Những hạn chế trong sử dụng có hiệu quả NSNN tại các đơn vị y tế Bắc

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại các đơn vị y tế của tỉnh bắc ninh (Trang 93)

6. Kết cấu nội dung luận văn

3.3.4. Những hạn chế trong sử dụng có hiệu quả NSNN tại các đơn vị y tế Bắc

Bắc Ninh và nguyên nhân

3.3.4.1. Những khó khăn, hạn chế

Thứ nhất, Công tác quản lý chưa hiệu quả, khoản thu viện phí được coi là khoản thu của NDNN là một phần ngân sách sự nghiệp y tế của Nhà nước giao cho ngành y tế quản lý và sử dụng khoản thu này thông qua việc ghi thu ghi chi vào NSNN (được quản lý tại phòng Kế toán- tài chính của bệnh viện). Như vậy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn với cơ chế này sẽ hạn chế công tác quản lý giám sát của cơ quan tài chính đối với nguồn thu này trong khi đó nhận thức của các đơn vị y tế coi khoản thu viện phí là khoản tự thu nên việc sử dụng và quản lý từ khoản thu này tại các đơn vị chưa được chặt chẽ, còn lãng phí.

Thứ hai, Công tác cung cấp dịch vụ y tế bảo hiểm và phương thức thanh toán chi phí chưa phù hợp, chưa khuyến khích các đơn vị y tế sử dụng tiết kiệm. Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh cho bệnh nhân chưa cao, tinh thần và thái độ phục vụ trong khám chữa bệnh còn nhiều phiền hà tiêu cực. Hiện tượng lạm dụng xét nghiệm, thuốc, vật tư y tế vẫn tồn tại làm tăng chi phí cho cả bệnh nhân và gây lãng phí NSNN.

Thứ ba, Một số bệnh viện được trang bị những trang thiết bị, máy móc hiện đại đáp ứng yêu cầu của tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhưng trình độ của đội ngũ cán bộ y tế chưa theo kịp tiến bộ của khoa học kỹ thuật nên gây nên tình trạng lãng phí. Lãng phí do chưa thể khai thác hết công suất của máy, lãng phí do thiếu hiểu biết trong quá trình sử dụng gây hư hại cho máy, giảm tuổi thọ của máy đồng thời làm tăng chi phí sửa chữa... từ đó làm tăng gánh nặng cho NSNN.

Thứ tư, trình độ chuyên môn tuyến tỉnh, tuyến cơ sở còn hạn chế, thiếu

bác sỹ chuyên khoa sâu, chuyên khoa đầu đàn, dẫn đến bệnh nhân chuyển tuyến trên cao, hoặc đi tuyến trung ương khám chữa bệnh từ đó nguồn thu hạn chế.

Thứ năm, sự phối kết hợp với các sở ban ngành và sở y tế trong xây dựng định mức chi sự nghiệp y tế nên định mức chi còn chưa hợp lý.

Thứ sáu, công tác vệ sinh môi trường chưa được đáp ứng (theo kết quả khảo sát chỉ có 40% số người được khảo sát nhận xét rằng vệ sinh môi trường là tốt), tình trạng rác thải y tế chưa được quan tâm đúng mực, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh và của người dân khi có nhu cầu chăm sóc sức khỏe.

Thứ bảy, tiến độ thực hiện các dự án chậm, nhất là các dự án ODA. Chưa có cán bộ chuyên trách hoặc hợp đồng có trình độ chuyên môn cao để thực hiện dự án ODA. Các dự án XDCB vốn đầu tư còn dàn trải, chưa có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn trọng tâm, trọng điểm. Bên cạnh, nguồn viện trợ khác thường coi là nguồn cho không nên quản lý tài chính còn chưa chặt chẽ nên chưa đánh giá đúng mức hiệu quả sử dụng nguồn viện trợ.

3.3.4.2. Nguyên nhân

Một là, với số ngân sách giao cho ngành y tế hàng năm, việc sử dụng số ngân sách này cho các hoạt động y tế nói chung và từng lĩnh vực nói riêng hiệu quả còn thấp, hiệu quả không đều. Mặt khác do tình hình kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn nên việc thực hiện cắt giảm đầu tư công, giảm chi NSNN trong khi kỹ thuật y học ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế của người dân ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng, chi phí y tế tăng nhanh, mức tăng NSNN chưa đủ đáp ứng các nhu cầu chi tiêu cơ bản, trong đó có các khoản chi cho con người. Đây là một thách thức lớn đối với ngành y tế trong thời gian tới, đòi hỏi các đơn vị y tế chủ động hơn nữa trong việc sử dụng nguồn vốn NSNN hiệu quả hơn và tìm kiếm các nguồn vốn khác, giảm gánh nặng NSNN.

Hai là, cơ chế phân bổ NSNN cho các đơn vị y tế theo giường bệnh hoặc một vài đơn vị trong ngành được giao sử dụng kinh phí không có hiệu quả. Còn nhiều vấn đề hạn chế hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính hiện có, như hệ thống phân tuyến chưa được thực hiện tốt, chưa kiểm soát hiệu quả tình trạng lạm dụng thuốc, xét nghiệm, thiếu thông tin về chi phí hiệu quả các can thiệp y tế, chưa có đánh giá đầy đủ về vấn nạn tham nhũng trong ngành y tế. Để thực hiện mục tiêu cơ bản là đảm bảo nguồn kinh phí cho chăm sóc sức khoẻ bên cạnh nỗ lực huy động thêm nhiều nguồn tài chính y tế, việc sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính hiện có đặc biệt là nguồn NSNN cần được chú trọng đặc biệt.

Ba là, đầu tư kinh phí cho hoạt động dự phòng chưa được coi trọng. Do

vậy, nguồn ngân sách nhà nước cấp hàng năm vẫn tập trung chủ yếu vào công tác khám chữa bệnh, chưa chú trọng vào đầu tư công tác phòng bệnh. Mặt khác, mô hình tổ chức không thống nhất và phân tán điều này gây hạn chế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn trong sự phối hợp nguồn nhân lực, trang thiết bị, cơ sở làm việc và chia sẻ thông tin trong các hoạt động chuyên môn. Sự thiều phối hợp giữa các trung tâm YTDP và bệnh viện có thể dẫn đến sự gia tăng giả tạo trong yêu cầu đầu tư trang thiết bị. Nhiều trang thiết bị cung cấp cho mạng lưới YTDP nhưng sử dụng dưới công suất gây lãng phí, kém hiệu quả.

Bốn là, nguồn thu viện phí chưa tương xứng trong khi các đơn vị y tế đang phải thực hiện tự chủ về tài chính và xã hội hoá cung ứng dịch vụ . Dẫn đến việc lạm dụng dịch vụ y tế (đặc biệt là xét nghiệm và thuốc điều trị) để tăng nguồn thu cho đơn vị dẫn đến gánh nặng cho người dân và các nhà quản lý khó biết được quy cách KCB đúng hay sai.

Năm là, thực hiện NĐ 63/2005/NĐ-CP nguồn quỹ của BHYT không tăng nhưng quyền lợi và đối tượng tham gia BHYT được mở rộng gây vượt quỹ khám chữa bệnh ở các đơn vị trong ngành y tế.

+ Quỹ BHYT tính theo đầu thẻ, các cơ sở khám chữa bệnh ban đầu có thực hiện khám chữa bệnh nội trú, ngoại trú được sử dụng 90% tổng quỹ khám, chữa bệnh để chi trả chi phí khám chữa bệnh ngoại trú, nội trú tại cơ sở và chi phí khám, chữa bệnh tại các cơ sở khác, những trường hợp khám chữa bệnh vượt tuyến, cơ sở khám chữa bệnh ban đầu không nắm được kịp thời số chi phí của người bệnh, mặt khác chi phí khám chữa bệnh trực tiếp tại các cơ sở khám chữa bệnh ban đầu lớn do đó không thể cân đối được quỹ BHYT dẫn đến vượt quỹ khám chữa bệnh không được thanh toán.

+ Điều kiện triển khai BHYT tự nguyện trong học sinh, thân nhân người lao động theo xã, trường, hội viên, đoàn thể khống chế % đối tượng mua thẻ BHYT tự nguyện, điều này gây cản trở sự mở rộng của đối tượng tham gia BHYT, số người tham gia BHYT tự nguyện chủ yếu là mắc các bệnh mãn tính, hầu hết các bệnh này cơ sở khám chữa bệnh ban đầu tuyến huyện không có khả năng điều trị vì vậy tỷ lệ chuyển viện cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn + Triển khai khám chữa bệnh BHYT tuyến xã chưa đồng bộ, mới triển khai đạt trên dưới 50% số trạm y tế xã khám chữa bệnh BHYT, trong khi số bác sỹ tuyến xã đạt 100%.

Sáu là, hệ thống y tế ngoài công lập còn nhỏ lẻ, chưa có chính sách khuyến khích phát triển. Số lượng các bệnh viện ngoài công lập, cơ sở y dược tư nhân còn ít, qui mô nhỏ, đội ngũ cán bộ còn thiếu và yếu, chủ yếu dừng lại ở công tác khám bệnh. Hệ thống y tế ngoài công lập chiếm tỷ trọng thấp. Các chính sách cụ thể khuyến khích hoạt động y tế ngoài công lập như: đất, thuế, đào tạo, vay vốn, đầu tư... còn hạn chế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG 4

ĐỊNH HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN NSNN TẠI CÁC ĐƠN VỊ Y TẾ

CỦA TỈNH BẮC NINH TRONG THỜI GIAN TỚI

4.1. Quan điểm và định hƣớng phát triển ngành y tế của tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020

4.1.1. Quan điểm và định hướng chung của ngành y tế

4.1.1.1. Quan điểm

Ngày 30.6.2006 Chính phủ đã ra quyết định số số 153/2006/QĐ-TTg phê duyệt qui hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 trong đó giải pháp chủ yếu về tài chính cho y tế được xác định:

+ Tạo bước đột phá trong việc tăng tốc độ đầu tư từ ngân sách nhà nước cho lĩnh vực y tế để nâng cấp các cơ sở y tế; trong đó ưu tiên củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở và y tế dự phòng, các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, tuyền huyện. Bảo đảm kinh phí để thực hiện chính sách của Nhà nước về khám, chữa bệnh cho người có công với cách mạng, người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và các đối tượng chính sách xã hội.

+ Sửa đổi định mức chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước của lĩnh vực y tế theo hướng ưu tiên hơn nữa cho các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

+ Từng bước chuyển đổi việc Nhà nước cấp kinh phí cho hoạt động thường xuyên của các cơ sở khám, chữa bệnh sang cấp trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng sử dụng dịch vụ y tế thông qua hình thức bảo hiểm y tế; với nguyên tắc thuận lợi cho người thụ hưởng dịch vụ y tế và dễ thực hiện. Xây dựng chính sách viện phí theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ các chi phí trực tiếp cho người bệnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn + Nghiên cứu bổ sung, sửa đổi chính sách thu phí, lệ phí dịch vụ y tế dự phòng đối với các dịch vụ nhà nước cho phép, trên nguyên tắc bù đắp một phần chi phí cơ bản để tạo nguồn thu bổ sung đầu tư cho y tế dự phòng.

+ Tăng cường đầu tư cho các doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu làm thuốc, sản xuất thuốc thiết yếu và thuốc cung cấp cho các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế bằng nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Xây dựng các chính sách khuyến khích đầu tư vào nghiên cứu sản xuất các thuốc chuyên khoa, đặc trị.

Các dự án đầu tư trong lĩnh vực y tế, sản xuất thuốc được hưởng các hình thức hỗ trợ tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước theo quy định. Có chính sách ưu đãi về vốn, đất, thuế và công nghệ với các cơ sở nghiên cứu, sản xuất các loại thuốc và trang thiết bị trong nước chưa sản xuất được.

+ Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực y tế.

+ Thực hiện xã hội hoá lĩnh vực y tế theo Nghị quyết số 05/2005/NQ- CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tê, văn hoá và thể dục, thể thao. Khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ y tế công lập theo Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ. Tăng cường tuyên truyền vận động để huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho công tác y tế.

+ Đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các cơ sở y tế công lập theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo, nâng cao tinh thần trách nhiệm và hiệu quả công tác của cơ sở.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn + Tăng cường quản lý và sử dụng các nguồn tài chính đầu tư cho y tế đúng mục đích, đạt hiệu quả cao.

4.1.1.2. Định hướng

Tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống vật chất, văn hoá sẽ tác động tích cực đến tình hình sức khoẻ nhân dân, đồng thời tạo điều kiện để tăng đầu tư cho y tê. Song hệ thống y tế Việt Nam sẽ phải đối diện với nhiều thách thức như: Sự gia tăng các bệnh truyền nhiễm, tai nạn, các dịch bệnh mới, bệnh lạ... diễn biến khó lường. Sự gia tăng các yếu tố tác động đến sức khoẻ. Đổi mới và tăng cường hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả, phát triển và chất lượng trong bối cảnh nền kinh tế thị trường với nhiều chính sách tác động đa chiều đến hoạt động y tế và sự phân hoá giàu nghèo ngày càng tăng, cũng là một thách thức không nhỏ.

Căn cứ vào văn kiện Đại hội XI của Đảng, có thể khái quát những định hướng về mặt tài chính trong lĩnh vực y tế bao gồm:

- Đổi mới và hoàn thiện chính sách tài chính y tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các nguồn tài chính công (bao gồm ngân sách nhà nước, bảo hiểm y tế), giảm dần hình thức thanh toán viện phí trực tiếp từ người bệnh.

- Từ nay đến năm 2010, Nhà nước cần đầu tư mạnh, tạo bước bứt phá để nâng cấp các cơ sở y tế, trong đó ưu tiên củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, y tế dự phòng, các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, tuyến huyện; các trung tâm y tế khu vực, nhất là ở Tây nguyên, miền núi phía Bắc, miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long. Nhà nước bảo đảm cung cấp kinh phí khám chữa bệnh cho người có công với cách mạng, người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và các đối tượng chính sách xã hội.

- Xây dựng và thực hiện tốt lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân vào năm 2010. Tuyên truyền, giáo dục, để mọi người dân đều tự nguyện tham gia bảo hiểm y tế. Đa dạng hóa các loại hình bảo hiểm y tế, chú ý các loại hình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn dựa vào cộng đồng; tạo nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước, viện trợ, các quỹ từ thiện, quỹ cộng đồng, quỹ xoá đói giảm nghèo... để trợ giúp cho người nghèo, người sống ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa tham gia các loại hình bảo hiểm y tế phù hợp. Hoàn thiện cơ chế, chính sách, củng cố tổ chức và nâng cao năng lực quản lý, điều hành của hệ thống bảo hiểm y tế. Có phương thức thanh toán phù hợp để người tham gia bảo hiểm y tế được chăm sóc với chất lượng tốt, không bị phân biệt đối xử trong khám chữa bệnh.

- Xây dựng và thực hiện chính sách viện phí phù hợp trên cơ sở tính đúng, tính đủ các chi phí trực tiếp phục vụ bệnh nhân. Nhà nước có chính sách trợ giúp đối với những người có thu nhập thấp và có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Công khai minh bạch việc thu, chi viện phí cho người dân biết.

4.1.2. Quan điểm, định hướng phát triển ngành y tế của tỉnh Bắc Ninh

4.1.2.1. Quan điểm

Xuất phát từ đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội, thực trạng của ngành và nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân trong giai đoạn mới, để hoàn thành nhiệm vụ chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân, góp phần phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân; công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân tỉnh Bắc Ninh được phát triển theo tinh thần Quyết định số 35/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ trên 5 quan điểm cơ bản sau:

- Bản chất nhân đạo và định hướng xã hội chủ nghĩa của hoạt động y tế đòi hỏi sự công bằng trong chăm sóc sức khỏe, đảm bảo cho mọi người đều được chăm sóc sức khỏe, phù hợp với khả năng kinh tế của xã hội, đồng thời

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại các đơn vị y tế của tỉnh bắc ninh (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)