8. Cấu trúc của đề tài
2.2.4. Tự học, tự nghiên cứu
Tự học có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình học tập theo hệ thống tín chỉ của sinh viên ở các trường đại học hiện nay. Theo hình thức tín chỉ thì sinh viên là trung tâm, ngoài kiến thức giảng viên truyền đạt trên lớp thì sinh viên phải tự học, tự nghiên cứu thêm tài liệu. Việc tự học của sinh viên giữ vai trò rất quan trọng, nó là nhân tố trực tiếp nâng cao chất lượng đào tạo ởcác trường đại học.
Tự học là một hoạt động độc lập chiếm lĩnh tri thức, kỹnăng, kỹ xảo, là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ cùng các phẩm chất tâm lý để chiếm lĩnh tri thức một lĩnh vực hiểu biết nào đó hay những kinh nghiệm lịch sử xã hội của nhân loại, biến nó thành sở hữu của chính bản thân người học. Đây là một quá trình học tập tự giác, tích cực tự chiếm lĩnh tri thức khoa học để tựhướng tới những mục đích nhất định. Tự học ở đây không phải là tự học không có thầy, mà ởđây, vai trò của thầy là tổ chức, hướng dẫn sinh viên phát huy khả năng tự tìm tòi, tự phát hiện vấn đề. Và tự học không có nghĩa chỉ là việc học ngoài giờ lên lớp, mà tự học ởđây còn là hoạt động học
diễn ra trên lớp dưới sựhướng dẫn, tổ chức, chỉđạo của người thầy.
Các môn Lý luận chính trị, khối lượng kiến thức nặng về lý thuyết và chứa đựng nội dung dài. Nếu người dạy cố gắng truyền đạt cho bằng hết những nội dung mà giáo trình trình bày thì sẽ dễ rơi vào thuyết trình thụđộng một chiều. Vì vậy, giảng viên dạy Lý luân chính trị cũng có vai trò rất to lớn đối với quá trình tự học của sinh viên. Để khơi dậy năng lực tự học của sinh viên và để quá trình đó được thực hiện có hiệu quả thì giảng viên cần:
- Thông báo đầy đủ cho sinh viên về đề cương chi tiết môn học, đặc biệt, đề cương giới thiệu chi tiết các tài liệu học tập trong đó chỉ rõ giáo trình chính và các tài liệu tham khảo phục vụ cho môn học. Điều đó tạo cho sinh viên sắp xếp thời gian, nội dung học tập của mình, sinh viên chủđộng lên kế hoạch tự học, tự nghiên cứu để thực hiện các mục tiêu của môn học.
- Giảng viên cần phải tuân thủ theo đúng kế hoạch trong đề cương và yêu cầu sinh viên nghiêm túc thực hiện đề cương này. Hướng dẫn cho sinh viên chuẩn bị bài sắp học: Giảng viên thông báo nội dung vấn đề sẽ được tìm hiểu trong buổi học tới, yêu cầu sinh viên đọc giáo trình, tài liệu tham khảo trên cơ sở các câu hỏi gợi ý của giảng viên. Công việc hướng dẫn sinh viên chuẩn bị bài giữ một vai trò quan trọng trong tự học của sinh viên, giúp họ có kiến thức cơ bản về bài học, đủ tự tin để tham gia giải quyết vấn đề trong bài học cùng với giảng viên và bạn bè trên lớp, đặc biệt là tự xác định được những vấn đề cần tập trung nghe giảng và nêu được những ý kiến thắc mắc nhằm hiểu sâu kiến thức trong bài học. Giảng viên thiết kế giờ dạy để tạo hứng thú cho sinh viên, kích thích tính tích cực hoạt động cùng với giảng viên trong giờ học.
- Hướng dẫn sinh viên làm các bài tập nghiên cứu, đây là việc nhằm phát huy cao nhất ý thức tự học của sinh viên, đồng thời tạo hứng thú và óc sáng tạo. Đồng thời, giảng viên phải kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học của sinh viên.
Bên cạnh đó, sinh viên chính là chủ thể của hoạt động học tập các môn Lý luận chính trị. Muốn phát huy được tính tích cực, sáng tạo của bản thân thì
người học cần xác định được mục đích tự học, động cơ tự học. Sinh viên phải lập kế hoạch tự học trong đó có việc xác định thời gian tự học các môn Lý luận chính trị. Đồng thời, phải xây dựng được nội dung tự học các môn Lý luận chính trị như: đọc tài liệu và chuẩn bị bài trước khi đến lớp; học và làm bài tập về nhà theo vở ghi và giáo trình; học và làm bài tập về nhà theo vở ghi và giáo trình kết hợp với tài liệu tham khảo; chủ động phát hiện và tìm cách lấp chỗ hổng trong kiến thức của mình, sử dụng thư viện, internet, và phương tiện truyền thông khác để bổ sung thêm kiến thức đã học trên lớp; tự tổ chức việc học tập ngoài giờ lên lớp (học nhóm); hệ thống hóa, tóm tắt các nội dung đã được học; tự làm đề cương ôn tập… Như vậy, để đạt hiệu quả tự học các môn Lý luận chính trị cao nhất, cần có sự phối hợp tích cực giữa giảng viên và sinh viên.
Tiểu kết chương 1
Qua nghiên cứu đề tài thái độ học tập những môn Lý luận chính trị của sinh viên trường đại học Nội vụ Hà Nội, trong chương 1 nhóm nghiên cứu đã làm rõ được một số vấn đề như nhau:
Trên cơ sở đánh giá những ưu, nhược điểm của một số khái niệm, nhóm nghiên cứu đã làm rõ được khái niệm hoạt động học tập, khái niệm thái độ, thái độ học tập và khái niệm thái độ học tập của sinh viên, đặc điểm hoạt động học tập của sinh viên.
Về thái độ học tập các môn Lý luận chính trị của sinh viên nhóm nghiên cứu đã làm rõ đặc điểm, vai trò của các môn Lý luận chính trị, đồng thời cũng làm rõ được đâu là động cơ học tập đúng; chuyên cần học tập; chủ động, tích cực học tập; tự học, tự nghiên cứu.
Chương 2
THÁI ĐỘ HỌC TẬP CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
- THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN 2.1. Đặc điểm sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là một trong những nơi đào tạo cán bộ, công chức có uy tín trong hệ thống giáo dục và đào tạo của cảnước. Tiền thân trường Đại học Nội Vụ chính là Trường Trung học Văn thư - Lưu trữ. Được thành lập theo Quyết định số 109/BT ngày 18/12/1971 của Bộ trưởng Phó Thủtướng, với nhiệm vụchính là đào tạo cán bộ trung học chuyên nghiệp của ngành Văn thư, Lưu trữ; Bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộđang làm công tác văn thư, lưu trữở các cơ quan nhà nước
Trước nhu cầu về nguồn nhân lực của xã hội, Quyết định số 3225/QĐ- BGD&ĐT-TCCB được ban hành ngày 15/6/2005 về việc dựa trên cơ sở Trường Trung học Văn thư Lưu trữ Trung ương I tiến hành thành lập Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữTrung ương I.
Ngày 21/4/2008, Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữTrung ương I được đổi tên thành Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội theo Quyết định số2275/QĐ - BGDĐT của Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và trường trởthành đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Nội vụ vào ngày 12/6/2008.
Trải qua các thời kỳ phát triển, đến ngày 14/11/2011 Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và được đặt tại số 36 phố Xuân La, phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Với 49 năm truyền thống và phát triển, Nhà trường có sứ mệnh mang đến cơ hội học tập cho mọi người với chất lượng tốt, nhiều hình thức đào tạo, đa ngành, đa cấp độ, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của ngành Nội vụ nói riêng và cho xã hội nói chung, phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Mục tiêu phát triển của Trường là đến năm 2025
trở thành trường Đại học đa ngành, đa lĩnh vực có uy tín trong nước và khu vực quốc tế. Để thực hiện tốt sứ mệnh cao cả đó, trong những năm qua Trường Đại học Nội vụ Hà Nội không ngừng đầu tư cơ sở vật chất, tăng cường đội ngũ cán bộ, giảng viên có trình độ chuyên môn, đổi mới phương pháp giảng dạy, phát triển chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, đẩy mạnh ứng dụng công nghệthông tin, đơn giản hóa các thủ tục hành chính.
Nhà trường hiện đang có 8 khoa, đang tổ chức quản lý và đào tạo 18 ngành nghề chương trình Đại học: Quản trị nhân lực; Quản trị văn phòng; Luật; Ngành Luật - Chuyên ngành Thanh tra; Quản lý nhà nước; Chính trị học; Chuyên ngành Chính sách công; Lưu trữ học; Chuyên ngành Văn thư – Lưu trữ; Quản lý văn hóa; Chuyên ngành Quản lý di sản văn hóa và phát triển du lịch; Văn hóa học; Chuyên ngành Văn hóa Du lịch; Chuyên ngành Văn hóa Truyền thông; Thông tin - thư viện; Chuyên ngành Quản trị thông tin; Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước; Hệ thống thông tin. Nhà trường tuyển sinh với đa dạng phương thức xét tuyển; xét tuyển học bạ, xét tuyển bằng cách lấy điểm kỳ thi trung học phổ thông Quốc gia, với đầy đủ các tổ hợp môn như: A01 (Toán, Vật lí, Tiếng Anh); A00 (Toán, Vật lí, Hóa học); C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí); D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh); C19 (Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân); C20 (Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân); D15 (Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh); A10 ( Toán, Lý, Giáo dục công dân); D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)
Chương trình giáo dục đào tạo của Trường được thiết kế khoa học bao gồm các khối kiến thức giáo dục đại cương, khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp nhằm trang bịcho người học kiến thức, kỹnăng cần thiết để hòa nhập, thích ứng nhanh với công việc và cuộc sống. Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện để sinh viên được học tập và phát huy khả năng, sự sáng tạo cá nhân nhằm đạt thành tích tốt nhất. Môi trường học tập tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội không những mang đến cho sinh viên sự hứng thú, say mê với ngành
học đã lựa chọn mà còn nuôi dưỡng niềm tin và khát vọng.
Sinh viên Trường Đại học Nôi vụ Hà Nội vừa mang đầy đủ những đặc điểm chung của sinh viên Việt Nam, cũng vừa mang những nét riêng đặc thù. Sinh viên trúng tuyển nguyện vọng vào trường Đại học Nội vụ Hà Nội chủ yếu thuộc khối C và D. Sinh viên đến từ các tỉnh khác nhau trên cả nước nhưng khu vực miền núi phía Bắc chiếm tỷ lệ không nhỏ, tập trung ở các ngành Quản lý nhà nước, Chính trị học và rải rác ở các ngành khác. Sinh viên ở ký túc không nhiều do số lượng phòng có hạn, đôi khi phải dành cho đối tượng sinh viên ưu tiên. Vì vậy đa số sinh viên phải thuê phòng trọ quanh khu vực trường.
Đồng thời, sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội còn được tham gia vào các hoạt động tập thể của Đoàn trường, các cuộc thi, tham dự các hội thảo đối thoại sinh viên, tuần công dân đầu khóa, nghiên cứu khoa học… Thông qua các Câu lạc bộtrong trường: Câu lạc bộ Nghệ thuật, Câu lạc bộ“Acoustic music”, Câu lạc bộ tiếng Anh, Câu lạc bộ IT - E, Câu lạc bộ võ thuật… đã tạo cơ hội để sinh viên phát huy khảnăng, sởtrường của mình.
Bên cạnh đó, họ còn có tuổi đời khá trẻ, thường từ 18 đến 25 tuổi, chưa định hình rõ rệt về nhân cách, ưa các hoạt động giao tiếp, có tri thức đang được đào tạo chuyên môn. Sinh viên vì thế dễ tiếp thu cái mới, thích cái mới, thích sự tìm tòi và sáng tạo. Đây cũng là tầng lớp xưa nay vẫn khá nhạy cảm với các vấn đề chính trị - xã hội, đôi khi cực đoan nếu không được định hướng tốt.
Một bộ phận nhỏ sinh viên Nội vụkhá năng động biểu hiện là sinh viên vừa đi học vừa đi làm (làm thêm bán thời gian, hoặc là thành viên chính thức của một cơ quan, công ty), hình thành tư duy kinh tế trong thế hệ mới (thích kinh doanh, muốn tự mình lập công ty ngay khi đang còn là sinh viên), thể hiện sự tích cực chủ động (tham gia phong trào tình nguyện). Có nhiều sinh viên cùng một lúc học hai trường để mở rộng tư duy và vốn hiểu biết, tạo cơ hội việc làm rộng mở cho sau này. Một số sinh viên có tính chủđộng khá cao,
giỏi trong công tác chỉ huy nhóm. Nhiều sinh viên tự ý thức cao về bản thân mình và muốn thể hiện vai trò cá nhân. Dường như có sự đề cao lợi ích hơn nghĩa vụ cá nhân. Vì thế trong một tập thể, họ là những người nổi trội vềnăng lực nhưng không thểhòa đồng cùng với các sinh viên khác.
Những đặc điểm nói trên của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội cũng ảnh hưởng không nhỏđến thái độ học tập các môn Lý luận chính trị.
2.2. Thực trạng thái độ học tập các môn Lý luận chính trị của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Theo chương trình đào tạo của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, các môn Lý luận chính trị thuộc khối Kiến thức đại cương. Để đảm bảo tính khách quan, nhóm nghiên cứu đã tiến hành gửi phiếu điều tra thu thập thông tin tới sinh viên năm thứ hai và năm thứ ba của trường (đối tượng sinh viên đang học và đã học xong chương trình các môn Lý luận chính trị theo Quyết định số52/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Do quá trình hoàn thành đề tài trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19 nên nhóm nghiên cứu sử dụng hình thức điều tra bằng phiếu điện tử. Về đối tượng điều tra, đảm bảo có sự tham gia trả lời của đại diện sinh viên tất cả các Khoa: Quản trị nhân lực, Quản trị văn phòng, Quản lý xã hội, Văn thư lưu trữ, Hành chính học, Khoa học chính trị, Pháp luật hành chính, Tổ chức và xây dựng chính quyền.
Trong tổng số các bạn sinh viên được hỏi, có 55% là sinh viên năm thứ hai tham gia trả lời, 45% là sinh viên năm thứ ba. Số sinh viên nữ tích cực tham gia trả lời hơn chiếm tỷ lệ 65%, số sinh viên nam tham gia trả lời là 35%.
Sơ đồ1: Cơ cấu sinh viên tham gia trưng cầu ý kiến
Sơ đồ 2: Tỷ lệ sinh viên nam nữ tham gia trưng cầu ý kiến
Nhóm nghiên cứu tập trung phân tích thực trạng thái độ học tập các môn Lý luận chính trị của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội trên 4 nội dung sau: Xác định động cơ học tập, mức độ chuyên cần học tập, thái độ chủ động tích cực học tập và thái độ tự học, tự nghiên cứu.
2.2.1. Xác định động cơ học tập
Việc xác định động cơ học tập của sinh viên gắn liền với việc xác đinh tầm quan trọng của việc học tập các môn Lý luận chính trị. Khi hỏi “Bạn đánh giá thế nào về tầm quan trọng của các môn Lý luận chính trịđối với bản
45% 55%
Bạn là sinh viên năm thứ? Năm thứ 3 Năm thứ 2
35%
65%
Giới tính Nam
thân”, kết quả nhóm nghiên cứu thu được như sau:
Đối với học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (HP1), có 6% sinh viên cho rằng đây là môn học không quan trọng; 11% sinh viên đánh giá đây là môn học chỉ quan trọng một chút; có 26% sinh viên phân vân và cho đây là môn học nửa quan trọng, nửa không quan trọng, có 47% sinh viên lại cho rằng đây là môn học khá quan trọng, còn lại là 10% đánh giá đây là môn rất quan trọng.
Đối với học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (HP2), có 7% sinh viên cho rằng đây là môn học không quan trọng; 13% sinh viên đánh giá đây là môn học chỉ quan trọng một chút; có 26% sinh viên phân vân và cho đây là môn học nửa quan trọng, nửa không quan trọng, có 41% sinh viên lại cho rằng đây là môn học khá quan trọng, còn lại là 13% đánh giá