6. Kết cấu nội dung luận văn
2.3.2. Các chỉ tiêu chủ yếu đánh giá hiệu quả hoạt động y tế
Thứ nhất, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phòng bệnh
Khu vực phòng bệnh còn gọi là khu vực y tế dự phòng. Các dịch vụ y tế xuất hiện trong khu vực này nhằm cải thiện môi trường, giảm phát sinh các loại dịch bệnh như phun diệt muỗi, diệt côn trùng và các kí sinh trùng gây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn bệnh, tuyên truyền hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khoẻ cho con người, cho tiêm chủng và uống thuốc phòng các bệnh dịch.
Cần đánh giá hiệu quả cho từng hoạt động này. Các chỉ tiêu chủ yếu được trình bày ở bảng 2.1.
Bảng 2.1. Hiệu quả từng chƣơng trình mục tiêu TT Chƣơng trình phòng bệnh Chỉ tiêu đánh giá
1 Phòng chống AIDS
- Số tiền chi ra/10.000 dân
- Số người nhiễm AIDS/10.000 dân - Tỷ lệ người nhiễm bệnh được quản lý
2 Sốt rét
- Số tiền chi ra/10.000 dân - Số người bị sốt rét/10.000 dân - Số người bệnh được chữa trị
3 Tiêm chủng mở rộng
- Số tiền chi ra/10.000 dân
- Số người được tiêm chủng/tổng số tiền chi ra
- Số người nhiễm bệnh/10.000 dân
4 Lao
- Số tiền chi ra/10.000 dân
- Số người nhiễm bệnh/10.000 dân - Số người bệnh được điều trị
5 Phòng chống suy dinh dưỡng - Số tiền chi ra/10.000 dân - Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng
Thứ hai, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả khám, chữa bệnh
Khu vực khám, chữa bệnh còn gọi là khu vực khám và điều trị. Các dịch vụ y tế trong khu vực này là nhằm tạo được các biện pháp để chẩn đoán bệnh, chạy chữa cho người bệnh phải nằm điều trị tại các cơ sở có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn giường bệnh. Đây là khu vực đòi hỏi chi phí tốn kém nhất so với chi phí tại khu vực phòng bệnh.
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả ở khu vực khám, chữa bệnh: chi phí bình quân cho một ca khám, cho 1ngày nằm viện (trong điều kiện đảm bảo các dịch vụ đã xác định), chi phí bình quân trong điều trị một loại bệnh nào đó, chi phí thực tế/chi phí kế hoạch, giảm các chi phí không cần thiết cho một ngày điều trị/giường bệnh,...
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động khám, chữa bệnh phải được đánh giá ở từng cơ sở khám chữa bệnh của ngành y tế. Nếu mọi hoạt động cấp ngân sách cho các cơ sở y tế không theo địa chỉ định sẵn (chẳng hạn bệnh viện công lập) mà trên cơ sở hiệu quả có kiểm soát chất lượng phòng, khám và chữa bệnh thì tình hình phòng, khám và chữa bệnh trong ngành y tế chắc chắn sẽ được cải thiện hơn nhiều.
Thứ 3: Một số chỉ số sức khoẻ cơ bản kế hoạch đặt ra
Đây là một số chỉ tiêu cơ bản phản ánh tình trạng sức khoẻ người dân có được cải thiện, nâng cao hơn hay không so với quá trình phát triển kinh tế xã hội, thể hiên rõ ràng hiệu quả về mặt xã hội mà ngành y tế đem lại cho cộng đồng trên cơ sở đầu tư từ nguồn cơ bản là NSNN.
- Tỷ suất trẻ tử vong dưới 1 tuổi so với kế hoạch đặt ra của tỉnh, so với cả nước qua từng năm, từng thời kỳ
Chỉ tiêu phản ánh mức chết của trẻ em, trong đó tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi là chỉ tiêu quan trọng nhất và được sử dụng nhiều nhất. Nó phản ánh tỷ lệ trẻ em chết dưới 1 tuổi trong năm tính bình quân trên 1000 trẻ em sinh ra sống trong năm đó. Công thức tính:
IMR (‰)=
Số trẻ em dưới 1 tuổi chết trong năm xác định
x 1000 Tổng số trẻ em sinh ra sống trong cùng năm đó
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Tỷ suất trẻ tử vong dưới 5 tuổi so với kế hoạch đặt ra của tỉnh, so với cả nước qua từng năm, từng thời kỳ.
Cách xác định giống như đối với trẻ 1 tuổi.
- Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi so với kế hoạch đặt ra của tỉnh, so với cả nước qua từng năm, từng thời kỳ.
Được xác định trên cơ sở số trẻ SDD (tỷ lệ chiều cao, cân nặng) so với tiêu chuẩn chung của Bộ y tế ban hành trên tổng số trẻ cùng độ tuổi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI CÁC ĐƠN VỊ Y TẾ CỦA TỈNH BẮC NINH 3.1. Địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Lý do chọn địa bàn nghiên cứu
Chọn địa điểm nghiên cứu là vấn đề hết sức quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả nghiên cứu. Tác giả chọn địa bàn nghiên cứu là tỉnh Bắc Ninh vì:
Tỉnh Bắc Ninh được tách ra từ tỉnh Hà Bắc năm 2007, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, phấn đấu đến năm 2015 cơ bản là tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại. Bắc Ninh có sức thu hút lực lượng lao động vào các khu công nghiệp lớn, có mật độ dân số khá đông nên nhu cầu về y tế, chăm sóc sức khoẻ của người dân rất cao, là thách thức lớn cho ngành y tế của tỉnh. Tuy nhiên để có thể đáp ứng tốt nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, đòi hỏi nguồn lực phải dồi dào, nhất là nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực y tế trong đó phần lớn là từ NSNN. Do đặc thù của ngành nên nguồn vốn đầu tư đòi hỏi lượng rất lớn và thời gian thu hồi vốn kéo dài nên việc thu hút các nguồn vốn khác ngoài NSNN gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, hiệu quả sử dụng vốn NSNN đầu tư cho lĩnh vực y tế trong những năm qua còn nhiều hạn chế, do đó nếu tìm ra được những giải pháp hữu hiệu, có tính khả thi trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN sẽ giúp cho ngành y tế Bắc Ninh tiến kịp với các tỉnh bạn và tiếp cận được những công nghệ cao trên thế giới, đáp ứng tốt nhất nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.
Tác giả đang làm ở Sở Tài chính Bắc Ninh nên có điều kiện để thu thập, tiếp cận các nguồn tài liệu, tư liệu đảm bảo tính đầy đủ, chính xác và có thể đánh giá đúng đắn thực trạng sử dụng nguồn vốn NSNN tại các đơn vị y
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn tế và đề ra những giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng, có tính khả thi.
3.1.2. Đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu
Tỉnh Bắc Ninh được tái lập từ ngày 01/01/1997, bao gồm Thành phố Bắc Ninh và 7 huyện thị: Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ, Yên Phong, Thuận Thành, Tiên Du, Từ Sơn. Diện tích tự nhiên là 80.757 ha, dân số toàn tỉnh là 1.038.299 người. Bắc Ninh có diện tích tự nhiên chỉ chiếm 0,2% diện tích tự nhiên cả nước và là địa phương có diện tích tự nhiên nhỏ nhất trong 64 tỉnh, thành phố.
Bắc Ninh nằm ở cửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà Nội trong tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có các đường giao thông lớn quan trọng chạy qua, nối liền tỉnh với các trung tâm kinh tế, thương mại và văn hoá của miền Bắc. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây và Tây Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương. Có thể nói, Bắc Ninh là địa phương có vị trí địa chính trị, địa kinh tế thuận lợi cho sự phát triển kinh tế- xã hội.
Thời gian qua, Bắc Ninh đã có những bước chuyển biến về phương pháp điều hành, chỉ đạo và có thái độ kiên quyết thực hiện nội dung cải cách thủ tục hành chính phải ưu tiên hàng đầu. Trong đó gồm xây dựng cơ bản, chính sách kịp thời, phù hợp, rõ ràng, bình đẳng... Xây dựng mô hình bộ máy tinh gọn, đội ngũ cán bộ công chức có tính chuyên nghiệp cao, trách nhiệm rõ ràng. Đội ngũ công chức phải thường xuyên được cập nhật thông tin mới, đào tạo lại để hiểu biết ngang tầm với nhiệm vụ. Sử dụng tài chính công tiết kiệm, hiệu quả, không dàn trải, tiết kiệm chi thường xuyên để tập trung vốn cho đầu tư phát triển cùng với việc thu hút mạnh các nguồn đầu tư khác để hàng năm tăng vốn đầu tư xã hội từ 15-20% trở lên. Mặt khác, cũng phải chú ý đi tắt đón đầu, quan tâm xây dựng nền tảng của kinh tế tri thức như giáo dục đào
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn tạo, xây dựng đội ngũ lao động chất lượng cao, đội ngũ khoa học và quản lý giỏi; nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 70-75% vào năm 2012.
Nhìn lại những năm qua, kinh tế đều có những bước phát triển vững chắc và ổn định thể hiện ở nhiều mặt, GTGT năm sau cao hơn năm trước, cụ thể năm 2010, Bắc Ninh tăng trưởng 17,86% cao nhất từ trước tới nay và tính chung giai đoạn 2006-2010 Bắc Ninh tăng trưởng 15,3%. Năm 2011 trong bối cảnh kinh tế cả nước khó khăn, Bắc Ninh vẫn đạt tốc độ tăng trưởng lên đến 16,2% một tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước. Công nghiệp Bắc Ninh duy trì ở tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước trong những năm vừa qua. Năm 2010 giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt trên 36.886 tỷ( so với giá cố định 1994), tăng 57,3% so với năm 2009 và trở thành tỉnh có quy mô công nghiệp đứng thứ 9 cả nước. Năm 2011 Bắc Ninh tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng trên 70%, cũng là tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước, đạt giá trị 65 ngàn tỷ, vươn lên trở thành tỉnh có quy mô công nghiệp đứng thứ 6 cả nước sau TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu. Bắc Ninh năm 2011 có tổng thu ngân sách đạt mốc 7.100 tỷ, là năm đầu tiên Bắc Ninh đã ổn định ngân sách và là một trong 13 tỉnh đã đóng góp vào ngân sách TW. Năm 2011, GDP bình quân đạt 2.125 USD/người, là một trong những tỉnh dẫn đầu miền Bắc.
Tuy nhiên trong quá trình phát triển, việc thực hiện quy định về bảo hộ lao động và xử lý những chất thải ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường vẫn bị xem nhẹ. Khi giải quyết vấn đề trên các chủ doanh nghiệp phải bỏ ra những khoản chi phí lớn, điều này hầu như các chủ doanh nghiệp không muốn đã đẩy gánh nặng cho xã hội mà ngành y tế phải trực tiếp giải quyết. Đặc biệt, khi kinh tế ngày một phát triển thì cũng sẽ xuất hiện nhiều vấn đề xã hội phức tạp do lối sống không lành mạnh như các bệnh xã hội (HIV/AIDS, bệnh lây qua đường tình dục, lao, lạm dụng rượu,...) đã nảy sinh khiến vốn cho y tế phải gồng mình lên để phục vụ công tác chữa trị và phòng ngừa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn Như vậy, sự phát triển kinh tế - xã hội một mặt tạo ra điều kiện để tăng cường nguồn vốn cho y tế, mặt khác lại phát sinh những nhu cầu mới đòi hỏi chi tiêu một nguồn vốn lớn để duy trì ổn định xã hội. Vấn đề cân đối thu chi vốn cho y tế trong điều kiện hiện nay đòi hỏi rất linh hoạt để giữ ổn định chung góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Đồng thời, trong quá trình thực hiện chuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế thị trường làm cho các chủ doanh nghiệp hoạt động trên các lĩnh vực chủ yếu quan tâm đến tăng trưởng, lợi nhuận mà chưa quan tâm đúng mức đến sức khỏe cho người lao động. Việc thực hiện quy định về bảo hộ lao động và xử lý những chất thải ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường vẫn bị xem nhẹ. Khi giải quyết vấn đề trên các chủ doanh nghiệp phải bỏ ra những khoản chi phí lớn, điều này hầu như các chủ doanh nghiệp không muốn đã đẩy gánh nặng cho xã hội mà ngành y tế phải trực tiếp giải quyết. Đặc biệt, khi kinh tế ngày một phát triển thì cũng sẽ xuất hiện nhiều vấn đề xã hội phức tạp do lối sống không lành mạnh như các bệnh xã hội (HIV/AIDS, bệnh lây qua đường tình dục, lao, lạm dụng rượu,...) đã nảy sinh khiến vốn cho y tế phải gồng mình lên để phục vụ công tác chữa trị và phòng ngừa.
Như vậy, sự phát triển kinh tế - xã hội một mặt tạo ra điều kiện để tăng cường nguồn vốn cho y tế, mặt khác lại phát sinh những nhu cầu mới đòi hỏi chi tiêu một nguồn vốn lớn để duy trì ổn định xã hội. Vấn đề cân đối thu chi vốn cho y tế trong điều kiện hiện nay đòi hỏi rất linh hoạt để giữ ổn định chung góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
3.2. Tình hình cơ bản của ngành y tế của tỉnh Bắc Ninh
3.2.1. Mạng lưới y tế
3.2.1.1. Mạng lưới y tế công lập a. Hệ thống tổ chức bộ máy
Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao các đơn vị y tế được tổ chức theo các lĩnh vực sau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn Theo số liệu tính đến năm 2012, cả tỉnh có 16 bệnh viện cả công và tư, với 1.820 giường bệnh (từ các bệnh viện tuyến huyện trở lên), đạt 17,5 giường/vạn dân. Trong đó có 14 bệnh viện công lập và 02 bệnh viện tư nhân. Về loại hình và tính chất chuyên khoa, có 8 bệnh viện đa khoa; trong đó có 01 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, 07 bệnh viên đa khoa tuyến huyện, 04 bệnh viện chuyên khoa và 01 bệnh viện Y học cổ truyền.
Ngoài các tổ chức trên đây còn có Trung tâm bảo vệ bà mẹ trẻ em - Kế hoạch hóa gia đình tuyến tỉnh và đội sinh đẻ kế hoạch tuyến huyện làm dịch vụ kế hoạch hóa gia đình....
Lĩnh vực y tế dự phòng:
Lĩnh vực này có 09 đơn vị, gồm 01 trung tâm y tế dự phòng tỉnh và 07 trung tâm y tế dự phòng huyện. Tỉnh còn có Trung tâm phòng bệnh xã hội và Trung tâm phòng chống sốt rét. Hiện nay, các tổ chức này cũng đảm nhiệm chính các chương trình mục tiêu quốc gia. Các tổ chức này cũng trực tiếp giải quyết các thiên tai, thảm họa, những vụ ngộ độc thực phẩm và chịu trách nhiệm kiểm dịch y tế.
Lĩnh vực đào tạo:
Hiện nay, tỉnh có 01 trường trung học Y Dược, chủ yếu đào tạo loại hình cán bộ là: y tá, dược tá, điều dưỡng viên... Hướng những năm tới, ngành y tế sẽ đề nghị Chính phủ cho nâng cấp trung học Y Dược thành trường Cao đẳng Y Dược.
Lĩnh vực giám định, kiểm nghiệm, kiểm nghiệm:
Về giám định của tỉnh có Trung tâm giám định y khoa, giám định y pháp và giám định tâm thần) trực tiếp làm nhiệm vụ giám định sức khỏe, bệnh tật giúp ngành Lao động-Thương binh-Xã hội giải quyết chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, thương binh, bệnh binh và những người có công với nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn Tỉnh có 1 Trung tâm kiểm nghiệm và 01 Chi cục Kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong tương lai, khu vực này sẽ phải hợp nhất các đơn vị có cùng chức năng để thành lập một Trung tâm kiểm nghiệm y tế chung về mỹ phẩm và thực phẩm.
Lĩnh vực dược - thiết bị y tế:
Hiện nay có Công ty cổ phần Dược phẩm Bắc Ninh đã được cấp giấy phép hoạt động.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn
Sơ đồ 3.1. Bộ máy tổ chức ngành Y tế tỉnh Bắc Ninh
Bộ y tế Sở Y tế UBND huyện, TP Bệnh viện đa khoa tỉnh Bệnh viện y học cổ truyền Bệnh viện Phong Da liễu Bệnh viện tâm thần Bệnh viện điều dưỡng PHCN Bệnh viện Lao Bệnh Phổi Trường