Tình hình vay vốn của hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng trả nợ vay ngân hàng của hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh kiên giang luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 49 - 57)

Kiên Giang trong những năm qua

Những năm qua, các tổ chức tín dụng chính thức trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã và đang đẩy mạnh hoạt động cho vay trong đó có cho vay nuôi trồng thủy sản – một trong những ngành thế mạnh của tỉnh Kiên Giang sau ngành gạo. Điều đó được thể hiện qua tổng dư nợ cho vay nuôi trồng thủy sản những năm qua luôn tăng trưởng mạnh. Hoạt động cho vay của các TCTD trên địa bàn tỉnh Kiên Giang nhìn chung đã đáp ứng tốt mọi nhu cầu vốn của hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tuy nhiên việc phát triển mạnh tín dụng này đòi hỏi phải cả về chất và lượng. Điều này được thể hiện qua tình hình cho vay các hộ nuôi trồng thủy sản trong những năm qua như sau:

Bảng 2.4: Hoạt động tín dụng NTTS từ năm 2010 đến năm 2014

Đvt: Triệu đồng Stt Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

1 Doanh số cho vay 2.520.126 2.843.304 3.216.556 3.961.125 4.556.899 2 Doanh số thu nợ 2.495.842 2.786.236 3.037.873 3.371.287 4.147.284 3 Dư nợ 800.577 857.645 1.036.328 1.626.166 2.035.781

40

Biểu đồ 2.2: Hoạt động tín dụng NTTS từ năm 2010 đến năm 2014

Đvt: Triệu đồng 0 1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 2010 2011 2012 2013 2014

Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ

(Nguồn: Tổng hợp từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Kiên Giang)

- Doanh số cho vayhộ nuôi trồng thủy sản:

Thông qua bảng số liệu 2.4 về tình hình doanh số cho vay nợ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang cho thấy, số tiền các hộ nuôi trồng thủy sản được vay trên địa bàn tỉnh Kiên Giang thông qua hình thức cấp tín dụng chính thức của các ngân hàng ngày càng tăng cao. Từ năm 2010 đến năm 2012 mức vay vốn có sự tăng trưởng thấp. Từ năm 2012 trở đi tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay tăng cao, cụ thể: trong năm 2012 doanh số cho vay đạt 3.216.556 triệu đồng tăng lên 3.961.125 triệu đồng trong năm 2013, tương ứng tỷ lệ tăng là 23,15%. Đến 2014 doanh số cho vay đạt 4.556.899 triệu đồng tăng thêm 595.774 triệu đồng so với năm 2013, tương ứng tỷ lệ tăng là 15,04%. Mức tăng cao nhất là trong năm 2014, điều này phù hợp với chiến lược phát triển hệ thống ngân hàng bán lẻ, chủ yếu tập trung cho vay trong lĩnh vực khách hàng cá nhân thúc đẩy doanh số cho vay tăng caocủa các TCTD và chính sách khuyến khích tập trung vốn trong lĩnh vực cho vay nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang khi những khó khăn chung của ngành thủy sản tạm thời vượt qua và bắt đầu có dấu hiệu phục hồi.

41

Bảng 2.5: Doanh số cho vay NTTS theo loại hình TCTD và theo thời hạn

Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Doanh số cho vay 2.520.126 2.843.304 3.216.556 3.961.125 4.556.899 1. Loại hình TCTD 2.520.126 2.843.304 3.216.556 3.961.125 4.556.899

1.1 NHTM NN 1.113.498 1.356.946 1.653.886 1.845.561 2.108.834 1.2 NHTM CP 1.019.394 1.247.634 1.218.928 1.672.693 1.918.233 1.3 Quỹ tín dụng nhân dân 387.234 238.724 343.742 442.871 529.832 2. Theo thời hạn 2.520.126 2.843.304 3.216.556 3.961.125 4.556.899

2.1 Doanh số cho vay ngắn

hạn 2.328.733 2.638.231 2.920.333 3.651.581 4.201.983

2.2 Doanh số cho vay

trung dài hạn 191.393 205.073 296.223 309.544 354.916

(Nguồn: Tổng hợp từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Kiên Giang)

Xét theo loại hình TCTD: Trong những năm qua, các ngân hàng thương mại của Nhà nước như Agribank, BIDV, Vietcombank,… đã có mặt trên thị trường tỉnh Kiên Giang từ những năm 1990 đến nay, các TCTD này hiện đang chiếm thị phần về hoạt động cho vay hộ nuôi trồng thủy sản do các chính sách, sản phẩm cho vay phù hợp với đặc thù và thế mạnh của địa phương, các ngân hàng thương mại cổ phần có mặt trên thị trường tỉnh Kiên Giang khoảng từ năm 2000 đến nay như: ACB, Sacombank, HDBank,…. hiện đang cạnh tranh quyết liệt thị phần cho vay hộ nuôi trồng thủy sản bao gồm các ngân hàng thương mại có hoạt động cho vay hộ nuôi trồng thủy sản mạnh như Sacombank, HDBank, Kiên Long Bank, Ngân hàng Quốc Dân,…. còn lại là các quỹ tín dụng nhân dân như quỹ tín dụng trung ương (nay là ngân hàng hợp tác) và các quỹ tín dụng ở địa phương. Trong những năm qua, doanh số cho vay hệ thống ngân hàng thương mại của nhà nước luôn chiếm 46,1% trong tỷ trọng doanh số cho vay hộ nuôi trồng thủy sản, các ngân hàng thượng mại cổ phần chiếm khoảng 42,1% còn lại là các quỹ tín dụng nhân dân chiếm khoảng 11,6%.

Xét theo thời hạn vay: Doanh số cho vay trong những năm qua chủ yếu là ngắn hạn, các TCTD chính thức cấp tín dụng cho hộ nuôi trồng thủy sản có thời gian vay dưới 12 tháng nhằm bổ sung vốn lưu động trong sản xuất. Doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng 92,2% trong tổng doanh số cho vay. Điều này

42

phù hợp với hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, mỗi vụ nuôi chỉ tối đa dưới 12 tháng nuôi tuỳ vào từng đối tượng nuôi (như nuôi tôm khoảng 3 – 4 tháng/vụ, nuôi cua khoảng 4 – 5 tháng/vụ,…). Các hộ nuôi trồng thủy sản vay trung hạn nhằm mục đích mua sắm thiết bị máy móc, đầu tư, sữa chữa ao nuôi. Nếu những năm 2000 trở về trước thì các hộ nuôi trồng thủy sản rất hạn chế tiếp cận TCTD nhưng hiện nay, các hộ nuôi trồng thủy sản đã mạnh dạng tiếp xúc với các tổ chức tín dụng chính thức hơn, thông qua tình hình doanh số cho vay ngày càng tăng. Chính điều này góp phần không nhỏ thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển nhanh hơn. Và đặc biệt làm giảm bớt được tình trạng cho vay phi chính thức đang tồn tại trong các vùng nông thôn với nhiều rủi ro và mức lãi vay rất cao.

- Doanh số thu nợhộ nuôi trồng thủy sản:

Nếu như doanh số cho vay phản ánh số lượng và quy mô tín dụng của TCTD thì doanh số thu nợ sẽ phản ánh phần nào hiệu quả sử dụng vốn, khả năng trả nợ vaythông qua việc trả nợ vay của hộ nuôi trồng thủy sản. Doanh số thu nợ sẽ thể hiện tất cả các khoảng mà TCTD đã thu từ khách hàng của các khoản vay đã đến hạn.

Dựa vào số liệu trong bảng 2.4, ta thấy tình hình thu nợ của các TCTD diễn ra khá tốt. Cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay, doanh số thu nợ cũng tăng lên đáng kể, cụ thể như sau: năm 2010, doanh số thu nợ đạt gần 2.495.842 triệu đồng, sang năm 2014 mặt dù doanh số cho vay tăng thêm 595.774 triệu đồng nhưng doanh số thu nợ tăng mạnh, thêm 775.997 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng trưởng 23,02%. Nguyên nhân làm cho doanh số thu nợ tăng trưởng tương đối cao và ổn định qua các năm do: hoạt động sản xuất NTTS có hiệu quả, các hộ NTTS trả nợ vay đúng hạn.

Ngoài ra, các TCTD cũng tăng cường kiểm tra chặt chẽ hoạt động tín dụng từ khâu tiếp cận khách hàng đến xét duyệt hồ sơ cho vay, kiểm tra hiệu quả sử dụng vốn đến khi hoàn tất khoản vay. Do vậy, doanh số thu nợ tăng trong những năm qua, cụ thể sau:

43

Bảng 2.6: Doanh số thu nợ NTTS theo loại hình TCTD và theo thời hạn

Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Doanh số thu nợ 2.495.842 2.786.236 3.037.873 3.371.287 4.147.284 1. Loại hình TCTD 2.495.842 2.786.236 3.037.873 3.371.287 4.147.284 1.1 NHTM NN 1.240.756 1.474.540 1.162.329 1.339.152 1.634.951 1.2 NHTM CP 1.007.823 1.101.823 1.498.383 1.642.323 2.010.294 1.3 Quỹ tín dụng 247.263 209.873 377.161 389.812 502.039 2. Theo thời hạn 2.495.842 2.786.236 3.037.873 3.371.287 4.147.284 2.1 Doanh số thu nợ ngắn hạn 2.324.560 2.701.879 2.843.917 3.248.986 4.000.943

2.2 Doanh số thu nợ trung

dài hạn 171.282 84.357 193.956 122.301 146.341

(Nguồn: Tổng hợp từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Kiên Giang)

Xét theo loại hình TCTD: Trong những năm qua, các TCTD trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã đẩy mạnh hoạt động thu nợ khi đến hạn, nhìn chung tình hình thu nợ diễn biến khá tốt. Các hộ nuôi trồng thủy sản khi đến hạn thanh toán đều trả gốc, lãi vay khá tốt nhưng trong đó có nhiều hộ nuôi trồng thủy sản không thanh toán đúng như cam kết với ngân hàng do nhiều nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan. Trong đó, nguyên nhân chính là hoạt động sản xuất kém hiệu quả, không có phương án sản xuất khả thi, phòng ngừa các trường hợp xấu nhất có thể xảy ra. Do vậy, dẫn đến tình hình nợ quá hạn, nợ xấu. Tình hình thu nợ của khối ngân hàng thương mại nhà nước trong những năm qua có chiều hướng tăng ngoại trừ năm 2012 thì giảm 22,17% so với năm 2011 nguyên nhân là do trong năm 2012, tình hình xuất khẩu thủy sản gặp khó khăn, các doanh nghiệp xuất khẩu trong tỉnh Kiên Giang nói chung và cả nước nói riêng chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế do vậy sản xuất đầu ra của hộ nuôi trồng thủy sản bấp bênh do vậy ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình thu nợ của các TCTD. Trong những năm qua, tỷ trọng thu nợ của khối ngân hàng thương mại nhà nước luôn chiếm trên 35% tổng doanh số thu nợ, khối ngân hàng thương mại cổ phần chiếm khoảng 45% doanh số thu nợ còn lại là các quỹ tín dụng.

Xét theo thời hạn vay: Trong những năm qua, thời hạn vay của hộ nuôi trồng thủy sản chủ yếu là vay ngắn hạn thì doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ

44

trọng lớn trong tổng doanh số thu nợ, cụ thể qua 5 năm doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm trên 92% doanh số thu nợ. Các hộ nuôi trồng thủy sản thường vay bổ sung vốn lưu động thời hạn vay dưới 12 tháng phù hợp với đặc thù sản xuất thủy sản.Doanh số thu nợ những năm qua không ngừng gia tăng chứng tỏ hoạt động nuôi trồng thủy sảntương đối hiệu quả.

- Dư nợ hộ nuôi trồng thủy sản:

Đối với của các TCTD, nguồn mang lại lợi nhuận chủ yếu chính là dư nợ cho vay, do đó dư nợ cho vay được các TCTD đặt lên hàng đầu. Trong những năm qua, tình hình kinh tế ở Kiên Giang có những chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP đạt trên 15%, sự chú trọng phát triển những ngành trọng tâm là nông nghiệp, khai thác, sản xuất chế biến thủy sản,…. và đẩy nhanh tăng trưởng dư nợ cho vay các lĩnh vực kinh doanh các ngành nghề trên quan trọng không kém. Do đó, trong những năm qua các ngân hàng luôn có chính sách tăng trưởng dư nợ cho vay NTTS, cụ thể năm 2010 tổng dư nợ cho vayhộ nuôi trồng thủy sảnđạt800.577 triệu đồng, đến năm 2012tổng dư nợ cho vay đạt 1.036.328 triệu đồng, so sánh năm 2012 với năm 2011 thì tổng dư nợ tăng 178.683 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 20,83%. Qua đó càng khẳng định vai trò quan trọng của tổng dư nợ cho vay hộ nuôi trồng thủy sản đối với các TCTD trên địa bàn tỉnh Kiên Giang và đến năm 2014 tổng dư nợ cho vay đạt 2.035.781 triệu đồng so với năm 2013 tổng dư nợ cho vay tăng 409.615 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 25,19%.

Bảng 2.7: Dư nợ cho vay NTTS theo loại hình TCTD và theo thời hạn

Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Dư nợ cho vay 800.577 857.645 1.036.328 1.626.166 2.035.781 1. Loại hình TCTD 800.577 857.645 1.036.328 1.626.166 2.035.781 1.1 NHTM NN 365.126 247.532 739.089 1.245.498 1.719.381 1.2 NHTM CP 279.025 424.836 145.381 175.751 83.690 1.3 Quỹ tín dụng 156.426 185.277 151.858 204.917 232.710 2. Theo thời hạn 800.577 857.645 1.036.328 1.626.166 2.035.781 2.1 Dư nợngắn hạn 502.398 643.823 720.239 1.122.834 1.323.874 2.2 Dư nợ trung hạn 298.179 213.822 316.089 503.332 711.907

45

Dư nợ là chỉ tiêu đánh giá về doanh số cho vay và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, bên cạnh đó nó còn liên quan đến nhiều khía cạnh khác trong quá trình kinh doanh của ngân hàng. Nó phản ánh được thực tế tình hình cho vay tại thời điểm ngân hàng cần lập báo cáo.

Xét chung tình hình dư nợ qua 5 năm, ta thấy tình hình dư nợ của các hộ nuôi trồng thủy sảntrên địa bàn tỉnh đang tăng khá mạnh, nhưng mức tăng này là do tình hình doanh số cho vay vốn tăng, khiến mức dư nợ tăng theo. Bên cạnh đó, khi nhận thấy điều kiện vay vốn được dễ dàng, sau khi tất toán khoản vay, cần vốn các hộ nuôi trồng thủy sản sẽ đi vay tiếp tục. Tình hình tín dụng của các hộ nuôi trồng thủy sản hiện nay đang tăng trưởng khá cao sẽ thúc đẩy nềnkinh tế chung của tỉnh cùng phát triển.

Dư nợ các TCTD trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trong những năm qua tăng trưởng nhanh chóng. Trong đó góp phần vào tăng trưởng chung về dư nợ cho vay lớn nhất là khối ngân hàng thương mại Nhà nước năm 2012 so với năm 2012 tăng với số tiền 491.557 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 199,00% và qua năm 2013 tăng so với năm 2012 là 506.409 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 68,52% và năm 2014 so với năm 2013 tăng 473.883 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 38,05%. Sở dĩ khối ngân hàng thương mại nhà nước vẫn giữ được vai trò chủ đạo trong dư nợ cho vay trong những năm qua là nhờ vào ưu thế nguồn vốn lớn, lãi suất cho vay thấp hơn so với các TCTD khác, mạng lưới rộng khắp ở các huyện, thị trong tỉnh Kiên Giang và trong năm 2013 việc thực hiện chính sách tín dụng mở trong kích thích đầu tư sản xuất kinh doanh về cho vay hỗ trợ lãi suất đối với các thành phẩn sản xuất thủy sản đã nhận được sự hưởng ứng của các ngân hàng thương mại Nhà nước nên dư nợ cho vay tăng trưởng vẫn ổn định vì nhiều lý do như thủ tục nhanh gọn, mục đích sử dụng vốn vay được kiểm soát chặt chẽ….. Hiện tại, xét về mạng lưới hoạt động thì Agribank Kiên Giang đứng thứ nhất sau đó là Vietinbank Kiên Giang, Vietcombank Kiên Giang, BIDV Kiên Giang.

Ngược lại, khối ngân hàng thương mại cổ phầnđã có những bước giảm dư nợ cho vay, so sánh năm 2014 với năm 2013 dư nợ cho vay 92.061 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 52,38%. Nguyên nhân là bởi những chính sách và cơ chế kinh doanh vẫn còn theo chủ trương ởtrên nên vẫn còn thụ động, trông chờ.

46

Các sản phẩm, chính sách cho vay chưa phù hợp với đặc thù địa phương gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của hộ nuôi trồng thủy sảnnhư tính toán chu kỳ kinh doanh chưa phù hợp với hoạt động kinh doanh của hộ nuôi trồng thủy sản, thiếu linh hoạt trong xử lý hồsơ của hộ nuôi trồng thủy sản (như: công chứng thế chấp chỉ chấp nhận phòng công chứng số 1 ở TP. Rạch Giá, trong khi đó các ngân hàng thương mại Nhà nước thì chấp nhận công chứng tại xã phường,…). Chính từ những nguyên nhân khách quan này, đã làm giảm dư nợ cho vay của khối ngân hàng thương mại cổ phần.

Về cơ cấu dư nợ cho vay thì cho vay ngắn hạn vẫn chiếm phần lớn trong dư nợ cho vay của các TCTD đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Cụ thể, dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2013 so với năm 2012 tăng 402.595 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 55,90% đây là bước tăng ngoạn mục trong cho vay của các TCTD và năm 2014 dư nợ cho vay ngắn hạn là 1.323.874 triệu đồng so với năm 2013 tăng 201.040 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 17,90%, nếu như năm 2012 so với năm 2013 tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay trung dài hạn lần lượt là 47,83% và 59,24%. Và đến năm 2014 so với năm 2013 tỷ lệ tăng trương dư nợ cho vay trung dài hạn là 41,44%. Đây là dấu hiệu cho thấy hộ nuôi trồng thủy sản bước đầu đã mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất. Mặt khác Chính phủ đã thực hiện chỉ tiêu nghề biển đóng tàu ra khơi ở một số ngân hàng chỉ định nên tăng trưởng dư nợ lên tương đối ổn định.

Bảng 2.8: Dư nợ tín dụng NTTS theo hình thức cho vay

Đvt: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2010 N2011 ăm Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng trả nợ vay ngân hàng của hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh kiên giang luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 49 - 57)