. HCM, 2011.

11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2005. Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/05/2005 ban hành Quy định về phân loại nợ. trích lập và sử dụng dựphòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các TCTD.

12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2007. Quyết định 18/2007QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 về việc sữa đổi một số điều của Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/05/2005.

76

13. Ngọc Hà, 2014. Kinh nghiệm về chính sách hỗ trợ phát triển hộ gia đình.Đặc san tài trợ dựán Ngân hàng nhà nước. Số 11. Trang 43 – 46.

14. Mai Văn Xuân, 2010. Giáo trình kinh tế hộ và trang trại. NXB Nông nghiệp.

15. Vương Quân Hoàng và cộng sự, 2006. Phương pháp thống kê xây dựng mô hình định mức tín nhiệm khách hàng thể nhân. Tạp chí ứng dụng toán học. Số 2. Tạp 4.

16. Kleimeier và Thanh, 2006. Credit Scoring for Vietnam’s Retail Banking Market: Implementation and Implications for Transactional versus Relationship Lending.

Tài liệu nước ngoài:

1. Basel Committee on Banking Supervision (BCBS), 2001. New Basel Accord: an explanatory note January 2001.

2. Basel Committee on Banking Supervision (BCBS), 2005. Studies on the validation of internal rating systems.

3. Basel Committee on Banking Supervision, 2006. International convergence of capital measurement and capital standards: a revised framework – comprehensive version. Bank for International Settlements

4. IMF, 2004. Conlilation Guide on Financial Soundness Indicators – 4.84-4.85 http://www.imf.org/external/np/sta/fsi/eng/2004/guide/index.htm

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng trả nợ vay ngân hàng của hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh kiên giang luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 82 - 86)