Thông qua một số bài học kinh nghiệm trên thế giới trong hỗ trợ cho các hộ gia đình để có thể gia tăng thu nhập, nâng cao khả năng trả nợ vay tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh cải thiện thu nhập. Chúng ta có thể rút ra được một số bài học kinh nghiệm nhằm giúp các hộ nuôi trồng thủy sản có thể nâng cao khả năng trả nợ vay một cách tốt hơn.
Thứ nhất, các ngân hàng thương mại - đặc biệt ngân hàng nhỏ, năng lực tài chính và quản trị chưa mạnh, có thể hướng tới hoạt động giống ngân hàng vi mô như ngân hàng Grameen tại Bangladesh, hoặc ngân hàng Rakyat Indonesia…. Ðây là hoạt động cho vay khoản vay nhỏ đối với hộ, giúp phân tán được rủi ro qua nhiều khách hàng và kinh nghiệm quốc tế thấy được, tỷ lệ hoàn trả nợ vay cao, tới trên 90% (thậm chí lên tới 99%).
Thứ hai, Nhà nước có thể hỗ trợ các ngân hàng có một mức lãi suất cho vay ưu đãi đối với các hộ nuôi trồng thủy sản đang gặp khó khăn hay các hộ nuôi trồng thủy sản mới hoạt động, giúp hộ này giảm gánh nặng về tài chính. Nhằm giúp các hộ nuôi trồng thủy sản có thể vượt qua khó khăn. Bên cạnh đó, cũng phải đảm bảo các NHTM không bị thiệt hại khi thực hiện chủ trương này.
Thứ ba, việc thành lập các tổ chức hỗ trợ cho các hộ nuôi trồng thủy sản để họ được áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Điều này giúp các hộ nuôi trồng thủy sản có thể ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhăm
29
hạn chế rủi romột mức thấp nhất. Giúp họ cải thiện được thu nhập cũng như giúp cho tình hình kinh tế của tỉnh được nâng lên.
Thứ tư, thành lập các hội phù hợp với tình hình phát triển của địa phương, để họ có thể nắm bắt được những khó khăn về kinh tế mà các hộ nuôi trồng thủy sản trong vùng đang gặp phải. Nhằm có biện pháp giúp đỡ hộ nuôi trồng thủy sản giải quyết các khó khăn một cách nhanh chóng. Đồng thời việc liên kết giữa những hội đơn lẻ với nhau có thể giúp cho hộ nuôi trồng thủy sản có điều kiện trả nợ tốt hơn. Ví dụ như các hộ nuôi trồng thủy sản có thể thành lập nên những thương hội có quy mô rộng hơn là địa bàn, để tăng mức tín nhiệm với ngân hàng.
Thứ năm, việc liên kết giữa chính quyền trung ương và địa phương rất quan trọng, nhằm có thể giám sát được tình hình phát triển của các hộ nuôi trồng thủy sản và để đề ra các chính sách hợp lý thuận lợi trong quá trình xem xét và đưa ra các quyết định quan trọng trong việc cấp tín dụng cho hộ nuôi trồng thủy sản.
Cuối cùng là việc liên kết giữa các tổ chức tín dụng và cơ quan địa phương nhằm để có thể nằm bắt được tình hình phát triển của hộ nuôi trồng thủy sản một cách tốt nhất. Tạo điều kiện thuận lợi để ngân hàng có cơ sở để tiến hành cho hộ nuôi trồng thủy sản vay vốn.
30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Việc đánh giá khả năng trả nợ vay của hộ nuôi trồng thủy sảnđóng vai trò rấtquan trọng trong việc cho vay của ngân hàng. Góp phần hạn chế tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu hiện nay của các ngân hàng, do đó hầu hết các ngân hàng đều quan tâm và không ngừng nâng cao khả năng trả nợ vay của hộ nuôi trồng thủy sản.
Từ việc tìm hiểu, tổng hợp các tài liệu đã học, một số vấn đề đã được giải quyết đó là: tổng hợp những kiến thức, lý thuyết cơ bản về hoạt động nuôi trồng thủy sản và hoạt động cho vay hộ nuôi trồng thủy sản. Các bài học thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam nhằm rút ra những kinh nghiệm để ứng dụng vào luận văn.
31
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNGVỀKHẢ NĂNG TRẢ NỢ VAY CỦA HỘ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG