Hiệu quả hoạt động của các Chương trình mục tiêu về y tế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại các đơn vị y tế của tỉnh bắc ninh (Trang 89 - 91)

6. Kết cấu nội dung luận văn

3.3.2. Hiệu quả hoạt động của các Chương trình mục tiêu về y tế

Sau 5 năm hệ thống y tế Bắc Ninh tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị số 06 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quyết định số 370 của Bộ trưởng Bộ y tế và Thông tri số 05 của Tỉnh uỷ Bắc Ninh về củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động mạng lưới y tế cơ sở, chính quyền các cấp đặc biệt quan tâm đầu tư phát triển sự nghiệp y tế. Đầu tư kinh phí cho các chương trình này có xu hướng ngày càng tăng và ổn định trong các năm cuối. Đây là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước đầu tư cho các địa phương thực hiện khống chế, thanh toán các bệnh dịch nguy hiểm góp phần thực hiện cam kết của chính phủ Việt nam với các tổ chức quốc tế. Góp phần không nhỏ trong việc ngăn chặn không để các dịch lớn xảy ra trên địa bàn tỉnh như dịch H5N1 vào năm 2010.

Bảng 3.15. Kinh phí đƣợc sử dụng cho các Chƣơng trình mục tiêu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn Chƣơng trình 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng số 7.350 7.866 6.369 7.750 7.959 Trong đó: - Phòng chống HIV-AIDS 1.725 2.418 1.540 1.620 1.900 - Lao 280 230 170 317 326

- Suy dinh dưỡng 1.040 1.160 1.346 1.114 1.135

- Tiêm chủng mở rộng 425 445 564 419 496

- Sốt rét 142 150 125 190 219

(Nguồn: Báo cáo quyết toán Ngân sách ngành y tế Bắc Ninh, 2008-2012)

Với số kinh phí được đầu tư cụ thể các năm, ngay từ những ngày đầu kỳ kế hoạch như trên, các chương trình được thực hiện chủ động, công tác tiêm chủng mở rộng được triển khai thực hiện có hiệu quả, tỉ lệ mắc các bệnh có vacxin tiêm chủng đã giảm nhiều, một số bệnh đã được loại trừ, thanh toán. Hệ thống quản lí vệ sinh an toàn thực phẩm được củng cố từ tỉnh đến cơ sở, thường xuyên giám sát hoạt động các chương trình tại cộng đồng, tiến hành kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh, chế biến thực phẩm trên địa bàn Tỉnh. Công tác y tế trường học được triển khai tại 126 xã, phường, thị trấn, khám thị lực, cong vẹo cột sống cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở. Tuyên truyền, tư vấn, xét nghiệm HIV cho thanh niên, giám sát điều trị, sàng lọc máu, quản lí chăm sóc tư vấn người nhiễm HIV tỉ lệ này đạt 85%. Hầu hết các chỉ tiêu của chương trình đề ra trong những năm qua đều đạt góp phần nâng cao sức khoẻ cho nhân dân trong tỉnh được thể hiện ở bảng 3.16:

Bảng 3.16. Hiệu quả hoạt động của các chƣơng trình mục tiêu về y tế

Chƣơng trình Đơn vị tính 2008 2009 2010 2011 2012

1. Phòng chống AIDS

Số tiền chi ra Triệu/vạndân 16,6 23,2 14,8 15,6 18

Số người nhiễm HIV Người/vạn dân 85 65 40 267 85

Tỉ lệ người nhiễm HIV

được quản lí % 87 68 70 80 85

2. Sốt rét

Số tiền chi ra Triệu/vạn dân 1,3 1,4 1,2 1,8 2,1

Số người bị sốt rét Người 402 321 356 315 270

Số lam xét nghiệm Lam 1.405 1.615 2.415 3.014 3.557

Dân số được bảo vệ bằng HC Người 20.042 22.500 20.446 20.144 21.300 3. Tiêm chủng mở rộng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn

Số tiền chi ra Triệu/vạn dân 4,1 4,25 5,4 4,0 4,7

Số người được tiêm chủng/

Tổng số tiền chi ra Người 64.361 65.021 67.484 66.649 68.383

Số người nhiễm bệnh Người 102 111 95 89 80

4. Lao

Số tiền chi ra Triệu/vạn dân 2,6 2,2 1,5 3,0 3,1

Số người nhiễm bệnh Người 78 103 98 76 56

5. Phòng chống SDD

Số tiền chi ra Triệu/vạn dân 10,1 11,1 11,2 10,7 10,9

Tỉ lệ trẻ <5 tuổi SDD % 20,5 18 16,1 14,9 13,5

(Nguồn: Báo cáo quyết toán Ngân sách ngành y tế Bắc Ninh, 2008-2012)

Tuy nhiên hiệu quả của các chương trình mục tiêu mới thể hiện ở chiều rộng mà chưa có chiều sâu, chưa có kế hoạch dài hơi trong việc phòng chống các đại dịch mới phát sinh. Số tiền đầu tư về con số tuyệt đối thì có xu hướng tăng nhưng xét đến các yếu tố vĩ mô thì con số này ở một vài chỉ tiêu hay vài năm còn có xu thế giảm như năm 2010, 2011 lạm phát khá cao, chỉ số CPI năm 2010 là 11,75% và năm 2011 là 18,13%; số tiền đầu tư thực tế nhỏ hơn năm 2009 kết hợp với chỉ số CPI tăng mạnh làm cho nguồn kinh phí thực tế sử dụng còn thấp hơn các năm trước đó, nên nguy cơ bùng phát đại dịch lớn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Thiết nghĩ các ngành chức năng khi phân bổ nguồn vốn nên chú trọng hơn nữa trong việc đưa các yếu tố khách quan nền kinh tế trong việc phân bổ nguồn vốn và các nhà quản lý các đơn vị cần chủ động bám sát tình hình bệnh dịch trên thế giới để có phương án sử dụng nguồn vốn NSNN đem lại hiệu quả cao nhất, thực hiện tốt phương châm" phòng bệnh hơn chữa bệnh" cho cộng đồng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại các đơn vị y tế của tỉnh bắc ninh (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)