Sử dụng các nguồn vốn tại các đơn vị y tế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại các đơn vị y tế của tỉnh bắc ninh (Trang 77)

6. Kết cấu nội dung luận văn

3.3.2. Sử dụng các nguồn vốn tại các đơn vị y tế

3.3.2.1. Sử dụng theo nhóm mục a. Chi thường xuyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn Cơ cấu chi sự nghiệp y tế tại các đơn vị y tế bao gồm chi cho con người, trong đó có chi lương, phụ cấp lương, tiền công, BHXH, BHYT, ốm đau..; Chi cho nghiệp vụ chuyên môn bao gồm mua thuốc, dụng cụ, vật tư, ấn chỉ, đồng phục,... phục vụ công tác chuyên môn; chi hàng hóa là điện, nước, nhiên liệu, văn phòng phẩm, hội nghị, thông tin, công tác phí…; chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định và chi khác.

Bảng 3.10. Sử dụng theo nhóm mục tại các đơn vị y tế Bắc Ninh giai đoạn 2008 - 2012

Đơn vị tính: triệu đồng

Nội dung chi 2008 2009 2010 2011 2012

Tốc độ tăng BQ

(%)

Chi cho con người 23.951 27.862 49.112 53.123 54.924 23,06

Chi nghiệp vụ chuyên môn 31.350 30.384 40.462 47.269 50.425 12,62

Chi hàng hóa - dịch vụ 9.794 10.056 16.947 18.010 19.100 18,17

Chi mua sắm, sửa chữa 6.493 8.739 15.790 15.201 12.630 18,10

Chi khác 3.557 2.214 4.741 3.841 4.129 3,80

Tổng 75.145 79.255 27.052 137.444 141.208 17,08

(Nguồn:Báo cáo quyết toán NSNN-Sở Tài chính Bắc Ninh, 2008-2012)

Nhìn chung, các khoản chi ngân sách y tế đã hình thành một cơ cấu tỷ lệ tương đối ổn định, trong đó, bình quân năm 2008 - 2012 chi cho con người chiếm 36,65%, chi nghiệp vụ chuyên môn 36,4%, chi hàng hóa - dịch vụ chiếm 13,14%, chi mua sắm sửa chữa chiếm 10,42%, chi khác chiếm 3,4%. (Số liệu cụ thể của các năm được thể hiện ở bảng 3.11).

Bảng 3.11. Cơ cấu sử dụng theo nhóm mục tại các đơn vị y tế Bắc Ninh giai đoạn 2008- 2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nội dung chi 2008 2009 2010 2011 2012 BQ

Chi cho con người 31,87 35,15 38,66 38,65 38,90 36,65

Chi nghiệp vụ

chuyên môn 41,72 38,34 31,85 34,39 35,71 36,40

Chi hàng hóa - dịch vụ 13,03 12,69 13,34 13,10 13,53 13,14 Chi mua sắm, sửa chữa 8,64 11,03 12,43 11,06 8,94 10,42

Chi khác 4,73 2,79 3,73 2,79 2,92 3,40

Tổng 100 100 100 100 100 100

(Nguồn:Báo cáo quyết toán NSNN-Sở Tài chính Bắc Ninh, 2008-2012)

Như vậy, xét về chi cho con người, chủ yếu dành để chi lương và các khoản theo lương cho cán bộ công nhân viên. Tỷ lệ chi cho khoản này tăng không đáng kể từ năm 2007 là 32,88%, năm 2008 là 38,66%, năm 2009 là 39,32% nhưng đến năm 2010 tăng nhanh 49,63%, năm 2011 52,44%. Xét về số tuyết đối thì tăng nhiều, năm 2007 là 35,951 triệu đồng lên đến 106.924 triệu đồng vào năm 2011, đồng với mức tuyệt đối là 2,9 lần. Sở dĩ có sự gia tăng đó là do Nhà nước có chính sách giao quyền tự chủ về biên chế và tài chính cho các đơn vị. Thủ trưởng các đơn vị xem xét kỹ về nhu cầu biên chế để tăng thu nhập của cán bộ công nhân viên chức. Mặt khác do Chính phủ đã tăng mức lương tối thiểu từ 540.000 đồng từ năm 2007 lên đến 1.050.000 đồng vào năm 2010. Đây là kết quả của những đợt cải cách tiền lương tương đối lớn của Chính phủ kèm theo đó nhiều chế độ phụ cấp cho cán bộ y tế cũng được áp dụng như phụ cấp đặc thù ngành, phụ cấp trực, phụ cấp phẫu thuật, phụ cấp độc hại, phụ cấp ngành nghề cho cán bộ chuyên khoa lao, tâm thần, phong - da liễu, vệ sinh dịch tễ,... phần nào khuyến khích được cán bộ y tế nhiệt tình trong công tác, để họ yên tâm phục vụ và phấn đấu theo phương châm không thể, không dám, không cần có hành vi gian lận trong khám chữa bệnh. Bên cạnh đó, việc giao quyền tự chủ cho thủ trưởng các đơn vị cũng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn cần có cơ chế giám sát việc thực hiện tránh đơn vị tự ý thực hiện quá qui định (còn một số đơn vị hợp đồng cán bộ nhiều...). Chính sách gây bất hợp lý trong việc chi trả lương, thu nhập tăng thêm và tiền thưởng giữa các đơn vị y tế là việc chi tăng lương từ nguồn thu viện phí. Vì viện phí chủ yếu dành để trả tiền thuốc và vật tư tiêu hao dùng để điều trị nguồn thu tốt( các bệnh viện đa khoa) có thể chi không hết nguồn dành tăng lương thì có tiền thưởng cao. Dẫn đến giảm sự công bằng giữa các cán bộ cùng công tác trong ngành y tế.

Bên cạnh việc điều chỉnh chính sách để nâng cao thu nhập cho cán bộ y tế thì cần quan tâm tới chất lượng nguồn nhân lực trong các đơn vị y tế. Vì hiện nay chất lượng nguồn nhân lực trong các đơn vị y tế công lập chưa đáp ứng yêu cầu nên đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng NSNN cho lĩnh vực khám chữa bệnh. Chất lượng của các bệnh viện tỉnh và huyện của tỉnh hiện nay còn nhiều bất cập do trình độ của các bác sỹ trong việc chuẩn đoán bệnh chưa đúng. Theo số liệu của ngành y tế thì năm 2009 chỉ có 75% bệnh nhân chuyển lên tuyến trung ương là chuẩn đoán đúng từ bệnh viện tỉnh và huyện và chỉ có 61% bệnh nhân chuyển lên bệnh viện tỉnh là chuẩn đoán đúng từ bệnh viện huyện.Chất lượng khám chữa bệnh còn yếu ở tuyến dưới sẽ ảnh hưởng đến tính công bằng trong việc tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng nhất là đối với người nghèo.

Nội dung chi nghiệp vụ chuyên môn xét về tỷ lệ thì xu hướng giảm, nhưng về số tuyệt đối thì tăng dần qua từng năm. Nhưng vẫn đảm bảo đủ chi phục vụ cho công tác khám chữa bệnh, tăng cơ cấu cho lĩnh vực đầu tư trang thiết bị. Đảm bảo các khoản chi thường xuyên không thể thiếu gồm: thuốc, dụng cụ, vật tư chuyên môn, máu, hóa chất, dịch truyền, bông, băng, cồn gạc, đồng phục... Tuy nhiên việc đảm bảo đủ chi cho công tác chuyên môn dẫn tới hiện tượng lãng phí, thất thoát do chưa có hệ thống định mức chuẩn trong việc sử dụng các loại vật tư tiêu hao như bông, cồn, gạc các loại hoá chất các loại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn vật tư sử dụng trong việc chuẩn đoán như xét nghiệm, siêu âm.... Theo thống kê, chi phí cho tiền thuốc chiếm khoảng 60-70% tổng chi phí khám chữa bệnh, do vậy việc lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc ngoại nhập trong điều trị sẽ làm tăng chi phí khám chữa bệnh đồng thời gây lãnh phí trong chi tiêu y tế. Báo cáo điều tra y tế tỉnh cho thấy chưa có dấu hiệu rõ ràng về hiện tượng lạm dụng thuốc trong khám chữa bệnh do các đơn vị y tế công lập cung cấp, nhưng với giá nhiều loại thuốc ngoại nhập trong điều trị và giảm kê đơn những loại thuốc không cần thiết sẽ góp phần giảm đáng kể chi phí khám chữa bệnh. Bên cạnh đó hiện tượng lạm dụng xét nghiệm chuẩn đoán kỹ thuật cao, đặc biệt ở tuyến huyện những năm gần đây do cán bộ y tế ở bệnh viện huyện chưa có kinh nghiệm trong việc chỉ định và nhận định kết quả từ việc xét nghiệm công nghệ cao nên vẫn còn trong giai đoạn bị phụ thuộc vào xét nghiệm, điều này cho thấy nếu chất lượng đào tạo và trình độ bác sỹ được nâng cao thì ở mức độ nhất định có thể giảm được việc sử dụng công nghệ cao trong chuẩn đoán và điều trị, do vậy có thể giảm được chi phí, tăng cường tiết kiệm trong khám chữa bệnh. Hiện nay, chưa có những quy chế quy định nhằm tăng trách nhiệm của người sử dụng những dụng cụ y tế, để quản lý và sử dụng theo đúng chức năng, thời gian sử dụng vốn có của tài sản đó đồng thời sử dụng đúng mục đích và thu hồi kinh phí cho NSNN.

Chi hàng hóa, dịch vụ trong năm 2009, 2010 có xu hướng tăng so với năm 2008 nhưng đến năm 2011 và năm 2012 thì có xu hướng giảm, do thực hiện khoán chi đối với từng mục như chi (như điện sáng, điện thoại, nước, xăng xe...) dẫn đến tiết kiệm được một phần kinh phí còn lại cho hoạt động chuyên môn và tăng thu nhập.

Chi mua sắm, sửa chữa có xu hướng tăng nhằm nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh và có giảm hơn trong năm 2010 và năm 2011 do tiền lương tối thiểu tăng nên phải ưu tiên chi con người. Như vậy, có thể thấy, ngân sách đã có sự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn chuyển dịch về cơ cấu giữa các khoản chi so với trước đây. Trước đây nguồn ngân sách chủ yếu chi cho con người và một số chi khác, kinh phí để mua sắm sửa chữa còn ít. Tỉnh Bắc Ninh ngoài phần kinh phí theo quy định của TW, tỉnh đều dành thêm kinh phí NSNN địa phương cho sự nghiệp y tế vì vậy các đơn vị y tế đã có điều kiện hơn trong việc sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị, cơ sở vật chất sẽ dần xuống cấp, cần bổ sung những máy móc hiện đại phục vụ chuyên môn. Tuyến huyện vẫn còn thiếu nhiều chủng loại trang thiết bị thiết yếu theo danh mục của Bộ Y tế (đạt 67%). Tuy nhiên ở một số đơn vị đơn vị được đầu tư máy móc hiện đại lại sử dụng lãng phí chưa hiệu quả. Đó là do xu hướng ưu thích công nghệ cấp cap hơn công nghệ thích hợp, trong khi trình độ của đội ngũ cán bộ y tế chưa theo kịp tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại nên gây nên tình trạng lãng phí. Lãnh phí do chưa khai thác hết công suất, tính năng sử dụng máy móc, lãng phí do vận hành thiết bị không đúng quy trình do thiếu hiểu biết trong bảo quản đã gây hư hại cho máy, làm giảm tuổi thọ của máy, tăng chi phí sữa chữa....nên đã gây không ít những khó khăn trong việc phục vụ người bệnh, lãnh phí nguồn nhân lực, lãng phí nguồn vốn NSNN đầu tư. Do vậy các đơn vị y tế cần tập trung nâng cao thêm về trình độ quản lý và ngoại ngữ cho các cán bộ lãnh đạo cấp bệnh viện, cấp phòng và cấp khoa nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân.

Chi khác có xu hướng giảm dần, năm 2008 là 4,73% đến năm 2012 giảm 2,92%. Đây là xu hướng hợp lý, vì khi thực hiện tự chủ các đơn vị đã chủ động xây dựng kế hoạch tài chính năm cho mình và đều cụ thể hoá từng khoản chi nằm trong danh mục nên nguồn vốn này giảm đáng kế.

b. Sử dụng cho đầu tư xây dựng cơ bản

Trong giai đoạn 2008-2012 vốn đầu tư XDCB tương đối lớn do nhu cầu xây mới (như Bệnh viện sản nhi) và nâng cấp các bệnh viện trong đó bệnh viện đa khoa tỉnh phấn đấu trở thành bệnh viện vệ tinh vào năm 2015. Vì vậy tỉnh đã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn có ưu tiên rất lớn bổ sung nguồn vốn XDCB cho ngành y tế bao gồm cả nguồn trái phiếu Chính phủ. Do vậy kinh phí đầu tư XDCB cho y tế chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng số kinh phí của tỉnh Bắc Ninh chi cho đầu tư XDCB. Bình quân thời kỳ 2007 - 2010, chi đầu tư xây dựng cho ngành y tế chiếm 10% tổng chi xây dựng cơ bản ngân sách địa phương theo bảng sau - bảng 3.12.

Bảng 3.12. Tổng đầu tƣ XDCB và tỷ lệ % đầu tƣ cho các đơn vị y tế so với tổng đầu tƣ XDCB cho ngành y tế Bắc Ninh

Đơn vị tính: triệu đồng

Nội dung 2008 2009 2010 2011 2012

XDCB cho ngành y tế 17.519 50.114 80.117 110.144 100.129 XDCB cho các đơn vị y tế 14.145 45.169 69.200 79.588 80.147

Tỷ lệ % 80,74 90,13 86,37 72,26 80,04

(Nguồn: Báo cáo quyết toán NSNN-Sở Tài chính Bắc Ninh, 2008-2012)

Tính đến cuối năm 2012 có 11 dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn Trái phiếu chính phủ, 01 dự án Chương trình mục tiêu Quốc gia và 02 dự án đầu tư bằng nguồn ngân sách địa phương với tổng số vốn kế hoạch đầu năm và bổ sung năm 2012 là 255,7 tỷ đồng trong đó có 227,6 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ. Trong đó nguồn vốn này dành cho các đơn vị y tế luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong ngành y tế từ 80- 90%. Điều này thể hiện sự quan tâm sâu sắc của chính quyền cũng như ưu tiên của ngành y tế trong công tác nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân. Hiện nay một số công trình cơ bản đã hoàn thành như Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, bệnh viện đa khoa Từ Sơn, hoàn thành việc nâng cấp Bệnh viện đa khoa tỉnh giai đoạn 1... Một số công trình đang thi công xây mới như bệnh viện đa khoa huyện Quế Võ, Tiên du, nâng cấp bệnh viện đa khoa Lương Tài... Một số công trình mới được phê duyệt như bệnh viện sản nhi nhằm giải tải cho các bệnh viện đa khoa...Còn lại các đơn vị y tế tuyến huyện cơ sở hạ tầng chưa ổn định chủ yếu là nhà cấp 4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn hoặc ở nhờ (Tiên Du, Lương Tài và Quế Võ)..., trang thiết bị chủ yếu được trang bị trước năm 1995, nhiều thiết bị đã hư hỏng nên không đáp ứng thực hiện được nhiệm vụ được giao.

Tổng kinh phí đến nay mới được thanh toán là gần 159,8 tỷ đồng, chiếm 62,5% tổng kinh phí được phê duyệt. Do đó việc xây dựng còn chậm so với tiến độ, việc đầu tư kinh phí còn dàn trải chưa tập trung. Do vậy, ảnh hưởng đến chất lượng công trình khi nghiệm thu và ảnh hưởng đến công tác khám chữa bệnh cho các cơ sở vì đang thi công đồng thời thực hiện công tác chuyên môn. Hiện nay Bệnh viện đa khoa tỉnh đang trong giai đoạn mở rộng quy mô lên 1.000 giường, các dự án sử dụng vốn trái phiếu chính phủ đầu tư xây mới, cải tạo nâng cấp bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, tuyến huyện cần nguồn vốn rất lớn.

Con số này thể hiện nhu cầu về xây dựng cũng như mua sắm trang thiết bị cố định của ngành y tế còn rất cao và tăng dần qua các năm theo số tuyệt đối.

3.3.2.2. Sử dụng NSNN theo nội dung tuyến tỉnh, huyện

Hiện nay việc phân bổ ngân sách cho các tuyến tỉnh theo đầu giường bệnh đối với cơ sở khám chữa bệnh, chi y tế khác theo đầu biên chế và hợp đồng, dự phòng tính theo đầu dân v.v... Nhưng định mức này chưa hợp lý vì chỉ chi cho con người là hết kinh phí chi. Do vậy còn phụ thuộc vào nguồn thu của từng đơn vị để thực hiện hoạt động.

Bảng 3.13. Sử dụng ngân sách nhà nƣớc cho y tế theo tuyến qua các năm 2008-2012

Đơn vị tính: triệu đồng

Nội dung chi 2008 2009 2010 2011 2012 BQ

- Tuyến tỉnh 51.921 53.141 87.852 94.332 91.521 378.767

Tỷ lệ % 69,1 67,1 69,1 68,6 64,8 67,6

- Tuyến huyện 23.224 26.114 39.200 43.112 49.687 181.337

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tổng 75.145 79.255 127.052 137.444 141.208

(Nguồn: Báo cáo quyết toán Ngân sách ngành y tế-Sở Y tế Bắc Ninh, 2008-2012)

Qua số liệu cho thấy, chi tuyến tỉnh chiếm 67,6%, tuyến huyện, xã chiếm 32,4%, chủ yếu ngân sách chi cho y tế ở tuyến tỉnh là chủ yếu. Vì số giường bệnh tuyến huyện thấp, số nhân lực ít, và tuyến tỉnh là ngược lại. Do số liệu chi cho ngân sách y tế Bắc Ninh chưa được phân theo cấp độ cung cấp dịch vụ y tế, do vậy rất khó biết phải chi bao nhiêu cho chăm sóc cấp 1, cấp hai và cấp 3. Qua số liệu ở bảng 3.13 có thể thấy, phần ngân sách chủ yếu cho tuyến trên. Các xã và huyện là tuyến dịch vụ y tế cấp 1 rất có hiệu quả thì lại chiếm tỉ lệ thấp. Vì vậy, cần được nghiên cứu điều chỉnh cho các năm tiếp theo cho phù hợp tình hình thực tiễn.

3.3.2.3. Sử dụng NSNN theo nội dung chuyên môn

Mặc dù, xét về tính hiệu quả và công bằng trong y tế, thông điệp phòng bệnh hơn chữa bệnh không ai phủ nhận, nhưng trên thực tế trong cả nước theo số liệu của Bộ Y tế, tỉ trọng chi cho khám chữa bệnh từ ngân sách địa phương trên toàn quốc chiếm gần 75%, trong khi chi cho phòng bệnh chiếm 15% còn lại chi cho các hoạt động sự nghiệp y tế của địa phương như chi cho Uỷ ban Dân số gia đình và trẻ em, hoạt động của hệ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại các đơn vị y tế của tỉnh bắc ninh (Trang 77)