Công tác kiểm tra, giám sát

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại các đơn vị y tế của tỉnh bắc ninh (Trang 34)

6. Kết cấu nội dung luận văn

1.4.6. Công tác kiểm tra, giám sát

Công tác kiểm tra giám sát có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn. Do đó việc quản lý sử dụng nguồn vốn NSNN tại các đơn vị cần phải đề cập đến công tác kiểm tra, giám sát thủ trưởng các đơn vị, cũng như cán bộ tài chính để nâng cao trách nhiệm cũng như hiệu quả sử dụng nguồn vốn này. Việc kiểm soát quá trình cấp phát, thanh toán các khoản chi của NSNN qua KBNN đã góp phần ngăn ngừa lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN. Còn hoạt động kiểm toán sau khi hoàn thành nghiệp vụ chi đã phát sinh và hoàn thành do cơ quan kiểm toán của Nhà nước thực hiện chủ yếu làm hạn chế phần nào tính khách quan, và kiểm soát chi sau khi các nghiệp vụ chi được thực hiện. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn bộc lộ một số hạn chế. Vì vậy phải có một cơ chế giám sát sát thực hơn nữa để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN, chống lãng phí và gian lận.

1.5. Kinh nghiệm quản lý sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc cho các đơn vị y tế

1.5.1. Trung Quốc

Cũng giống như Việt Nam hệ thống y tế Trung Quốc chủ yếu dựa vào hệ thống y tế công lập. Sự chuyển đổi kinh tế theo hướng kinh tế thị trường đã tác động mạnh đến hệ thống y tế . Tình hình quá tải ở các bệnh viện tuyến trung ương, trong khi các cơ sở y tế huyện và xã không sử dụng hết công suất. Trong khi chi phí y tế quốc gia tăng từ 3% GDP từ đầu những năm 90 và tới 5,3% đến năm 2000.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một loạt các chính sách động viên các tổ chức và cá nhân đầu tư cho lĩnh vực y tế. Mặc dù chính sách này giúp cải thiện tình trạng thiếu nguồn lực nhưng xét về hiệu quả đã tạo ra sự chồng chéo và lãnh phí về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế nhất là ở thành phố lớn. Đến năm 1979 thì Chính phủ đã đưa ra một hình thức hoạt động mới cho các bệnh viện được phép tự chủ nhiều hơn trong việc quyết định các vấn đề quản lý nội tại của các đơn vị. Quy định rõ trách nhiệm của Giám đốc bệnh viện, phân cấp quản lý rõ ràng. Và đã có những tín hiệu tốt khi một số bệnh viện đã mở rộng các dịch vụ hậu cần y tế, tinh giản đội ngũ cán bộ...

Về chính sách Bảo hiểm y tế cho người lao động nông thôn và thành thị thông qua hệ thống BHYT cơ bản cho người lao động ở khu vực thành thị trên toàn quốc, phương thức này chỉ đảm bảo "các dịch vụ y tế cơ bản" và có đặc điểm là sự kết hợp giữa việc chia sẻ rủi ro y tế trong xã hội qua Quỹ chia sẻ rủi ro và tài khoản tiết kiệm của cá nhân. Tất cả các doanh nghiệp và người lao động thành thị đều phải tham gia. Người lao động đóng góp 2% vào tài khoản lương.

1.5.2. Philippin

Quốc gia này ban hành Luật BHYT toàn dân vào năm 1995. Hệ thống BHYT Philippin (Phihealth) được hình thành gồm 3 cấp: Trung ương, tỉnh, huyện quản lý toàn bộ hoạt động BHYT trong cả nước.

Về quyền lợi bệnh nhân: bệnh nhân được lựa chọn cơ sở KCB đã được ...thẩm định đủ điều kiện KCB cho người có thẻ BHYT kể cả cả nhà nước và tư nhân. Luật BHYT quy định rất rõ quyền lợi của người có thẻ BHYT trong KCB nội trú, ngoại trú, những dịch vụ y tế nào BHYT không chi trả. Thời gian điều trị nội trúc được BHYT chi trả cũng được quy định đối với từng loại đối tượng.

Về phương thức thanh toán: chủ yếu theo phương thức gói dịch vụ y tế cùng với việc quy định quyền lợi công khai, minh bạch. Phương thức này làm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn giảm đáng kể thủ tục hành chính và đảm bảo an toàn cho Quỹ. Đối với bệnh nhân điều trị nội trú, áp dụng phương thức thực thanh, thực chi có định xuất và theo tuyến điều trị. Đối với điều trị ngoại trú, không thanh toán chi phí KCB ngoại trú trừ người nghèo nhưng mức độ rất thấp. Bệnh viện sẽ phải thu phần chi phí vượt trần thanh toán BHYT. Luật BHYT quy định kết dư của quỹ BHYT không được vượt quá tổng số chi BHYT của 2 năm. Nếu xảy ra kết dư thì phải tăng quyền lợi cho người tham gia BHYT hoặc giảm mức thu.

Với cơ chế thanh toán hiện nay, BHYT chỉ thanh toán 80-90% chi phí KCB ở tuyến 1(cơ sở) , khoảng 50-60% chi phí KCB ở tuyến 2 và 30-40% ở tuyến 3 (tuyến cao nhất). Thực tế, tính trung bình cho các tuyến điều trị thì BHYT mới chi khoảng 50% chi phí thực tế.

1.5.3. Bài học rút ra và khả năng áp dụng

Từ kinh nghiệm của một số nước trên, có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm như sau:

Thứ nhất: Bên cạnh hệ thống y tế công là chủ đạo, tỉnh Bắc Ninh cần

có chính sách khuyến khích phát triển y tế tư nhân, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân.

Nếu như trước đây chỉ quan tâm đến phát triển y tế khu vực nhà nước thì ngày nay các nước đều đón nhận sự đa dạng trong cung cấp DVYT từ các hình thức sở hữu khác nhau. Y tế tư nhân được pháp luật công nhận và có vai trò ngày càng lớn trong chăm sóc sức khỏe cho nhân dân đặt trong sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước về chất lượng. Hiện nay nước ta chưa cho phép phát triển BHYT tư nhân, nhưng tùy điều kiện của ngân sách tỉnh có thể có các hình thức hỗ trợ khác cho các đối tượng ưu tiên như trẻ em gia đình nghèo, người già không nơi nương tựa, phụ nữ mang thai... nhằm tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thứ hai: Để đảm bảo công bằng và hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe

nhân dân thì nguồn NSNN và BHYT xã hội là phương thức tài trợ tốt nhất. Kinh nghiệm của các nước cho thấy trong lĩnh vực y tế nhà nước có vai trò chủ đạo trong việc cung cấp nguồn tài chính dưới hai hình thức: từ NSNN và BHYT xã hội. Chính sự tham gia tích cực này của Nhà nước vào tài trợ và giám sát hoạt động y tế ở một số nước trực tiếp cung cấp dịch vụ y tế đã giúp cho họ đạt được những thành tựu tốt về sức khỏe.

Các nước trong khu vực Châu Á đều lựa chọn cách tài trợ chính cho y tế từ NSNN hoặc BHYT bắt buộc toàn dân. Trả tiền từ túi người dân như viện phí hay BHYT tư nhân chỉ được Nhà nước xem là các nguồn tài chính bổ sung. Viện phí được đánh giá là hình thức tài trợ sẽ tạo ra mất công bằng lớn trong chăm sóc sức khỏe (thể hiện rõ nhất là kinh nghiệm của Trung quốc) vì thế nó chỉ được sử dụng như là giải pháp tình thế trong quá trình tiến tới BHYT toàn dân. Nhà nước cố gắng đảm bảo dịch vụ y tế cho mọi người không có nghĩa là Nhà nước đảm bảo cung cấp mọi thứ theo yêu cầu của tất cả mọi người. Nguồn NSNN được tập trung cho các dịch vụ y tế dự phòng và chăm sóc sức khỏe ban đầu và đảm bảo nguồn tài trợ cho các tầng lớp dễ bị tổn thương trong xã hội như : người nghèo, người tàn tật...

Thứ ba: Chăm sóc sức khỏe toàn dân thông qua BHYT xã hội là giải

pháp được nhiều nước lựa chọn là hình thức tài trợ chính. Tuy nhiên, tiến tới BHYT toàn dân là quá trình lâu dài, trước mắt tỉnh có thể dùng nguồn NSNN địa phương để hỗ trợ cho người cao tuổi, người nghèo, người già không nơi nương tựa, hỗ trợ phần nào chi phí cho người nông dân đóng BHYT tự nguyện. Tuy nhiên rất khó trong việc vận động số đông tham gia BHYT tự nguyện trừ khi có quy định trong luật định. Để đảm bảo giải quyết vấn đề lạm dụng trong y tế từ phía bệnh nhân, tiết kiệm chi phí y tế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn không cần thiết, các nước đều sử dụng các hình thức khác nhau cùng chi trả trong khám chữa bệnh bằng BHYT.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi đặt ra cần giải quyết

- Nguồn vốn NSNN đầu tư cho các đơn vị y tế của tỉnh Bắc Ninh trong những năm qua đã được sử dụng như thế nào?

- Trong công tác sử dụng nguồn vốn NSNN, các đơn vị y tế của tỉnh Bắc Ninh đã đạt được những kết quả, hiệu quả như thế nào? Có những hạn chế nào? Điều đó được biểu hiện ở những tư liệu, số liệu cụ thể nào? Có lượng hóa được không? Cấp trên đánh giá như thế nào? Người dân cảm nhận và đánh giá ra sao?

- Những khó khăn, trở ngại, vướng mắc trong việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn NSNN của các đơn vị y tế của tỉnh Bắc Ninh là gì? Các cấp quản lý và các đơn vị y tế đã giải quyết, xử lý chúng như thế nào?

- Để nâng cao hiệu quả sử dụng và phát huy hiệu quả của nguồn vốn NSNN trong thời gian tới, các đơn vị y tế của tỉnh Bắc Ninh cần phải áp dụng những giải pháp cơ bản nào? Về phía các cơ quan trung ương, các cơ quan quản lý y tế cấp tỉnh Bắc Ninh cần phải có những cải tiến, đổi mới như thế nào để tạo điều kiện tốt nhất cho các đơn vị y tế sử dụng có hiệu quả nguồn vốn NSNN cho hoạt động của đơn vị mình?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Lựa chọn địa bàn nghiên cứu

Bắc Ninh là tỉnh được tái lập từ năm 1997 đến nay, với quy mô về diện tích tự nhiên và dân số nhỏ, nhưng có tốc độ tăng trưởng bình quân là 14,5%. Nên tỉnh có điều kiện quan tâm chăm sóc sức khỏe cho người dân thông qua việc cấp NSNN cho các đơn vị y tế nhằm nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn Hiện nay, hệ thống tổ chức y tế của tỉnh gồm Sở Y tế và 14 đơn vị trực thuộc (các bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, các trung tâm y tế dự phòng, trung tâm chăm sóc sức khỏe…). Do đặc điểm của ngành y bao gồm nhiều lĩnh vực, phạm vi nghiên cứu rộng. Mỗi một đơn vị lại có đặc thù riêng trong công tác sử dụng nguồn vốn NSNN. Vì vậy với khả năng có hạn của bản thân nên chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu đối với các Bệnh viện đa khoa (01 Bệnh viện đa khoa tỉnh và 07 Bệnh viện đa khoa huyện) và các Trung tâm y tê dự phòng tỉnh, huyện (bao gồm 01 Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh và 08 Trung tâm y tế dự phòng thành phố, huyện). Từ đó, có thể đề ra những giải pháp khả thi giúp các đơn vị y tế sử dụng nguồn vốn NSNN tiết kiệm và đạt hiệu quả.

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

Thu thập thông tin tốt sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về lý luận và thực tế, tạo điều kiện cho việc xử lý và phân tích thông tin, từ đó đánh giá chính xác về thực trạng vấn đề nghiên cứu và đề xuất những giải pháp xác thực giúp cho việc hoàn thiện công việc nghiên cứu của mình và của cơ sở. Đề tài sử dụng hai nguồn dữ liệu là thứ cấp và sơ cấp.

* Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Những dữ liệu thứ cấp được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm các sách, báo, tạp chí, các văn kiện, nghị quyết, các công trình đã được xuất bản, các số liệu về tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu, số liệu thống kê phản ánh điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Tỉnh. Ngoài ra chúng tôi còn tham khảo các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học. Những số liệu này được thu thập bằng cách sao chép, đọc, trích dẫn như trích dẫn tài liệu tham khảo.

Sử dụng các số liệu thống kê có sẵn của các bộ phận có liên quan: các bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng của tỉnh và huyện, các phòng ban chuyên môn của Bộ Y tế; Tổng cục thống kê, Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh, Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh, Sở Y tế, Sở Tài chính Bắc Ninh, các Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế dự phòng và các ngành chức năng khác có liên quan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn theo từng mốc thời gian, từng giai đoạn, từng nguồn NSNN cấp, từng khoản chi và hiệu quả của việc sử dụng nguồn NSNN....

Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp:

Sử dụng báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm của các đơn vị y tế từ cơ quan: Sở Y tế, Sở Tài chính, Kho Bạc Nhà Nước, Cụ thể:

- Tổng hợp Quyết toán NSNN các đơn vị y tế của tỉnh từ năm 2008 đến năm 2012.

- Đối với các đơn vị y tế: các loại báo cáo như : Báo cáo tổng hợp, chi tiết, thuyết minh báo cáo quyết toán NSNN các đơn vị y tế của tỉnh từ năm 2008 đến năm 2012.

* Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp dùng cho nghiên cứu này bao gồm các dữ liệu có liên quan đến các nguồn thu NSNN và sử dụng nguồn NSNN tại các đơn vị y tế được thu thập ở các điểm khảo sát điển hình, tham vấn ý kiến của các chuyên gia và ý kiến của các đối tượng trực tiếp sử dụng NSNN trong các đơn vị y tế của tỉnh.

Các dữ liệu sơ cấp này được thu thập bằng điều tra chọn mẫu đại diện, phỏng vấn cán bộ, lãnh đạo, cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ của các đơn vị y tế thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài.

Phỏng vấn điều tra trực tiếp: tổng số 130 mẫu, trong đó:

- Nhóm 1: Điều tra lãnh đạo các đơn vị từ cấp trưởng phòng, ban của các đơn vị y tế trở lên): 30 mẫu.

- Nhóm 2: Điều tra cán bộ chuyên môn các đơn vị: 50 mẫu. - Nhóm 3: Điều tra bệnh nhân: 50 mẫu.

Địa điểm điều tra tại 6 đơn vị: Bệnh viện Đa khoa tỉnh, bệnh viện đa khoa Từ Sơn, Bệnh viện đa khoa Lương Tài, Bệnh viện đa khoa Quế Võ,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm YTDP thành phố Bắc Ninh, Trung tâm YTDP huyện Tiên Du, huyện Gia Bình.

Nội dung và cơ cấu mẫu điều tra

TT Đối tƣợng khảo sát, điều tra

Số

mẫu Nội dung khảo sát, điều tra

1 Lãnh đạo

các đơn vị 30

Khảo sát đối tượng là lãnh đạo từ cấp trưởng phòng ban trở lên liên quan đến công tác quản lý sử dụng tài chính của các đơn vị y tế như Giám đốc, phó giám đốc phụ trách mảng tài chính, kế hoạch, trưởng phòng kế hoạch- tài chính, kế toán trưởng.... về mức độ đáp ứng nhu cầu vốn NSNN đối với hoạt động của đơn vị mình, kế hoạch, cách thức phân bổ nguồn vốn NSNN hàng năm.... (chi tiết theo phiếu điều tra)

2 Cán bộ chuyên

môn của đơn vị 50

Khảo sát đối tượng là các cán bộ trực tiếp sử dụng nguồn vốn NSNN trong các đơn vị y tế như cán bộ phòng kế hoạch- tài chính, thủ quỹ, các bác sỹ, y tá... về cách thức sử dụng có hợp lý không, lĩnh vực nào sử dụng là hiệu quả , lĩnh vực nào chưa hiệu quả, lãng phí, điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị đáp ứng nhu cầu thực tế không, thu nhập như thế nào... (chi tiết theo phiếu điều tra)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại các đơn vị y tế của tỉnh bắc ninh (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)