Nội dung quản lý sử dụng vốn NSNN tại các đơn vị y tế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại các đơn vị y tế của tỉnh bắc ninh (Trang 29 - 32)

6. Kết cấu nội dung luận văn

1.3.2. Nội dung quản lý sử dụng vốn NSNN tại các đơn vị y tế

Để quản lý các khoản chi thường xuyên theo đúng luật Ngân sách và các chế độ quản lý hiện hành, quá trình quản lý được thực hiện theo các nội dung sau:

1.3.2.1. Lập dự toán NSNN

Lập dự toán NSNN là khâu đầu tiên của chu trình ngân sách. Đây là quá trình phân tích, đánh giá giữa khả năng và nhu cầu các nguồn tài chính của nhà nước để từ đó xác lập các mục tiêu thu, chi, dự trữ ngân sách hàng năm một cách đúng đắn, có căn cứ khoa học và thực tiễn, đồng thời trên cơ sở đó có thể xác lập những biện pháp lớn về kinh tế xã hội nhằm tổ chức thực hiện tốt chỉ tiêu đã đề ra.

Căn cứ lập dự toán là: phương hướng phát triển kinh tế - xã hội năm của tỉnh, kết quả chi ngân sách các năm trước đặc biệt là năm báo cáo, thực tế hoạt động của các đơn vị y tế trực thuộc Sở Y tế, tình hình biến động giá cả thị trường và các yếu tố kinh tế xã hội.

Qui trình lập dự toán: hàng năm, các đơn vị y tế có thực hiện các nội dung chi NSNN có trách nhiệm lập dự toán ngân sách cấp mình sau khi đã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn tính toán các nội dung chi cụ thể của đơn vị, có phân định theo mục lục ngân sách gửi lên cơ quan quản lí cấp trên và cơ quan tài chính đồng cấp. Các cơ quan này có trách nhiệm tổng hợp thành kế hoạch ngân sách của cấp mình, cuối cùng tổng hợp chung vào ngân sách địa phương. Sau khi lập xong kế hoạch tổng hợp kế hoạch NSNN, kế hoạch này được trình HĐND tỉnh xem xét và phê duyệt.

Việc lập kế hoạch phải căn cứ vào mục đích, phương hướng chủ trương phát triển ngành y của Đảng, Nhà nước, Bộ Y tế và phương hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

1.3.2.2. Tổ chức phân bổ các khoản chi NSNN cho các đơn vị y tế

Quá trình phân bổ các khoản chi NSNN nằm trong khâu chấp hành NSNN, chấp hành ngân sách là khâu tiếp theo khâu lập ngân sách của một chu trình ngân sách. Đó là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế - tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu chi ghi trong kế hoạch ngân sách thành hiện thực.

Qui trình: căn cứ vào dự toán ngân sách năm đã được HĐND phê chuẩn, căn cứ vào dự toán điều hành ngân sách quí, các cơ quan tài chính thông báo hạn mức chi cho các đơn vị sử dụng ngân sách, đồng thời gửi Kho bạc nhà nước nơi đơn vị giao dịch để làm cơ sở kiểm soát, thanh toán, chi trả.

Trường hợp cơ quan tài chính chưa thực hiện được việc thông báo hạn mức chi trực tiếp tới đơn vị sử dụng ngân sách, cơ quan tài chính có thể thông báo cho cơ quan quản lí cấp trên và phân phối cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc. Việc phân phối phải đảm bảo nguyên tắc tổng số hạn mức và chi tiết từng mục trong từng tháng của tất cả các đơn vị phải phù hợp với thông báo hạn mức ngân sách quí của cơ quan tài chính. Nếu cơ quan quản lí cấp trên có nhiều cấp thì việc ủy quyền có thể tiếp tục từ cấp trên xuống cấp dưới theo đúng nguyên tắc đã nêu. Bản phân phối hạn mức của cơ quan quản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn lí cấp trên phải gửi cơ quan tài chính để theo dõi và đồng gửi kho bạc nhà nước nơi giao dịch để làm cơ sở kiểm soát, thanh toán, chi trả.

Trong quá trình cấp phát cơ quan quản lí phối hợp với các cơ quan tài chính kiểm tra, giám sát tình hình chi tiêu của các đơn vị nhằm đảm bảo đúng mục đích, đúng dự toán đã được duyệt.

1.3.2.3. Công tác kiểm tra và quyết toán

Xuất phát từ tính chất, đặc điểm các khoản chi NSNN có phạm vi rộng, tác động đến nhiều lĩnh vực trong xã hội... nên cơ chế kiểm soát luôn đặt ra cần thiết và cấp bách. Công tác kiểm soát chi là nhiệm vụ của tất cả các cấp, các ngành, các đơn vị. Luật NSNN qui định chi ngân sách chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện:

- Đã có trong dự toán được duyệt;

- Đúng chế độ tiêu chuẩn định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;

- Đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người ủy quyền chuẩn chi.

Quyết toán ngân sách nhà nước là khâu cuối cùng của chu trình ngân sách, đó là việc tổng kết lại quá trình thực hiện dự toán ngân sách năm, sau khi năm ngân sách kết thúc nhằm đánh giá toàn bộ kết quả hoạt động của một năm ngân sách, từ đó rút ra các ưu điểm, nhược điểm và bài học kinh nghiệm cho những chu trình ngân sách tiếp theo.

Với cơ chế kiểm soát như trên cơ quan chủ quản (trung tâm y tế quận (huyện), sở y tế, bộ y tế) nắm rõ được toàn bộ kinh phí dùng cho các hoạt động của các đơn vị sự nghiệp y tế. Do đó, thuận tiện cho việc lập kế hoạch và điều hành ngân sách, chủ động trong quá trình sử dụng kinh phí cũng như sắp xếp kinh phí cho các chương trình mục tiêu, đáp ứng kịp thời các hoạt động của ngành góp phần nâng cao hiệu quả chi ngân sách.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc tại các đơn vị y tế của tỉnh

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại các đơn vị y tế của tỉnh bắc ninh (Trang 29 - 32)