Thực trạng tình hình các đơn vị y tế của tỉnh

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại các đơn vị y tế của tỉnh bắc ninh (Trang 59)

6. Kết cấu nội dung luận văn

3.2.2. Thực trạng tình hình các đơn vị y tế của tỉnh

3.2.2.1. Bệnh viện đa khoa tỉnh

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh có tổng số 689 CBCNV, trong đó có 177 bác sỹ (5 Bs CKII, 24 Thạc sỹ, 53 Bs CKI, 95 Bác sỹ), 6 dược sỹ, 50 cử nhân với 337 y tá, kỹ thuật viên, còn lại cán bộ khác phục vụ hoạt động y tế tại 37 khoa, phòng thuộc lĩnh vực lâm sàng và cận lâm sàng, chức năng…

Đơn vị được xây dựng trên diện tích 6 ha, đã hoàn thiện giai đoạn I 3,5 ha với diện tích sử dụng 20.000 m2

sàn quy mô cho 400 giường bệnh; đang triển khai giai đoạn II 2,5 ha (quy mô 1000 giường bệnh), hoàn thành khu nhà khám bệnh, điều trị theo yêu cầu 4 tầng đưa vào sử dụng hiệu quả; khởi công và tiếp tục xây dựng khu nhà 11 tầng, diện tích 40.000 m2

sàn và khu nhà 5 tầng. Hàng năm bệnh viện khám trên 300 nghìn lượt người, công suất sử dụng giường bệnh 110-130%.

Đơn vị triển khai thành công một số kỹ thuật cao, chuyên khoa sâu như: mổ nội soi, phẫu thuật chấn thương sọ não kín, điều trị đục thuỷ tinh thể bằng phương pháp Phacô, thận nhân tạo, tán sỏi ngoài cơ thể, phẫu thuật cắt gan, mổ chấn thương sọ não; mổ nội soi một số bệnh ngoại, sản, TMH; mổ cắt ung thư dạ dày, đại tràng, trực tràng; điều trị ngoại trú bệnh đái đường, cao huyết áp, hen phế quản, điều trị bệnh Basedow, siêu âm Doppler màu mạch máu... giúp cứu chữa nhiều bệnh nhân nặng, hiểm nghèo. Bệnh viện thành lập khoa Xét nghiệm trung tâm được thành lập trên cơ sở các khoa huyết học, sinh hoá, vi sinh; Hồi sức tích cực, chống độc; Ung bướu, Dinh dưỡng, đồng thời sắp xếp lại dây chuyền khám chữa bệnh, giảm thời gian chờ đợi của người bệnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn Hiện toàn viện chăm sóc người bệnh theo mô hình nhóm ở tất cả các khoa, trong đó 6 khoa theo mô hình đội chăm sóc và 1 đơn nguyên cấp cứu sơ sinh chăm sóc người bệnh toàn diện tại khoa Nhi. Người bệnh nằm viện được theo dõi, chăm sóc theo phân cấp, được nhân viên y tế tư vấn sử dụng thuốc và chế độ ăn bệnh lý, bảo đảm 5 đúng khi dùng thuốc. Nhằm chấn chỉnh đội ngũ, bệnh viện quy định nhân viên mới nhận công tác, trước khi đi làm phải học tập kỹ năng giao tiếp, tổ chức nhiều lớp học Quy tắc ứng xử cho CBCNV, sau học tập ký cam kết không vi phạm.

Về trang thiết bị, bệnh viện quan tâm đầu tư nhiều máy móc tiên tiến có giá trị cao như: máy chụp cắt lớp vi tính đơn lớp Model GE DXi, siêu âm màu Model ALOKA SSD 1700, X quang kỹ thuật số… Song để phục vụ cho chuyên môn phát triển, nhất là trong lĩnh vực y cao thì còn thiếu, chỉ có khoảng 50% thiết bị theo danh mục tại quyết định 437/QĐ-BYT cho tuyến tỉnh, chưa có các thiết bị chẩn đoán chuyên sâu như máy cộng hưởng từ, City kỹ thuật cao, máy đếm CĐ4, các thiết bị điều trị cao cấp như dao Gama, máy gia tốc tuyến tính, máy Xquang can thiệp, giường cấp cứu đồng bộ, máy chạy thận nhân tạo...

Bệnh viện Đa khoa Bắc Ninh cũng là đơn vị đi tiên phong trong thực hiện xã hội hóa nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Để hoàn thành các mục tiêu nhà nước giao, ngoài nguồn lực hiện có và bổ sung hàng năm, đơn vị chủ động xây dựng đề án liên doanh, liên kết lắp đặt một số máy móc kỹ thuật cao phục vụ yêu cầu chẩn đoán như hệ thống X quang kỹ thuật số (CR) và máy siêu âm 4 chiều... Đây cũng là bước đi nhằm nâng cao tính chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc cung cấp các dịch vụ y tế, từng bước phát triển thành Bệnh viện Đa khoa hạng I, quy mô 1000 giường và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

3.2.2.2. Các bệnh viện đa khoa tuyến huyện

Bệnh viện đa khoa huyện được thành lập theo Quyết định số 133/2005/QĐ-UB của UBDN tỉnh Bắc Ninh bao gồm 7 bệnh viện đa khoa:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn Bệnh viện đa khoa Từ Sơn

Bệnh viện đa khoa Tiên Du Bệnh viện đa khoa Gia Bình Bệnh viện đa khoa Lương Tài Bệnh viện đa khoa Quế Võ Bệnh viện đa khoa Thuận Thành

Bệnh viện đa khoa huyện là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh, chịu sự quản lý toàn diện về tổ chức, biên chế và công tác của Giám đốc Sở Y tế, sự quản lý nhà nước của UBND các huyện và sự chỉ đạo về chuyên môn, kỹ thuật của các Bệnh viện đa khoa và chuyên khoa tuyến tỉnh.

Cơ sở hạ tầng: Trừ 2 Bệnh viện đa khoa Gia Bình và Từ Sơn được đầu tư xây mới với quy mô 100 giường/bệnh viện, 5 bệnh viện còn lại cơ bản sử dụng cơ sở vật chất của trung tâm y tế cũ, một số hạng mục được xây dựng từ trước những năm 1985 lên xuống cấp trầm trọng, một số hạng mục đã hết khấu hao sử dụng. Trong năm 2008, bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ theo Quyết định 47/2008/QĐ-TTg có 3 Bệnh viện (Lương Tài, Thuận Thành, Yên Phong) đang được đầu tư nâng cấp cải tạo, 2 bệnh viện (Quế Võ và Tiên Du) được đầu tư xây mới. Năm 2010 nâng cấp Bệnh viện đa khoa lên 700 giường...

Các bệnh viện huyện được đầu tư nâng cấp một số trang thiết bị bằng nguồn ngân sách của tỉnh và dự án hỗ trợ y tế quốc gia như: Ô tô cứu thương, máy X- quang, máy siêu âm, máy xét nghiệm ..., theo danh mục trang thiết bị của bệnh viện tại Quyết định số 437/QĐ - BYT ngày 20/02/2002 của Bộ Y tế, các bệnh viện chỉ đạt khoảng 45% danh mục trang thiết bị, riêng 2 huyện mới tái lập (Gia Bình , Từ Sơn) mới chỉ đạt 1/3 số danh mục.

3.2.2.3. Các trung tâm y tế dự phòng

Bắc Ninh gồm 1 Trung tâm YTDP tỉnh và 08 Trung tâm Y tế huyện, thành phố, thị xã có chức năng tham mưu cho Giám đốc Sở Y tế và tổ chức triển

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật về YTDP trên địa bàn tỉnh trên cơ sở định hướng chiến lược của Bộ Y tế và tình hình thực tế của tỉnh..

Cơ sở vật chất, trang thiết bị từng bước được đầu tư, năm 2010 Trung tâm y tế dự phòng tỉnh đã hoàn thiện đi vào hoạt động với tổng mức đầu tư là 10.290 triệu đồng. Các Trung tâm y tế dự phòng huyện, thị xã là các đơn vị mới thành lập, vị trí và cơ sở hạ tầng chưa ổn định, chủ yếu là nhà cấp 4; có đơn vị chưa có trụ sở, còn ở nhờ bệnh viện huyện (TTYT Quế Võ, TTYT Tiên Du, TTYT Lương Tài).

Trang thiết bị của trung tâm y tế huyện chủ yếu là trang thiết bị của 2 Đội y tế dự phòng và Đội chăm sóc sức khoẻ sinh sản huyện được trang bị trước năm 1995. Trong các năm 2007, 2008, được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh các Trung tâm được đầu tư bổ sung một số thiết bị thiết yếu như máy siêu âm xách tay, máy soi cổ tử cung, máy đo đo độ ồn, đo ánh sáng...

Trong những năm qua, hoạt động về chuyên môn tại các trung tâm y tế dự phòng đã góp phần tích cực trong công tác CSSK ban đầu, phòng chống dịch bệnh, quản lý các bệnh xã hội và khám chữa bệnh thông thường phục vụ nhân dân.

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Bộ Y tế, Tỉnh Ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Y Tế, các Trung tâm Y tế dự phòng có những bước phát triển rõ rệt, đội ngũ cán bộ luôn được bổ sung và đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, trang thiết bị được tăng cường, cơ sở làm việc từng bước được nâng cấp và xây dựng mới. Đặc biệt, hoạt động Y tế dự phòng đã đạt được những thành tựu quan trọng, nhiều bệnh dịch, bệnh xã hội được khống chế và loại trừ, sức khoẻ và tuổi thọ trung bình của người dân được nâng lên, đóng góp tích cực vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân cũng như sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

Hàng năm có khoảng 17.000 trẻ trong diện được tiêm đầy đủ các loại vac xin, bình quân hàng năm đạt 93,1%. Tỷ lệ trẻ được tiêm phòng viêm gan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn B, viêm não Nhật bản B, uống vac xin bại liệt cũng đạt cao: Từ 75% đến 99%. Phụ nữ có thai được tiêm phòng AT2 đạt từ 92,1% đến 99,9%.

Hàng năm số trẻ dưới 5 tuổi theo dõi dinh dưỡng từ 81.000 đến 84.000 trẻ, tỷ lệ trẻ được cân đạt 97,7% đến 98,2%. Tỷ lệ trẻ <5 tuổi SDD (cân nặng/tuổi) giảm dần, từ 27% (Năm 2004) xuống còn 19,8 % (Năm 2010) ..

Thường xuyên tổ chức hoạt động tuyên truyền thực hiện vệ sinh môi trưòng, diệt muỗi, diệt bọ gậy, triển khai 20 xã điểm. Trong 5 năm qua không sẩy ra dịch lớn, mỗi năm chỉ có 6 -7 ca chủ yếu là ngoại lai, không có tử vong

Trong 5 năm qua không phát hiện bệnh nhân sốt rét, tuy nhiên việc giám sát vẫn được thực hiện: Xét nghiệm lam kính tìm ký sinh trùng cho hơn 4.000 người/năm....

Tóm lại hệ thống y tế dự phòng trong những năm qua tuy có những thay đổi về tổ chức bộ máy theo qui định của Chính phủ, nhưng cơ bản đã ổn định về tổ chức, hoạt động tích cực trong phòng chống dịch bệnh và thực hiện các chương trình mục tiêu.

3.2.2.4. Đánh giá chung

a. Những kết quả đạt được

Mặc dù trong những năm qua còn nhiều khó khăn, cơ chế chính sách có nhiều thay đổi, song dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, Bộ Y tế và sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành, địa phương, sự nỗ lực của ngành y tế, công tác CSSKND trong tỉnh về cơ bản hoàn thành nhiệm vụ được giao:

Công tác y tế dự phòng, phòng chống các bệnh xã hội được duy trì có nề nếp, đạt các mục tiêu chương trình đề ra, các bệnh gây dịch đã được giám sát phát hiện sớm, triển khai tích cực các biện pháp phòng chống dịch, không để dịch bùng phát trên diện rộng.

Các chương trình mục tiêu cơ bản đạt mục tiêu kế hoạch như chương trình Dân số - KHHGĐ, chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, chương trình tiêm chủng mở rộng, chương trình phòng chống HIV/AIDS,... đã được Bộ Y tế công nhận là tỉnh thanh toán Phong theo 4 tiêu chí của Tổ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn chức Y tế thế giới, đã triển khai các hoạt động y tế học đường như chương trình nha học đường, quản lý sức khoẻ học sinh.

Công tác khám chữa bệnh: Các chỉ tiêu đều đạt kế hoạch, đảm bảo công bằng trong công tác KCB nhất là các đối tượng người nghèo, cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, đối tượng chính sách xã hội. Tinh thần thái độ, y đức của người thầy thuốc đã được cải thiện một bước. Triển khai ứng dụng thành công nhiều tiến bộ kỹ thuật mới vào điều trị, góp phần nâng cao chất lượng KCB.

Mạng lưới y tế cơ sở tiếp tục được củng cố, nâng cao chất lượng. Tỷ lệ xã ,phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia y tế xã đạt 115/126 xã (91,2%).

Xã hội hoá các hoạt động chăm sóc sức khoẻ: Huy động được các nguồn lực và các ban ngành, đoàn thể, địa phương và người dân tham gia công tác chăm sóc sức khoẻ.

b. Một số tồn tại

Các cơ sở khám chữa bệnh: Bên cạnh những thành tựu đã đạt được,

công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân vẫn còn nhiều bất cập và yếu kém, các bệnh viện phân bổ còn chưa đồng đều, tỷ lệ giường bệnh trên dân số nhìn chung còn thấp, hầu hết các bệnh viện đều có công suất sử dụng giường bệnh cao.

Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các bệnh viện đã và đang được cải thiện, nhưng còn nhiều bất cập, chưa đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường, xử lý chất thải y tế. Cơ sở nhà cửa của nhiều bệnh viện đã quá xuống cấp, hết thời hạn sử dụng nhiều năm. Về kỹ thuật, các bệnh viện đã giải quyết cơ bản việc khám chữa bệnh và đã từng bước phát triển chuyên sâu, nhưng còn chưa toàn diện, chưa đồng đều giữa các chuyên khoa, chuyên ngành, chưa cân đối giữa các vùng, chưa có nhiều bệnh viện hiện đại ngang tầm các nước trong khu vực. Nhìn chung mạng lưới bệnh viện đang đứng trước thách thức về yêu cầu phục vụ ngày càng tăng, đòi hỏi chất lượng ngày càng cao của người dân, nhưng điều kiện phục vụ còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhiều so với nhu cầu. Cơ chế tài chính và quản lý bệnh viện còn những vấn đề đáng quan tâm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhân lực y tế: Nguồn nhân lực ngành y tế còn thiếu, mất cân đối về cơ

cấu, phân bổ không đồng đều, thiếu cán bộ kỹ thuật chuyên môn giỏi. Nguồn đào tạo bổ sung thay thế còn chưa đáp ứng nhu cầu. Tuy số cán bộ y tế tăng hàng năm là khá rõ ràng, nhưng khi so với mức tăng dân số vẫn không theo kịp, làm cho tỷ số cán bộ y tế/10.000 dân vẫn thấp.

Tài chính y tế: Lĩnh vực tài chính y tế còn một số vấn đề đáng quan tâm;

Cơ chế phân bổ Ngân sách nhà nước cho các cơ sở y tế chưa tạo động cơ dể tăng tính hiệu quả. Ngân sách nhà nước cho y tế được phân bổ chủ yếu theo giường bệnh, dân số hoặc số lượng cán bộ y tế chưa tính đến kết quả đầu ra và chất lượng dịch vụ đã cung cấp. Chi ngân sách nhà nước cho y tế chủ yếu là chi thường xuyên, chi đầu tư còn thấp, khó cải thiện điều kiện cơ sở vật chất, ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng dịch vụ tại các cơ sở y tế công lập.

3.3. Thực trạng hiệu quả quản lý và sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc tại các đơn vị y tế của tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2008-2012

3.3.1. Nguồn vốn ngân sách nhà nước tại các đơn vị y tế

Tại các đơn vị y tế, nguồn vốn có thể huy động được cũng bao gồm: ngân sách nhà nước, thu viện phí, thu BHYT, thu phí, lệ phí, thu từ dịch vụ y tế (tiêm vắc xin, nhà ăn, trông xe...) thu từ tài trợ, viện trợ và các nguồn khác. Thực trạng việc huy động vốn của các đơn vị y tế tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2008-2012 được thể hiện cụ thể ở bảng số liệu 3.3.

Bảng 3.3. Các nguồn vốn tại các đơn vị y tế tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2008 - 2012

Đơn vị tính: triệu đồng STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Tốc độ tăng bình quân (%) 1 Ngân sách 45.114 90.877 138.221 149.400 148.688 34,7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong đó: XDCB 14.145 45.169 69.200 79.588 80.147 54,3

2 Thu viện phí 13.586 23.656 36.855 38.163 57.110 43,2

3 Thu bảo hiểm y tế 23.854 31.470 42.111 68.200 91.178 39,8

4 Viện trợ, tài trợ 1.014 2.550 969 2.719 1.366 7,7

5 Thu khác 2.111 4.001 4.988 5.666 6.855 34,2

Tổng 85.679 152.554 223.144 264.148 305.197 37,4

(Nguồn: Báo cáo quyết toán NSNN-Sở Tài chính Bắc Ninh 2008- 2012)

Trước hết phải khẳng định rằng trong những năm gần đây, việc cấp NSNN cho các đơn vị y tế của tỉnh đã có những tiến bộ rõ rệt, năm 2008 là 45.114 triệu đồng thì đến năm 2012 là 148.688 triệu đồng, đáp ứng tốt nhu cầu thực hiện các chức năng của Nhà nước trong y tế như đảm bảo kinh phí khám chữa bệnh cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia, thực hiện nâng cấp y tế tuyến huyện và đầu tư cơ sở vật chất... điều này thể hiện rõ ràng hơn trong chính sách của tỉnh đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất cho các đơn vị y tế (bao gồm các Bệnh viện Đa khoa và Trung tâm y tế dự phòng), giúp nâng cao hơn nữa nhu cầu khám chữa bệnh,

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại các đơn vị y tế của tỉnh bắc ninh (Trang 59)