Các tổ chức cho vay hộ nuôi trồng thủy sản

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng trả nợ vay ngân hàng của hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh kiên giang luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 47 - 49)

a). Các tổ chức cung cấp tín dụng:

Các tổ chức cung cấp tín dụng phục vụ cho nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang nói riêng và cả nước nói chung hoạt động ở ba khu vực:

- Khu vực chính thức bao gồm:

+ Kho bạc Nhà nước thực hiện chức năng tín dụng Nhà nước;

+ Các Ngân hàng thương mại quốc danh có yếu tố Nhà nước bao gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam; Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam; Ngân hàng Công thương Việt Nam và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam;

+ Ngân hàng Chính sách xã hội;

+ Các Ngân hàng thương mại cổ phần như Ngân hàng Bưu điện Liên Việt; Ngân hàng HDBank; Ngân hàng SHB, Sacombank,……..

+ Quỹ tín dụng trung ương nay là Ngân hàng hợp tác; + Hệ thống quỹ tín dụng nhân dân;

+ Các Công ty tài chính và Công ty Bảo Hiểm. - Khu vực bán chính thứcbao gồm:

+ Các chương trình tín dụng của Chính phủ;

+ Các chương trình tín dụng của các đoàn thể xã hội như: Hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh,… Những tổ chức này giữ vai trò chủ yếu là người cho vay cuối cùng tới hộ nuôi trồng thủy sản trong cơ chế phân phát vốn tín dụng. Mặt khác, các tổ chức này còn đứng ra bảo lãnh, tín chấp cho các hộ nuôi trồng thủy sản nghèo trong nông thôn được vay vốn từ các TCTD.

+ Các chương trình tín dụng của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài như: WB, IFAD,…. Các tổ chức này cung vốn tín dụng thông qua các dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn, cho nông hộ vay vốn sản xuất kinh doanh. Đây

38

cũng là một nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy hoạt động tín dụng nông thôn phát triển.

- Khu vực phi chính thức bao gồm:

+ Vay qua người thân, anh em, bạn bè là chủ yếu, hình thức vay này có thể không yêu cầu thề chấp, không phải trả lãi hoặc lãi suất rất thấp;

+ Vay tư nhân với nhiều hình thức đa dạng, mềm dẻo tuy nhiên lãi suất cho vay cao hơn nhiều so với lãi suất của ngân hàng.

Có thể nói rằng trongcác nguồn cung ứng vốn cho hộ nuôi trồng thủy sản thì các nguồn từ khu vực chính thống và bán chính thống giữ vai trò chủ đạo, góp phần quan trọng vào việc giải quyết khó khăn về vốn phục vụ sản xuất cho hộ nuôi trồng thủy sản, tạo công ăn việc làm và xoáđói giảm nghèo.

b). Các TCTD chính thức cho vay NTTS trên địa bàn tỉnh Kiên Giang:

Tổ chức tín dụng chính thức là những trung gian tài chính mà hoạt động không chỉ tuân thủ những quy định và luật chung mà còn phải tuân thủ, chịu sự giám sát của ngân hàng Nhà nước. Bao gồm: các ngân hàng, các thể chế tài chính không phải ngân hàng, các chương trình tín dụng khác của chính phủ và của các tổ chức phi chính phủ. Hiện tại ở nông thôn Việt Namnói chung và ở các vùng nông thôn tỉnh Kiên Giang có 4 hệ thống tài chính chính thức đó là ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thônViệt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, các ngân hàng thương mại cổ phần và quỹ tín dụng nhân dân. Ngoài ra, còn có các chương trình đặc biệt của Chính phủ và các tổ chức phi Chính phủ cũngcung cấp tín dụng cho những hộ ở nông thôn.

Theo báo cáo tổng kết hoạt động ngân hàng tỉnh Kiên Giang năm 2014, phương hướng và nhiệm vụ năm 2015 thì hệ thống tín dụng chính thức trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, ngoài ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Kiên Giang, hệ thống ngân hàng trên địa bàn có hơn 30 tổ chức tính dụng bao gồm: ACB, HDBank, Techcombank, Vietinbank, Vietcombank, SHB, Sacombank, ...

Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh còn có hệ thống tín dụng bán chính thức bao gồm các tổ chức xã hội, đoàn thể, các tổ trợ vốn, các tổ chức phi chính thức.

Ngoài ra, hệ thống tín dụng phi chính thức trên địa bàn chủ yếu là từ người cho vay chuyên nghiệp, người bán vật tư hay các đại lý, người thân bạn bè và chơi hụi.

39

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng trả nợ vay ngân hàng của hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh kiên giang luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 47 - 49)