Một số yêu cầu đặt ra về thái độ học tập các môn Lý luận chính trị

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu thái độ học tập các môn lý luận chính trị của sinh viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 28)

8. Cấu trúc của đề tài

1.2.2.Một số yêu cầu đặt ra về thái độ học tập các môn Lý luận chính trị

1.2.2.1. Động cơ học tập đúng

Động cơ học tập là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng, hiệu quả học tập của sinh viên. Động cơ học tập không có sẵn, không thể áp đặt mà được hình thành trong quá trình học tập, rèn luyện. Trong quá trình đó, giảng viên là người dẫn dắt, sinh viên phải tự hình thành mục đích, động cơ học tập cho mình. Nhu cầu giải quyết mâu thuẫn “giữa một bên là “phải hiểu biết” và

bên kia là “chưa hiểu biết” (hoặc hiểu biết chưa đủ, chưa đúng)” là nguyên nhân chính yếu để hình thành động cơ học tập ở sinh viên.

Ngoài ra, động cơ nói chung và động cơ học tập nói riêng thường liên hệ mật thiết tới hứng thú của người học, mức độ đón nhận của người học đối với môn học. Đối với các hoạt động nhận thức, sáng tạo, hoạt động học tập nếu không có hứng thú sẽ làm mất đi động cơ, kết quả học tập sẽ không cao, thậm chí xuất hiện cảm xúc tiêu cực. Nhờ có hứng thú mà động cơ ngày càng mạnh mẽ. Vì thế, trong học tập chẳng những cần có động cơ đúng đắn mà còn phải có hứng thú bền vững thì sinh viên mới có thể tiếp thu tri thức hiệu quả nhất.

Ở các trường Đại học, Cao đẳng, các môn Lý luận chính trị là môn học bắt buộc. Nó giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành ở người học những phẩm chất tốt đẹp; trực tiếp hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng, đạo đức trong sáng, niềm tin vững chắc và ý thức chấp hành pháp luật cho thế hệ công dân của đất nước. Đây cũng là những môn học góp phần đào tạo những người lao động mới vừa có tri thức khoa học, năng lực hoạt động thực tiễn, phẩm chất chính trị, vừa có ý thức trách nhiệm với cá nhân, gia đình và cộng đồng. Tuy nhiên, vẫn còn không ít sinh viên nhận thức chưa đúng về tầm quan trọng cũng như ý nghĩa thực tiễn của những môn học này. Đây cũng là nguyên nhân làm giảm hứng thú và động cơ học tập. Do đó, việc xác định đúng động cơ học tập các môn Lý luận chính trị sẽ giúp định hướng, kích thích, thúc đẩy và duy trì hoạt động học tập của sinh viên. Đối với các môn Lý luận chính trị, động cơ học tập đúng có thể được xác định trên các phương diện: học để nâng cao hiểu biết về Lý luận chính trị, học để vận dụng vào thực tiễn và học để phục vụ cho nghề nghiệp và cuộc sống.

1.2.2.2. Chuyên cần học tập

Đa số các trường học hiện nay đều áp dụng phương pháp học đăng ký tín chỉ. Tùy theo sở thích, điều kiện, cũng như quy định của nhà trường mà sinh viên có thể chọn những môn học phù hợp với mình trong từng học kỳ.

Thông thường, từ năm thứ nhất đến năm thứ hai, sinh viên sẽ trang bị kiến thức đại cương trong đó có các môn Lý luận chính trị: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng cộng Sản Việt Nam. Nhiều sinh viên tỏ thái độ rằng, những môn học này không quan trọng, không liên quan đến chuyên ngành học của mình nên rất lơ là, thậm chí rớt lại môn và phải học đi học lại rất nhiều lần. Trong chương trình học đăng ký theo tín chỉ, sinh viên sẽ có khối lượng thời gian tự học nhiều hơn, giảng viên góp phần định hướng, hướng dẫn hoạt động đó. Do đó, không ít trường hợp sinh viên lười học, bỏ học và không chú ý nghe giảng bài.

Các môn Lý luận chính trị cũng đánh giá điểm chuyên cần theo quy định chung: gồm có đánh giá số giờ dự học trên lớp của sinh viên và ý thức chuẩn bị bài, học tập của sinh viên. Sinh viên phải dự học đủ 80% số tiết của học phần mới đủ điều kiện dự thi học phần đó. Trường hợp sinh viên nghỉ học có lý do chính đáng hoặc được xác nhận của cố vấn học tập, lãnh đạo Khoa, Trung tâm quản lý sinh viên (nghỉ trong phạm vi số tiết tối đa được phép nghỉ).

Việc đánh giá chuyên cần cho sinh viên học tập các môn Lý luận chính trị được xác định gồm cả phần chuyên cần và phần ý thức học tập dựa trên các tiêu chí: đi học đều, chăm chú nghe giảng, ghi chép bài cẩn thận, hăng hái phát biểu khi học tập và thực hiện các nhiệm vụ giảng viên giao. Sinh viên đạt điểm chuyên cần cao sẽ là điều kiện, tiền đề cho việc tổng kết điểm của các môn Lý luận chính trị đạt kết quả tốt, cũng góp phần vào kết quả học tập trung bình của tất cả các môn học.

Vì vậy, ngay từ đầu học phần, giảng viên cần thông báo cho sinh viên những quy định rõ ràng về môn học, trong đó có quy định về chuyên cần học tập. Điều này sẽ giúp giảng viên đánh giá chuyên cần một cách khách quan, công bằng với tất cả sinh viên.

1.2.2.3. Chủđộng, tích cực học tập

Chủ động, tích cực là một hoạt động nhằm làm chuyển biến vị trí của sinh viên từ thụ động sang chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập. Việc thay đổi vai trò giảng viên và sinh viên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học nhằm đáp ứng được yêu cầu dạy học trong giai đoạn phát triển mới, đặc biệt đối với chương trình đào tạo Lý luận chính trị - một trong những chương trình đào tạo thường được quan niệm là “khó”, khô khan, mang tính chất đường lối, chính sách.

Quá trình chủ động, tích cực trong hoạt động học tập của sinh viên sẽ góp phần làm cho mối quan hệ giữa dạy và học, giữa thầy và trò ngày càng gắn bó và hiệu quả hơn. Đồng thời, nó cũng rèn luyện cho sinh viên tính tự chủ, năng động, sáng tạo. Mặt khác, nó cũng là cầu nối quan trọng để người thầy nhanh chóng phát hiện những quan niệm sai lệch của sinh viên, từ đó sẽ có biện pháp kịp thời để khắc phục, uốn nắn những tư tưởng lệch lạc…

Tính tích cực, chủ động của sinh viên trong học tập các môn Lý luận chính trị thể hiện ở chỗ:

- Sinh viên hưởng ứng và thấy rõ nhiệm vụ của mình trong thực hiện những yêu cầu đặt ra ở mỗi tình huống học tập.

- Sinh viên chịu khó suy nghĩ trả lời câu hỏi, chăm chỉ, tự giác thực hiện các hoạt động đểcó được các tri thức mới, nhận thức mới, kĩ năng mới.

- Quyết tâm hoàn thành công việc của mình, khi có điều kiện thì tương trợgiúp đỡ các thành viên khác hoàn thành công việc.

Tính tích cực, tự giác học tập của sinh viên thể hiện ở sự tập trung chú ý vào các vấn đềđang học, ở sự tự nguyện tham gia xây dựng bài, trả lời các câu hỏi và yêu cầu của giảng viên hăng hái tham gia thảo luận, tranh luận, đóng góp với giảng viên, với các bạn sinh viên những suy nghĩ về các vấn đề. Tính tích cực còn được thể hiện ở sự kiên trì không nản chí trước những tình huống khó khăn. Sinh viên không có tính tích cực thì gặp tình huống mới, vấn

đề mới, chưa suy nghĩ được bao nhiêu đã vội hỏi ý kiến người khác.

Tính tích cực, chủ động, tự giác là điều kiện cần để sáng tạo. Những biểu hiện của sự sáng tạo là: biết nhìn nhận một sự vật theo một khía cạnh mới, nhìn nhận một sự kiện mới dưới nhiều góc độ khác nhau; biết đặt ra những giả thiết khi phải lí giải một hiện tượng, biết đề xuất những giải pháp khác nhau khi xử lí một tình huống; không hoàn toàn bằng lòng với giải pháp đã có; không suy nghĩ cứng nhắc theo những gì đã có; không máy móc áp dụng những quy tắc, phương pháp đã biết vào những tình huống mới.

Đặc biệt, kiến thức các môn Lý luận chính trị luôn gắn liền với thực tiễn. Vì vậy trong quá trình học tập bản thân mỗi sinh viên cần hình thành kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh và vận dụng kiến thức đã học vào giải thích các hiện tượng của thực tiễn và vận dụng vào chính hoạt động học tập của bản thân đểđạt được kết quả học tập tốt nhất.

1.2.2.4. Tự học, tự nghiên cứu

Tự học có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình học tập theo hệ thống tín chỉ của sinh viên ở các trường đại học hiện nay. Theo hình thức tín chỉ thì sinh viên là trung tâm, ngoài kiến thức giảng viên truyền đạt trên lớp thì sinh viên phải tự học, tự nghiên cứu thêm tài liệu. Việc tự học của sinh viên giữ vai trò rất quan trọng, nó là nhân tố trực tiếp nâng cao chất lượng đào tạo ởcác trường đại học.

Tự học là một hoạt động độc lập chiếm lĩnh tri thức, kỹnăng, kỹ xảo, là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ cùng các phẩm chất tâm lý để chiếm lĩnh tri thức một lĩnh vực hiểu biết nào đó hay những kinh nghiệm lịch sử xã hội của nhân loại, biến nó thành sở hữu của chính bản thân người học. Đây là một quá trình học tập tự giác, tích cực tự chiếm lĩnh tri thức khoa học để tựhướng tới những mục đích nhất định. Tự học ở đây không phải là tự học không có thầy, mà ởđây, vai trò của thầy là tổ chức, hướng dẫn sinh viên phát huy khả năng tự tìm tòi, tự phát hiện vấn đề. Và tự học không có nghĩa chỉ là việc học ngoài giờ lên lớp, mà tự học ởđây còn là hoạt động học

diễn ra trên lớp dưới sựhướng dẫn, tổ chức, chỉđạo của người thầy.

Các môn Lý luận chính trị, khối lượng kiến thức nặng về lý thuyết và chứa đựng nội dung dài. Nếu người dạy cố gắng truyền đạt cho bằng hết những nội dung mà giáo trình trình bày thì sẽ dễ rơi vào thuyết trình thụđộng một chiều. Vì vậy, giảng viên dạy Lý luân chính trị cũng có vai trò rất to lớn đối với quá trình tự học của sinh viên. Để khơi dậy năng lực tự học của sinh viên và để quá trình đó được thực hiện có hiệu quả thì giảng viên cần:

- Thông báo đầy đủ cho sinh viên về đề cương chi tiết môn học, đặc biệt, đề cương giới thiệu chi tiết các tài liệu học tập trong đó chỉ rõ giáo trình chính và các tài liệu tham khảo phục vụ cho môn học. Điều đó tạo cho sinh viên sắp xếp thời gian, nội dung học tập của mình, sinh viên chủđộng lên kế hoạch tự học, tự nghiên cứu để thực hiện các mục tiêu của môn học.

- Giảng viên cần phải tuân thủ theo đúng kế hoạch trong đề cương và yêu cầu sinh viên nghiêm túc thực hiện đề cương này. Hướng dẫn cho sinh viên chuẩn bị bài sắp học: Giảng viên thông báo nội dung vấn đề sẽ được tìm hiểu trong buổi học tới, yêu cầu sinh viên đọc giáo trình, tài liệu tham khảo trên cơ sở các câu hỏi gợi ý của giảng viên. Công việc hướng dẫn sinh viên chuẩn bị bài giữ một vai trò quan trọng trong tự học của sinh viên, giúp họ có kiến thức cơ bản về bài học, đủ tự tin để tham gia giải quyết vấn đề trong bài học cùng với giảng viên và bạn bè trên lớp, đặc biệt là tự xác định được những vấn đề cần tập trung nghe giảng và nêu được những ý kiến thắc mắc nhằm hiểu sâu kiến thức trong bài học. Giảng viên thiết kế giờ dạy để tạo hứng thú cho sinh viên, kích thích tính tích cực hoạt động cùng với giảng viên trong giờ học.

- Hướng dẫn sinh viên làm các bài tập nghiên cứu, đây là việc nhằm phát huy cao nhất ý thức tự học của sinh viên, đồng thời tạo hứng thú và óc sáng tạo. Đồng thời, giảng viên phải kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học của sinh viên.

Bên cạnh đó, sinh viên chính là chủ thể của hoạt động học tập các môn Lý luận chính trị. Muốn phát huy được tính tích cực, sáng tạo của bản thân thì (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

người học cần xác định được mục đích tự học, động cơ tự học. Sinh viên phải lập kế hoạch tự học trong đó có việc xác định thời gian tự học các môn Lý luận chính trị. Đồng thời, phải xây dựng được nội dung tự học các môn Lý luận chính trị như: đọc tài liệu và chuẩn bị bài trước khi đến lớp; học và làm bài tập về nhà theo vở ghi và giáo trình; học và làm bài tập về nhà theo vở ghi và giáo trình kết hợp với tài liệu tham khảo; chủ động phát hiện và tìm cách lấp chỗ hổng trong kiến thức của mình, sử dụng thư viện, internet, và phương tiện truyền thông khác để bổ sung thêm kiến thức đã học trên lớp; tự tổ chức việc học tập ngoài giờ lên lớp (học nhóm); hệ thống hóa, tóm tắt các nội dung đã được học; tự làm đề cương ôn tập… Như vậy, để đạt hiệu quả tự học các môn Lý luận chính trị cao nhất, cần có sự phối hợp tích cực giữa giảng viên và sinh viên.

Tiểu kết chương 1

Qua nghiên cứu đề tài thái độ học tập những môn Lý luận chính trị của sinh viên trường đại học Nội vụ Hà Nội, trong chương 1 nhóm nghiên cứu đã làm rõ được một số vấn đề như nhau:

Trên cơ sở đánh giá những ưu, nhược điểm của một số khái niệm, nhóm nghiên cứu đã làm rõ được khái niệm hoạt động học tập, khái niệm thái độ, thái độ học tập và khái niệm thái độ học tập của sinh viên, đặc điểm hoạt động học tập của sinh viên.

Về thái độ học tập các môn Lý luận chính trị của sinh viên nhóm nghiên cứu đã làm rõ đặc điểm, vai trò của các môn Lý luận chính trị, đồng thời cũng làm rõ được đâu là động cơ học tập đúng; chuyên cần học tập; chủ động, tích cực học tập; tự học, tự nghiên cứu.

Chương 2

THÁI ĐỘ HỌC TẬP CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

- THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN 2.1. Đặc điểm sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là một trong những nơi đào tạo cán bộ, công chức có uy tín trong hệ thống giáo dục và đào tạo của cảnước. Tiền thân trường Đại học Nội Vụ chính là Trường Trung học Văn thư - Lưu trữ. Được thành lập theo Quyết định số 109/BT ngày 18/12/1971 của Bộ trưởng Phó Thủtướng, với nhiệm vụchính là đào tạo cán bộ trung học chuyên nghiệp của ngành Văn thư, Lưu trữ; Bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộđang làm công tác văn thư, lưu trữở các cơ quan nhà nước

Trước nhu cầu về nguồn nhân lực của xã hội, Quyết định số 3225/QĐ- BGD&ĐT-TCCB được ban hành ngày 15/6/2005 về việc dựa trên cơ sở Trường Trung học Văn thư Lưu trữ Trung ương I tiến hành thành lập Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữTrung ương I.

Ngày 21/4/2008, Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữTrung ương I được đổi tên thành Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội theo Quyết định số2275/QĐ - BGDĐT của Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và trường trởthành đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Nội vụ vào ngày 12/6/2008.

Trải qua các thời kỳ phát triển, đến ngày 14/11/2011 Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và được đặt tại số 36 phố Xuân La, phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.

Với 49 năm truyền thống và phát triển, Nhà trường có sứ mệnh mang đến cơ hội học tập cho mọi người với chất lượng tốt, nhiều hình thức đào tạo, đa ngành, đa cấp độ, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của ngành Nội vụ nói

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu thái độ học tập các môn lý luận chính trị của sinh viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 28)