Quan điểm và định hướng chung của ngành y tế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại các đơn vị y tế của tỉnh bắc ninh (Trang 98 - 101)

6. Kết cấu nội dung luận văn

4.1.1. Quan điểm và định hướng chung của ngành y tế

4.1.1.1. Quan điểm

Ngày 30.6.2006 Chính phủ đã ra quyết định số số 153/2006/QĐ-TTg phê duyệt qui hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 trong đó giải pháp chủ yếu về tài chính cho y tế được xác định:

+ Tạo bước đột phá trong việc tăng tốc độ đầu tư từ ngân sách nhà nước cho lĩnh vực y tế để nâng cấp các cơ sở y tế; trong đó ưu tiên củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở và y tế dự phòng, các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, tuyền huyện. Bảo đảm kinh phí để thực hiện chính sách của Nhà nước về khám, chữa bệnh cho người có công với cách mạng, người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và các đối tượng chính sách xã hội.

+ Sửa đổi định mức chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước của lĩnh vực y tế theo hướng ưu tiên hơn nữa cho các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

+ Từng bước chuyển đổi việc Nhà nước cấp kinh phí cho hoạt động thường xuyên của các cơ sở khám, chữa bệnh sang cấp trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng sử dụng dịch vụ y tế thông qua hình thức bảo hiểm y tế; với nguyên tắc thuận lợi cho người thụ hưởng dịch vụ y tế và dễ thực hiện. Xây dựng chính sách viện phí theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ các chi phí trực tiếp cho người bệnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn + Nghiên cứu bổ sung, sửa đổi chính sách thu phí, lệ phí dịch vụ y tế dự phòng đối với các dịch vụ nhà nước cho phép, trên nguyên tắc bù đắp một phần chi phí cơ bản để tạo nguồn thu bổ sung đầu tư cho y tế dự phòng.

+ Tăng cường đầu tư cho các doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu làm thuốc, sản xuất thuốc thiết yếu và thuốc cung cấp cho các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế bằng nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Xây dựng các chính sách khuyến khích đầu tư vào nghiên cứu sản xuất các thuốc chuyên khoa, đặc trị.

Các dự án đầu tư trong lĩnh vực y tế, sản xuất thuốc được hưởng các hình thức hỗ trợ tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước theo quy định. Có chính sách ưu đãi về vốn, đất, thuế và công nghệ với các cơ sở nghiên cứu, sản xuất các loại thuốc và trang thiết bị trong nước chưa sản xuất được.

+ Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực y tế.

+ Thực hiện xã hội hoá lĩnh vực y tế theo Nghị quyết số 05/2005/NQ- CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tê, văn hoá và thể dục, thể thao. Khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ y tế công lập theo Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ. Tăng cường tuyên truyền vận động để huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho công tác y tế.

+ Đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các cơ sở y tế công lập theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo, nâng cao tinh thần trách nhiệm và hiệu quả công tác của cơ sở.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn + Tăng cường quản lý và sử dụng các nguồn tài chính đầu tư cho y tế đúng mục đích, đạt hiệu quả cao.

4.1.1.2. Định hướng

Tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống vật chất, văn hoá sẽ tác động tích cực đến tình hình sức khoẻ nhân dân, đồng thời tạo điều kiện để tăng đầu tư cho y tê. Song hệ thống y tế Việt Nam sẽ phải đối diện với nhiều thách thức như: Sự gia tăng các bệnh truyền nhiễm, tai nạn, các dịch bệnh mới, bệnh lạ... diễn biến khó lường. Sự gia tăng các yếu tố tác động đến sức khoẻ. Đổi mới và tăng cường hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả, phát triển và chất lượng trong bối cảnh nền kinh tế thị trường với nhiều chính sách tác động đa chiều đến hoạt động y tế và sự phân hoá giàu nghèo ngày càng tăng, cũng là một thách thức không nhỏ.

Căn cứ vào văn kiện Đại hội XI của Đảng, có thể khái quát những định hướng về mặt tài chính trong lĩnh vực y tế bao gồm:

- Đổi mới và hoàn thiện chính sách tài chính y tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các nguồn tài chính công (bao gồm ngân sách nhà nước, bảo hiểm y tế), giảm dần hình thức thanh toán viện phí trực tiếp từ người bệnh.

- Từ nay đến năm 2010, Nhà nước cần đầu tư mạnh, tạo bước bứt phá để nâng cấp các cơ sở y tế, trong đó ưu tiên củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, y tế dự phòng, các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, tuyến huyện; các trung tâm y tế khu vực, nhất là ở Tây nguyên, miền núi phía Bắc, miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long. Nhà nước bảo đảm cung cấp kinh phí khám chữa bệnh cho người có công với cách mạng, người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và các đối tượng chính sách xã hội.

- Xây dựng và thực hiện tốt lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân vào năm 2010. Tuyên truyền, giáo dục, để mọi người dân đều tự nguyện tham gia bảo hiểm y tế. Đa dạng hóa các loại hình bảo hiểm y tế, chú ý các loại hình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn dựa vào cộng đồng; tạo nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước, viện trợ, các quỹ từ thiện, quỹ cộng đồng, quỹ xoá đói giảm nghèo... để trợ giúp cho người nghèo, người sống ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa tham gia các loại hình bảo hiểm y tế phù hợp. Hoàn thiện cơ chế, chính sách, củng cố tổ chức và nâng cao năng lực quản lý, điều hành của hệ thống bảo hiểm y tế. Có phương thức thanh toán phù hợp để người tham gia bảo hiểm y tế được chăm sóc với chất lượng tốt, không bị phân biệt đối xử trong khám chữa bệnh.

- Xây dựng và thực hiện chính sách viện phí phù hợp trên cơ sở tính đúng, tính đủ các chi phí trực tiếp phục vụ bệnh nhân. Nhà nước có chính sách trợ giúp đối với những người có thu nhập thấp và có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Công khai minh bạch việc thu, chi viện phí cho người dân biết.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại các đơn vị y tế của tỉnh bắc ninh (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)