Các hình thức vay vốn đối với hộ nuôi trồng thủy sản

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng trả nợ vay ngân hàng của hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh kiên giang luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 28 - 29)

Hiện nay nền kinh tế thị trường ngàycàng phát triển, đòi hỏi các hộ nuôi trồng thủy sản cũng phải cải tiến để theo kịp tốc độ phát triển đó. Muốn mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới máy móc thiết bị thì vốn là nhu cầu cần thiết. Cho nên nhu cầu được đáp ứng về vốn của các hộ nuôi trồng thủy sản hiện nay rất quan trọng. Vì vậy việc huy động vốn vốn kịp thời để cung cấp tín dụng cho các hộ nuôi trồng thủy sản nhằm giúp cho các hộ nuôi trồng thủy sản có điều kiện sản xuất kinh doanh mở rộng tốt hơn.

Tín dụng chính thức: Là hình thức tín dụng hợp pháp, được sự cho phép của Nhà nước. Các nghiệp vụ hoạt động của ngân hàng phải tuân theo Luật Ngân hàng như quy định về khung lãi suất, huy động vốn, cho vay và những dịch vụ mà chỉ có các tổ chức tín dụng mới cung cấp được. Các tổ chức tín dụng bao gồm: các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Chính sách, quỹ tín dụng nhân dân, các chương trình trợ giúp của Chính phủ.

- Đối với ngân hàng chính sách hiện nay có gói vay hỗ trợ hộ nuôi trồng thủy sản là cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh ở vùng khó khăn, với mức vay tối đa là 30 triệu đồng. Nhưng đòi hỏi chủ hộ phải là thành viên Tổ tiết kiệm và vay vốn tại nơi sinh sống. Khi muốn vay phải gửi giấy đề nghị kèm với phương án vay vốn gửi cho tổ tiết kiệm và vay vốn. Phương án này phải được Ủy ban nhân dân nơi đó xác nhận. Người vay vốn phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Đồng thời người đi vay phải cư trú hợp pháp tại nơi thực hiện phương án. - Đối với quỹ tín dụng và các NHTM hiện nay có hai loại hình đang thực hiện cho vay hộ nuôi trồng thủy sản: cho vay thế chấp và cho vay phi thế chấp. Cho vay thế chấp còn gọi là cho vay tỷ lệ (ratio lending), thông thường tỷ lệ giữa số tiền vay/giá trị thị trường của tài sản thế chấp là 70%, người vay tiền phải thế chấp các tài sản có giá trị để bảo đảm là khoản vay sẽ được trả, trường hợp người vay tiền không đủ khả năng trả nợ, ngân hàng thương mại có quyền bán tài sản để thu hồi vốn và lãi. Cho vay phi thế chấp dựa trên mối quan hệ của ngân hàng và hộ nuôi trồng thủy sản (relationship lending), nếu như tổ chức tín dụng cho rằng hộ nuôi trồng thủy sản có khả năng và sẵn sàng trả vốn vay đúng hạn, ngân hàng đó sẽ sẵn sàng chohộ nuôi trồng thủy sản vay vốn phi thế chấp vì bản thân ngân hàng cũng tìm kiếm “đầu ra” cho nguồn vốn đã huy động. Tuy nhiên số tiền

19

vay tín chấp rất hạn chế, có khi không đáp ứng được nhu cầu của hộ nuôi trồng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng trả nợ vay ngân hàng của hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh kiên giang luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 28 - 29)