Chủ động, tích cực học tập

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu thái độ học tập các môn lý luận chính trị của sinh viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 31 - 32)

8. Cấu trúc của đề tài

2.2.3.Chủ động, tích cực học tập

Chủ động, tích cực là một hoạt động nhằm làm chuyển biến vị trí của sinh viên từ thụ động sang chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập. Việc thay đổi vai trò giảng viên và sinh viên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học nhằm đáp ứng được yêu cầu dạy học trong giai đoạn phát triển mới, đặc biệt đối với chương trình đào tạo Lý luận chính trị - một trong những chương trình đào tạo thường được quan niệm là “khó”, khô khan, mang tính chất đường lối, chính sách.

Quá trình chủ động, tích cực trong hoạt động học tập của sinh viên sẽ góp phần làm cho mối quan hệ giữa dạy và học, giữa thầy và trò ngày càng gắn bó và hiệu quả hơn. Đồng thời, nó cũng rèn luyện cho sinh viên tính tự chủ, năng động, sáng tạo. Mặt khác, nó cũng là cầu nối quan trọng để người thầy nhanh chóng phát hiện những quan niệm sai lệch của sinh viên, từ đó sẽ có biện pháp kịp thời để khắc phục, uốn nắn những tư tưởng lệch lạc…

Tính tích cực, chủ động của sinh viên trong học tập các môn Lý luận chính trị thể hiện ở chỗ:

- Sinh viên hưởng ứng và thấy rõ nhiệm vụ của mình trong thực hiện những yêu cầu đặt ra ở mỗi tình huống học tập.

- Sinh viên chịu khó suy nghĩ trả lời câu hỏi, chăm chỉ, tự giác thực hiện các hoạt động đểcó được các tri thức mới, nhận thức mới, kĩ năng mới.

- Quyết tâm hoàn thành công việc của mình, khi có điều kiện thì tương trợgiúp đỡ các thành viên khác hoàn thành công việc.

Tính tích cực, tự giác học tập của sinh viên thể hiện ở sự tập trung chú ý vào các vấn đềđang học, ở sự tự nguyện tham gia xây dựng bài, trả lời các câu hỏi và yêu cầu của giảng viên hăng hái tham gia thảo luận, tranh luận, đóng góp với giảng viên, với các bạn sinh viên những suy nghĩ về các vấn đề. Tính tích cực còn được thể hiện ở sự kiên trì không nản chí trước những tình huống khó khăn. Sinh viên không có tính tích cực thì gặp tình huống mới, vấn

đề mới, chưa suy nghĩ được bao nhiêu đã vội hỏi ý kiến người khác.

Tính tích cực, chủ động, tự giác là điều kiện cần để sáng tạo. Những biểu hiện của sự sáng tạo là: biết nhìn nhận một sự vật theo một khía cạnh mới, nhìn nhận một sự kiện mới dưới nhiều góc độ khác nhau; biết đặt ra những giả thiết khi phải lí giải một hiện tượng, biết đề xuất những giải pháp khác nhau khi xử lí một tình huống; không hoàn toàn bằng lòng với giải pháp đã có; không suy nghĩ cứng nhắc theo những gì đã có; không máy móc áp dụng những quy tắc, phương pháp đã biết vào những tình huống mới.

Đặc biệt, kiến thức các môn Lý luận chính trị luôn gắn liền với thực tiễn. Vì vậy trong quá trình học tập bản thân mỗi sinh viên cần hình thành kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh và vận dụng kiến thức đã học vào giải thích các hiện tượng của thực tiễn và vận dụng vào chính hoạt động học tập của bản thân đểđạt được kết quả học tập tốt nhất.

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu thái độ học tập các môn lý luận chính trị của sinh viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 31 - 32)