6. Kết cấu nội dung luận văn
3.1.2. Đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu
Tỉnh Bắc Ninh được tái lập từ ngày 01/01/1997, bao gồm Thành phố Bắc Ninh và 7 huyện thị: Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ, Yên Phong, Thuận Thành, Tiên Du, Từ Sơn. Diện tích tự nhiên là 80.757 ha, dân số toàn tỉnh là 1.038.299 người. Bắc Ninh có diện tích tự nhiên chỉ chiếm 0,2% diện tích tự nhiên cả nước và là địa phương có diện tích tự nhiên nhỏ nhất trong 64 tỉnh, thành phố.
Bắc Ninh nằm ở cửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà Nội trong tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có các đường giao thông lớn quan trọng chạy qua, nối liền tỉnh với các trung tâm kinh tế, thương mại và văn hoá của miền Bắc. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây và Tây Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương. Có thể nói, Bắc Ninh là địa phương có vị trí địa chính trị, địa kinh tế thuận lợi cho sự phát triển kinh tế- xã hội.
Thời gian qua, Bắc Ninh đã có những bước chuyển biến về phương pháp điều hành, chỉ đạo và có thái độ kiên quyết thực hiện nội dung cải cách thủ tục hành chính phải ưu tiên hàng đầu. Trong đó gồm xây dựng cơ bản, chính sách kịp thời, phù hợp, rõ ràng, bình đẳng... Xây dựng mô hình bộ máy tinh gọn, đội ngũ cán bộ công chức có tính chuyên nghiệp cao, trách nhiệm rõ ràng. Đội ngũ công chức phải thường xuyên được cập nhật thông tin mới, đào tạo lại để hiểu biết ngang tầm với nhiệm vụ. Sử dụng tài chính công tiết kiệm, hiệu quả, không dàn trải, tiết kiệm chi thường xuyên để tập trung vốn cho đầu tư phát triển cùng với việc thu hút mạnh các nguồn đầu tư khác để hàng năm tăng vốn đầu tư xã hội từ 15-20% trở lên. Mặt khác, cũng phải chú ý đi tắt đón đầu, quan tâm xây dựng nền tảng của kinh tế tri thức như giáo dục đào
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn tạo, xây dựng đội ngũ lao động chất lượng cao, đội ngũ khoa học và quản lý giỏi; nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 70-75% vào năm 2012.
Nhìn lại những năm qua, kinh tế đều có những bước phát triển vững chắc và ổn định thể hiện ở nhiều mặt, GTGT năm sau cao hơn năm trước, cụ thể năm 2010, Bắc Ninh tăng trưởng 17,86% cao nhất từ trước tới nay và tính chung giai đoạn 2006-2010 Bắc Ninh tăng trưởng 15,3%. Năm 2011 trong bối cảnh kinh tế cả nước khó khăn, Bắc Ninh vẫn đạt tốc độ tăng trưởng lên đến 16,2% một tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước. Công nghiệp Bắc Ninh duy trì ở tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước trong những năm vừa qua. Năm 2010 giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt trên 36.886 tỷ( so với giá cố định 1994), tăng 57,3% so với năm 2009 và trở thành tỉnh có quy mô công nghiệp đứng thứ 9 cả nước. Năm 2011 Bắc Ninh tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng trên 70%, cũng là tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước, đạt giá trị 65 ngàn tỷ, vươn lên trở thành tỉnh có quy mô công nghiệp đứng thứ 6 cả nước sau TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu. Bắc Ninh năm 2011 có tổng thu ngân sách đạt mốc 7.100 tỷ, là năm đầu tiên Bắc Ninh đã ổn định ngân sách và là một trong 13 tỉnh đã đóng góp vào ngân sách TW. Năm 2011, GDP bình quân đạt 2.125 USD/người, là một trong những tỉnh dẫn đầu miền Bắc.
Tuy nhiên trong quá trình phát triển, việc thực hiện quy định về bảo hộ lao động và xử lý những chất thải ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường vẫn bị xem nhẹ. Khi giải quyết vấn đề trên các chủ doanh nghiệp phải bỏ ra những khoản chi phí lớn, điều này hầu như các chủ doanh nghiệp không muốn đã đẩy gánh nặng cho xã hội mà ngành y tế phải trực tiếp giải quyết. Đặc biệt, khi kinh tế ngày một phát triển thì cũng sẽ xuất hiện nhiều vấn đề xã hội phức tạp do lối sống không lành mạnh như các bệnh xã hội (HIV/AIDS, bệnh lây qua đường tình dục, lao, lạm dụng rượu,...) đã nảy sinh khiến vốn cho y tế phải gồng mình lên để phục vụ công tác chữa trị và phòng ngừa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn Như vậy, sự phát triển kinh tế - xã hội một mặt tạo ra điều kiện để tăng cường nguồn vốn cho y tế, mặt khác lại phát sinh những nhu cầu mới đòi hỏi chi tiêu một nguồn vốn lớn để duy trì ổn định xã hội. Vấn đề cân đối thu chi vốn cho y tế trong điều kiện hiện nay đòi hỏi rất linh hoạt để giữ ổn định chung góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Đồng thời, trong quá trình thực hiện chuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế thị trường làm cho các chủ doanh nghiệp hoạt động trên các lĩnh vực chủ yếu quan tâm đến tăng trưởng, lợi nhuận mà chưa quan tâm đúng mức đến sức khỏe cho người lao động. Việc thực hiện quy định về bảo hộ lao động và xử lý những chất thải ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường vẫn bị xem nhẹ. Khi giải quyết vấn đề trên các chủ doanh nghiệp phải bỏ ra những khoản chi phí lớn, điều này hầu như các chủ doanh nghiệp không muốn đã đẩy gánh nặng cho xã hội mà ngành y tế phải trực tiếp giải quyết. Đặc biệt, khi kinh tế ngày một phát triển thì cũng sẽ xuất hiện nhiều vấn đề xã hội phức tạp do lối sống không lành mạnh như các bệnh xã hội (HIV/AIDS, bệnh lây qua đường tình dục, lao, lạm dụng rượu,...) đã nảy sinh khiến vốn cho y tế phải gồng mình lên để phục vụ công tác chữa trị và phòng ngừa.
Như vậy, sự phát triển kinh tế - xã hội một mặt tạo ra điều kiện để tăng cường nguồn vốn cho y tế, mặt khác lại phát sinh những nhu cầu mới đòi hỏi chi tiêu một nguồn vốn lớn để duy trì ổn định xã hội. Vấn đề cân đối thu chi vốn cho y tế trong điều kiện hiện nay đòi hỏi rất linh hoạt để giữ ổn định chung góp phần phát triển kinh tế - xã hội.