Nguồn vốn ngân sách nhà nước tại các đơn vị y tế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại các đơn vị y tế của tỉnh bắc ninh (Trang 65 - 77)

6. Kết cấu nội dung luận văn

3.3.1. Nguồn vốn ngân sách nhà nước tại các đơn vị y tế

Tại các đơn vị y tế, nguồn vốn có thể huy động được cũng bao gồm: ngân sách nhà nước, thu viện phí, thu BHYT, thu phí, lệ phí, thu từ dịch vụ y tế (tiêm vắc xin, nhà ăn, trông xe...) thu từ tài trợ, viện trợ và các nguồn khác. Thực trạng việc huy động vốn của các đơn vị y tế tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2008-2012 được thể hiện cụ thể ở bảng số liệu 3.3.

Bảng 3.3. Các nguồn vốn tại các đơn vị y tế tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2008 - 2012

Đơn vị tính: triệu đồng STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Tốc độ tăng bình quân (%) 1 Ngân sách 45.114 90.877 138.221 149.400 148.688 34,7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong đó: XDCB 14.145 45.169 69.200 79.588 80.147 54,3

2 Thu viện phí 13.586 23.656 36.855 38.163 57.110 43,2

3 Thu bảo hiểm y tế 23.854 31.470 42.111 68.200 91.178 39,8

4 Viện trợ, tài trợ 1.014 2.550 969 2.719 1.366 7,7

5 Thu khác 2.111 4.001 4.988 5.666 6.855 34,2

Tổng 85.679 152.554 223.144 264.148 305.197 37,4

(Nguồn: Báo cáo quyết toán NSNN-Sở Tài chính Bắc Ninh 2008- 2012)

Trước hết phải khẳng định rằng trong những năm gần đây, việc cấp NSNN cho các đơn vị y tế của tỉnh đã có những tiến bộ rõ rệt, năm 2008 là 45.114 triệu đồng thì đến năm 2012 là 148.688 triệu đồng, đáp ứng tốt nhu cầu thực hiện các chức năng của Nhà nước trong y tế như đảm bảo kinh phí khám chữa bệnh cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia, thực hiện nâng cấp y tế tuyến huyện và đầu tư cơ sở vật chất... điều này thể hiện rõ ràng hơn trong chính sách của tỉnh đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất cho các đơn vị y tế (bao gồm các Bệnh viện Đa khoa và Trung tâm y tế dự phòng), giúp nâng cao hơn nữa nhu cầu khám chữa bệnh, phòng bệnh của người dân.

Nguồn vốn thu được của các đơn vị y tế từ nguồn NSNN cấp và các nguồn vốn khác ngoài NSNN cấp không ngừng tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong ngành y tế nói chung. Cụ thể số liệu ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Cơ cấu nguồn vốn phục vụ hoạt động Y tế Bắc Ninh giai đoạn 2008 - 2012

Đơn vị tính: %

Stt Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 BQ

1 Ngân sách 52,7 59,6 61,9 56,6 48,7 55,9

Trong đó: XDCB 31,4 49,7 50,1 53,3 53,9 47,7

2 Thu viện phí 15,9 15,5 16,5 14,4 18,7 16,2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn

4 Viện trợ, tài trợ 1,2 1,7 0,4 1,0 0,4 1,0

5 Thu khác 2,5 2,6 2,2 2,1 2,2 2,3

Tổng 100 100 100 100 100 100

(Nguồn: Báo cáo quyết toán NSNN-Sở Tài chính Bắc Ninh 2008- 2012)

Mặc dù các nguồn vốn huy động khác (thu viện phí, BHYT, thu khác) có tốc độ tăng bình quân lớn hơn nguồn vốn NSNN cấp và tăng dần tỷ trọng trong cơ cấu nguồn vốn của các đơn vị nhưng nguồn vốn NSNN dành cho các đơn vị vẫn có tốc độ tăng bình quân năm là 34,7% trong các năm giai đoạn từ 2008- 2012. Tuy nhiên mức tăng này chủ yếu dành để đầu tư cho XDCB, nguồn vốn này dành cho các đơn vị y tế chiếm 84,7% tổng mức đầu tư XDCB toàn ngành. Cụ thể là các công trình phục vụ cho y tế đang gấp rút được đầu tư xây dựng nâng cấp xây mới như Bệnh viện đa khoa nâng cấp phấn đấu trở thành bệnh viện khu vực vào năm 2015, đầu tư xây mới Bệnh viện Đa khoa huyện Từ Sơn, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh... điều này thể hiện rõ ràng hơn trong chính sách của tỉnh đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất cho các đơn vị y tế ( bao gồm các Bệnh viện Đa khoa và Trung tâm y tế dự phòng), giúp nâng cao hơn nữa nhu cầu khám chữa bệnh, phòng bệnh của người dân nên nguồn vốn thu được của các đơn vị này từ nguồn NSNN cấp và các nguồn vốn khác ngoài NSNN cấp không ngừng tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong ngành y tế nói chung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn

Biểu đồ 3.1. Vốn cho các đơn vị y tế của tỉnh Bắc Ninh từ 2008-2012

3.3.1.1. Ngân sách cấp cho các đơn vị y tế Bắc Ninh

Về cơ bản, tổng nguồn thu ngân sách địa phương cho y tế tỉnh liên tục tăng qua các năm, từ 30.969 triệu đồng năm 2008 lên đến 68.541 triệu đồng năm 2012, đây là xu thế hợp lý. Số liệu cụ thể được thể hiện ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. Chi tiết ngân sách cấp cho các đơn vịy tế Bắc Ninh 2008 - 2012 Đơn vị tính: triệu đồng STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Tốc độ tăng BQ (%) Tổng số 30.969 45.708 69.021 69.812 68.541 21,97 1 Công tác quản lý 734 1.358 2.758 2.351 2.948 41,57

2 Công tác đào tạo 500 1.056 1.350 2.560 3.921 67,34

3 Hoạt động y tế 29.735 43.294 64.913 64.901 61.672 20,01

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.1 Chương trình mục tiêu 4.740 5.952 6.214 6.714 7.102 10,6 3.2 Nâng cấp trang thiết bị 4.500 6.152 10.414 8.100 6.124 8,0 3.3 Nghiên cứu khoa học 149 521 1.562 2.142 2.915 110,3

(Nguồn: Báo cáo quyết toán NSNN-Sở Tài chính Bắc Ninh, 2008-2012)

Nhìn vào bảng trên, ta thấy nguồn ngân sách cấp cho các đơn vị y tế có xu hướng tăng từng năm đặc biệt từ năm 2010 đến năm 2012.

- Vốn ngân sách cho công tác quản lý: Tính theo đầu biên chế và hợp đồng, năm 2008-2012 định mức chi là: trong biên chế 30 triệu đồng/biên chế và 20 triệu/hợp đồng, do vậy kinh phí hàng năm là không đổi. Theo số liệu bảng 3.5, kinh phí tăng từ 734 triệu năm 2008 đến năm 2011 tăng lên là 2.560 triệu đồng và năm 2012 là 2.948 triệu đồng. Ngoài nguyên nhân do Chính phủ tăng lương tối thiểu cho đầu biên chế còn do các đơn vị chưa sử dụng nguồn vốn này có hiệu quả do bộ máy quản lý cồng kềnh, thừa bộ phận quản lý thiếu cán bộ chuyên môn. Vì vậy cần rút gọn biên chế quản lý và tăng cường tiết kiệm chi cho lĩnh vực quản lý nhà nước.

- Vốn cho sự nghiệp đào tạo: nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ y tế nên nguồn vốn này đã tăng đáng kể năm 2008 kinh phí dành cho sự nghiệp đào tạo là 500 triệu đồng thì đến năm 2012 là 3.921 triệu đồng. Qua kết quả điều tra 50 cán bộ ngành y tế cho ta thấy 94% số cán bộ được hỏi nhận thấy công tác đào tạo chuyên môn được lãnh đạo các đơn vị quan tâm và coi là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài. Cán bộ ngành thường xuyên được cử đi học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Tổ chức các buổi học tập kinh nghiệm thực tế tại các đơn vị y tế đầu ngành… Ngành y tế tỉnh Bắc Ninh đã xây dựng Đề án quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực y tế đến năm 2015.Điều này đã phần nào thấy được quyết tâm của tỉnh trong việc nâng cao hơn nữa chất lượng khám chữa bệnh, phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước ưu tiên phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn - Vốn sự nghiệp y tế: Theo kết quả điều tra đối với các lãnh đạo phụ trách tài chính của các đơn vị về tầm ảnh hưởng của việc phân bổ nguồn ngân sách thì có đến 87% số người được hỏi cho rằng việc phân bổ dự toán ngân sách nhà nước đóng vai trò rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN tại các đơn vị y tế. Việc phân bổ khoa học, đảm bảo đủ kinh phí, hợp lý sẽ giúp các đơn vị y tế chủ động trong việc sử dụng. Theo Quyết định số 139/2003/QĐ-TTg Định mức phân bổ ngân sách cho sự nghiệp y tế tính theo đầu người dân kết hợp với hệ số vùng tại tỉnh đồng bằng như tỉnh Bắc Ninh là 35.400 đồng/đầu người đã được nâng lên là 79.280 đồng/đầu người theo Quyết định số 151/2006/QĐ-TTg. Với dân số tỉnh Bắc Ninh hiện nay hơn 1 triệu dân, kinh phí đạt 80 tỷ một năm. Đây được coi là bước tiến lớn của Chính phủ trong việc cải thiện toàn diện cho ngành y tế. Ngoài ra được sự quan tâm của tỉnh đối với một số ngành trong đó có ngành y tế, đó là ngoài định mức phân bổ kinh phí theo quy định của Chính phủ thì tỉnh đã ban hành Quyết định số 153/2010/QĐ- UBND ngày 10/12/2010 về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương, đối với ngành y tế phấn đấu nâng mức tự trang trải nhu cầu chi từ nguồn thu của mình để dành nguồn thu ưu tiên bố trí cho những đơn vị hoạt động chủ yếu bằng nguồn ngân sách nhà nước. Hàng năm ngoài nguồn NSNN theo định mức, ngành y tế đều được bổ sung kinh phí từ nguồn NSĐP nhằm giải quyết phần nào khó khăn. Nên phân bổ ngân sách cho các đơn vị tuyến tỉnh (bệnh viện chuyên khoa đạt 25 triệu đồng/giườngbệnh/năm, bệnh viện đa khoa đạt 27 triệu đồng/giường bệnh/năm, bệnh viện tuyến huyện đạt 14-15 triệu đồng/giường bệnh/năm). Do vậy, đã cải thiện rất lớn trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên, so với thực tế mức kinh phí này chưa đáp ứng được nhu cầu do một số nguyên nhân vĩ mô như lạm phát những năm 2010 đến năm 2012 khá cao, giá thuốc và các vật tư không ngừng tăng, các bệnh hiểm nghèo, bệnh có chi phí y tế cao có xu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn hướng tăng... dẫn đến chi phí thực tế lớn hơn nhiều. Trong đó, để duy trì hoạt động cơ bản của một giường bệnh trong năm ở tuyến tỉnh phải cần 30-35 triệu đồng, tuyến huyện 20-25 triệu đồng.

Bảng 3.6. Cơ cấu ngân sách cấp cho các đơn vị y tế Bắc Ninh 2008 - 2012

Đơn vị tính: %

STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 BQ

Tổng số 100 100 100 100 100 100

1 Công tác quản lý 2,37 2,97 4,00 3,37 4,30 3,40

2 Công tác đào tạo 1,61 2,31 1,96 3,67 5,72 3,05

3 Hoạt động y tế 96,02 94,72 94,05 92,97 89,98 93,55

Trong đó:

3.1 Chương trình mục tiêu 15,94 13,75 9,57 10,34 11,52 12,22 3.2 Nâng cấp trang thiết bị 15,13 14,21 16,04 12,48 9,93 13,56 3.3 Nghiên cứu khoa học 0,50 1,20 2,41 3,30 4,73 2,43

(Nguồn: Báo cáo quyết toán NSNN-Sở Tài chính Bắc Ninh, 2008-2012)

Nhìn vào bảng 3.6 ta đã thấy sự thay đổi hợp lý hơn giữa các chỉ tiêu phân bổ. Hoạt động y tế luôn được ưu tiên chú trọng hơn cả, cơ bản chiếm trên 90%, phần nào phản ánh được hiệu quả trong việc phân bổ của các cấp quản lý. Điều này đã được các nhà quản lý khẳng định qua kết quả điều tra. Tuy nhiên do nguồn kinh phí hạn hẹp, đòi hỏi phải có thứ tự ưu tiên giữa các chỉ tiêu trong phân bổ nên không thể tránh được tình trạng bất hợp lý giữa các đơn vị do mỗi đơn vị có tính chất đặc thù riêng nên khi nguồn vốn này phân bổ chi tiết về các đơn vị thì tuỳ chức năng nhiệm vụ của đơn vị mà thủ trưởng đơn vị tính toán sử dụng sao cho hợp lý mà không có một cơ chế chung cụ thể nào cả, thụ động trong việc sử

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn dụng nguồn vốn NSNN dẫn đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn này còn nhiều bất cập khó quản lý.

3.3.1.2. Viện phí

Ngày 24/4/1989 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), đã bàn hành Quyết định số 45/HĐBT cho phép các cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước thu một phần viện phí. Sau đó, Chính phủ ban hành Nghị định 95/CP ngày 27/8/1994 và Nghị định 33/CP ngày 23/5/1995 sửa đổi chế độ thu một phần viện phí. Kết quả này đã có tác động tích cực góp phần làm tăng nguồn vốn cho hoạt động của các bệnh viện, các trung tâm YTDP. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, ý thức trách nhiệm của người dân đối vơí sức khỏe của chính mình, thúc đẩy công tác xã hội hóa hoạt động y tế.

Hiện nay viện phí trở thành nguồn cung cấp tài chính quan trọng của các đơn vị y tế. Nhìn vào Bảng 3.7, viện phí toàn ngành có tốc độ tăng bình quân là 41,3% thì các đơn vị y tế có tốc độ tăng cao hơn là 43,2%; nếu như năm 2008 thu viện phí 13.586 triệu đồng thì năm 2012 tăng lên 57.110 triệu đồng. Số viện phí này chủ yếu thu được từ các bệnh viện đa khoa (chiếm trên 80%), do các trung tâm y tế dự phòng thực hiện chức năng khám chữa bệnh rất nhỏ, tuy nhiên nguồn thu viện phí từ các trung tâm có xu hướng tăng do được trang bị cơ sở vật chất và các máy móc thiết bị, chất lượng cung cấp dịch vụ cho người dân được cải thiện và có uy tín tạo sự tin tưởng cho người dân vào khám chữa bệnh, giúp giảm tải bệnh nhân ở các bệnh viện đa khoa. Nguồn viện phí tăng nhanh sẽ giảm bớt khó khăn về chi phí cho hệ thống bệnh viện công. Số viện phí này phải trích 35% làm lương sau khi trừ thuốc, máu, dịch truyền, số còn được để lại chi tiêu và trích lập quỹ (số liệu cụ thể qua các năm 2008 - 2012 ở bảng 3.7).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn Đơn vị tính: triệu đồng Stt Viện phí 2008 2009 2010 2011 2012 Tốc độ tăng bình quân (%) 1 Toàn ngành 15.657 25.236 41.758 52.148 62.412 41,3 2 Các đơn vị y tế 13.586 23.656 36.855 38.163 57.110 43,2 Trong đó: Các BVĐK 12.177 21.202 32.847 33.158 52.545 44,1 - Tỷ trọng(%) 89,63 89,63 89,12 86,89 92,01 Các TTYTDP 1.409 2.454 4.008 5.005 4.565 34,2 - Tỷ trọng(%) 10,37 10,37 10,88 13,11 7,99

(Nguồn:Báo cáo QT Ngân sách ngành y tế-Sở Y tế Bắc Ninh, 2008 - 2012)

Như vậy, với khung giá thu một phần viện phí theo Quyết định số 112/2006/QĐ-UB ngày 31/10/2006 UBND tỉnh Bắc Ninh qui định danh mục và mức thu một phần viện phí tại các cơ sở y tế ở mức trung bình so với khung giá theo Thông tư liên bộ số 03/2006/TTLT - BYT - BTC - BLĐTB & XH bổ sung Thông tư 14/TTLB ngày 30/9/1995. Khung giá này đến nay không còn phù hợp và đang được sửa đổi và áp dụng từ năm 2012. Vì vậy, số thu này chưa bù đắp được chi phí khám chữa bệnh. Việc thu viện phí tại một số huyện còn chênh lệnh mặc dù tỷ lệ giường bệnh giữa các huyện như nhau và số dân như nhau. Điều đó phản ánh việc cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh không đồng đều giữa các huyện, việc quản lý viện phí còn bất cập.

3.3.1.3. Bảo hiểm y tế

Nguồn tài chính từ BHYT đã góp phần quan trọng cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, nhất là trong các bệnh viện. Nhờ có nguồn vốn này mà nhiều cơ sở khám chữa bệnh, nhất là tuyến huyện, có điều kiện để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn củng cố và phát triển. BHYT trở thành hình thức cơ bản quan trọng của chính sách huy động cộng đồng cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Bảng 3.8. Nguồn thu bảo hiểm y tế các đơn vị y tế tỉnh Bắc Ninh 2008 - 2012 Đơn vị tính: triệu đồng Stt BHYT 2008 2009 2010 2011 2012 Tốc độ tăng bình quân (%) 1 Toàn ngành 27.337 35.211 47.250 72.144 96.266 36,99 2 Các đơn vị y tế 23.854 31.470 42.111 68.200 91.178 39,82 Trong đó: Các BVĐK 22.100 29.587 39.954 64.525 86.545 40,67 - Tỷ trọng(%) 92,65 94,02 94,88 94,61 94,92 Các TTYTDP 1.754 1.883 2.157 3.675 4.633 27,48 - Tỷ trọng(%) 7,35 5,98 5,12 5,39 5,08

(Nguồn: Báo cáo QT Ngân sách ngành y tế-Sở Y tế Bắc Ninh, 2008 - 2012)

Theo số liệu ở bảng 3.8, nguồn thu BHYT toàn ngành ngày càng tăng, tỷ lệ tăng các năm sau so với năm trước là: 128,8% năm 2008/2009, 134,1% năm 2009/2010 và tăng nhanh chóng vào các năm 2011 - 2012. Xét về tốc độ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại các đơn vị y tế của tỉnh bắc ninh (Trang 65 - 77)