Thái độ học tập các môn Lý luận chính trị của sinh viên

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu thái độ học tập các môn lý luận chính trị của sinh viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 26)

8. Cấu trúc của đề tài

1.2.Thái độ học tập các môn Lý luận chính trị của sinh viên

1.2.1. Đặc dim, vai trò ca các môn Lý lun chính tr

Theo Quyết định số 52/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các môn Lý luận chính trị bao gồm: Những nguyên lý cơ bản của chủnghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam.

Môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin gồm những quan điểm cơ bản, mang tính chân lý, bền vững của chủ nghĩa Mác - Lênin trong phạm vi ba bộ phận lý luận cấu thành (Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học). Môn học này được chia thành ba phần:

- Phần thứ nhất: Thế giới quan, phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác - Lênin (gồm chủ nghĩa duy vật biện chứng, phép biện chứng duy vật và chủnghĩa duy vật lịch sử).

- Phần thứ hai: Học thuyết kinh tế của chủnghĩa Mác - Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủnghĩa (gồm học thuyết giá trị, học thuyết giá trị thặng dư, học thuyết về chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước).

- Phần thứ ba: Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủnghĩa xã hội (gồm sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và cách mạng xã hội chủnghĩa, những vấn đề chính trị - xã hội có tính quy luật trong tiến trình cách mạng xã hội chủnghĩa, chủnghĩa xã hội hiện thực và triển vọng).

Môn Tư tưởng Hồ Chí Minh gồm các nội dung: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập Tư tưởng Hồ Chí Minh; cơ sở hình thành và phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh; Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc, cách mạng giải phóng dân tộc; Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và

đại đoàn kết quốc tế; Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và xây dựng nhà nước của dân do dân và vì dân; Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá, đạo đức và xây dựng con người mới.

Môn học Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam bao gồm các nội dung: đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của môn Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam; Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam và cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng; Đường lối đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945); Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và đếvà đế quốc Mỹ (1945 - 1975); Đường lối công nghiệp hoá; Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Đường lối xây dựng hệ thống chính trị; Đường lối xây dựng, phát triển nền văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội và Đường lối đối ngoại.

Như vậy, Các môn Lý luận chính trị là những môn học bắt buộc đối với sinh viên tất cả các trường Đại học, góp phần cung cấp cho người học những tri thức cơ bản của chủnghĩa Mác - Lênin và sự vận dụng những tri thức này vào thực tiễn cách mạng Việt Nam của Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam, từ đó giúp cho người đọc có thế giới quan, phương pháp luận và nhân sinh quan khoa học, có lý tưởng và niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.

Nội dung của các môn lý luận chính trị là những vấn đề lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam. Đây là những vấn đề có tính lý luận và có tính trừu tượng cao. Chính vì vậy, học tập các môn lý luận chính trị trước hết đòi hỏi người học phải có sự nỗ lực cố gắng trong quá trình nhận thức và đặc biệt là sự nỗ lực trong tư duy trừu tượng. Sự nỗ lực trong học tập các môn Lý luận chính trị được thể hiện ở việc người học phải khắc phục những khó khăn trở ngại, cố gắng hết mình trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp cũng như tự học ở nhà, làm bài tập cũng như đọc các tài liệu có liên quan đến các môn Lý luận chính trị.

Mục đích của việc học tập các môn lý luận chính trị nhằm hình thành thế giới quan phương pháp luận khoa học, lý tưởng và niềm tin vào chủ nghĩa xã hội, sự lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, trong quá trình học tập các môn này, người học phải có thái độ phê phán những quan điểm lệch lạc, trái với quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, chủnghĩa đường lối của Đảng về các vấn đề tự nhiên, xã hội và con người. Thái độ phê phán được thể hiện trong những tình huống mà người học gặp phải trong quá trình học tập và giao tiếp với những người xung quanh.

Mặc dù các môn Lý luận chính trị là những môn học có nội dung rất rộng và có tính trừu tượng cao nhưng do thời lượng giảng dạy các môn học này hạn chế nên giảng viên không thể trình bày toàn bộ những nội dung này trong các giờ học trên lớp. Vì vậy, việc tự học của người học giữ vị trí và vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình tiếp thu tri thức, thêm vào đó việc tự học của người học không được kiểm tra và giám sát thường xuyên, do đó, để có thể tiếp thu được những nội dung đó đòi hỏi người học phải có có tính tự giác cao hơn, có sự kiên trì lớn hơn so với việc học các môn học khác.

Các môn Lý luận chính trị là những môn học bắt buộc đối với sinh viên tất cả các trường Đại học, sinh viên dù muốn hay không đều phải học tập các môn học này. Đây cũng là những môn học mà nội dung mang tính trừu tượng. Vì vậy trong quá trình học tập các môn Lý luận chính trị sinh viên cũng gặp phải những khó khăn nhất định.

1.2.2. Mt s yêu cầu đặt ra v thái độ hc tp các môn Lý lun chính tr ca sinh viên chính tr ca sinh viên

1.2.2.1. Động cơ học tập đúng

Động cơ học tập là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng, hiệu quả học tập của sinh viên. Động cơ học tập không có sẵn, không thể áp đặt mà được hình thành trong quá trình học tập, rèn luyện. Trong quá trình đó, giảng viên là người dẫn dắt, sinh viên phải tự hình thành mục đích, động cơ học tập cho mình. Nhu cầu giải quyết mâu thuẫn “giữa một bên là “phải hiểu biết” và

bên kia là “chưa hiểu biết” (hoặc hiểu biết chưa đủ, chưa đúng)” là nguyên nhân chính yếu để hình thành động cơ học tập ở sinh viên.

Ngoài ra, động cơ nói chung và động cơ học tập nói riêng thường liên hệ mật thiết tới hứng thú của người học, mức độ đón nhận của người học đối với môn học. Đối với các hoạt động nhận thức, sáng tạo, hoạt động học tập nếu không có hứng thú sẽ làm mất đi động cơ, kết quả học tập sẽ không cao, thậm chí xuất hiện cảm xúc tiêu cực. Nhờ có hứng thú mà động cơ ngày càng mạnh mẽ. Vì thế, trong học tập chẳng những cần có động cơ đúng đắn mà còn phải có hứng thú bền vững thì sinh viên mới có thể tiếp thu tri thức hiệu quả nhất.

Ở các trường Đại học, Cao đẳng, các môn Lý luận chính trị là môn học bắt buộc. Nó giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành ở người học những phẩm chất tốt đẹp; trực tiếp hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng, đạo đức trong sáng, niềm tin vững chắc và ý thức chấp hành pháp luật cho thế hệ công dân của đất nước. Đây cũng là những môn học góp phần đào tạo những người lao động mới vừa có tri thức khoa học, năng lực hoạt động thực tiễn, phẩm chất chính trị, vừa có ý thức trách nhiệm với cá nhân, gia đình và cộng đồng. Tuy nhiên, vẫn còn không ít sinh viên nhận thức chưa đúng về tầm quan trọng cũng như ý nghĩa thực tiễn của những môn học này. Đây cũng là nguyên nhân làm giảm hứng thú và động cơ học tập. Do đó, việc xác định đúng động cơ học tập các môn Lý luận chính trị sẽ giúp định hướng, kích thích, thúc đẩy và duy trì hoạt động học tập của sinh viên. Đối với các môn Lý luận chính trị, động cơ học tập đúng có thể được xác định trên các phương diện: học để nâng cao hiểu biết về Lý luận chính trị, học để vận dụng vào thực tiễn và học để phục vụ cho nghề nghiệp và cuộc sống.

1.2.2.2. Chuyên cần học tập

Đa số các trường học hiện nay đều áp dụng phương pháp học đăng ký tín chỉ. Tùy theo sở thích, điều kiện, cũng như quy định của nhà trường mà sinh viên có thể chọn những môn học phù hợp với mình trong từng học kỳ.

Thông thường, từ năm thứ nhất đến năm thứ hai, sinh viên sẽ trang bị kiến thức đại cương trong đó có các môn Lý luận chính trị: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng cộng Sản Việt Nam. Nhiều sinh viên tỏ thái độ rằng, những môn học này không quan trọng, không liên quan đến chuyên ngành học của mình nên rất lơ là, thậm chí rớt lại môn và phải học đi học lại rất nhiều lần. Trong chương trình học đăng ký theo tín chỉ, sinh viên sẽ có khối lượng thời gian tự học nhiều hơn, giảng viên góp phần định hướng, hướng dẫn hoạt động đó. Do đó, không ít trường hợp sinh viên lười học, bỏ học và không chú ý nghe giảng bài.

Các môn Lý luận chính trị cũng đánh giá điểm chuyên cần theo quy định chung: gồm có đánh giá số giờ dự học trên lớp của sinh viên và ý thức chuẩn bị bài, học tập của sinh viên. Sinh viên phải dự học đủ 80% số tiết của học phần mới đủ điều kiện dự thi học phần đó. Trường hợp sinh viên nghỉ học có lý do chính đáng hoặc được xác nhận của cố vấn học tập, lãnh đạo Khoa, Trung tâm quản lý sinh viên (nghỉ trong phạm vi số tiết tối đa được phép nghỉ).

Việc đánh giá chuyên cần cho sinh viên học tập các môn Lý luận chính trị được xác định gồm cả phần chuyên cần và phần ý thức học tập dựa trên các tiêu chí: đi học đều, chăm chú nghe giảng, ghi chép bài cẩn thận, hăng hái phát biểu khi học tập và thực hiện các nhiệm vụ giảng viên giao. Sinh viên đạt điểm chuyên cần cao sẽ là điều kiện, tiền đề cho việc tổng kết điểm của các môn Lý luận chính trị đạt kết quả tốt, cũng góp phần vào kết quả học tập trung bình của tất cả các môn học.

Vì vậy, ngay từ đầu học phần, giảng viên cần thông báo cho sinh viên những quy định rõ ràng về môn học, trong đó có quy định về chuyên cần học tập. Điều này sẽ giúp giảng viên đánh giá chuyên cần một cách khách quan, công bằng với tất cả sinh viên.

1.2.2.3. Chủđộng, tích cực học tập

Chủ động, tích cực là một hoạt động nhằm làm chuyển biến vị trí của sinh viên từ thụ động sang chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập. Việc thay đổi vai trò giảng viên và sinh viên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học nhằm đáp ứng được yêu cầu dạy học trong giai đoạn phát triển mới, đặc biệt đối với chương trình đào tạo Lý luận chính trị - một trong những chương trình đào tạo thường được quan niệm là “khó”, khô khan, mang tính chất đường lối, chính sách.

Quá trình chủ động, tích cực trong hoạt động học tập của sinh viên sẽ góp phần làm cho mối quan hệ giữa dạy và học, giữa thầy và trò ngày càng gắn bó và hiệu quả hơn. Đồng thời, nó cũng rèn luyện cho sinh viên tính tự chủ, năng động, sáng tạo. Mặt khác, nó cũng là cầu nối quan trọng để người thầy nhanh chóng phát hiện những quan niệm sai lệch của sinh viên, từ đó sẽ có biện pháp kịp thời để khắc phục, uốn nắn những tư tưởng lệch lạc…

Tính tích cực, chủ động của sinh viên trong học tập các môn Lý luận chính trị thể hiện ở chỗ:

- Sinh viên hưởng ứng và thấy rõ nhiệm vụ của mình trong thực hiện những yêu cầu đặt ra ở mỗi tình huống học tập. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sinh viên chịu khó suy nghĩ trả lời câu hỏi, chăm chỉ, tự giác thực hiện các hoạt động đểcó được các tri thức mới, nhận thức mới, kĩ năng mới.

- Quyết tâm hoàn thành công việc của mình, khi có điều kiện thì tương trợgiúp đỡ các thành viên khác hoàn thành công việc.

Tính tích cực, tự giác học tập của sinh viên thể hiện ở sự tập trung chú ý vào các vấn đềđang học, ở sự tự nguyện tham gia xây dựng bài, trả lời các câu hỏi và yêu cầu của giảng viên hăng hái tham gia thảo luận, tranh luận, đóng góp với giảng viên, với các bạn sinh viên những suy nghĩ về các vấn đề. Tính tích cực còn được thể hiện ở sự kiên trì không nản chí trước những tình huống khó khăn. Sinh viên không có tính tích cực thì gặp tình huống mới, vấn

đề mới, chưa suy nghĩ được bao nhiêu đã vội hỏi ý kiến người khác.

Tính tích cực, chủ động, tự giác là điều kiện cần để sáng tạo. Những biểu hiện của sự sáng tạo là: biết nhìn nhận một sự vật theo một khía cạnh mới, nhìn nhận một sự kiện mới dưới nhiều góc độ khác nhau; biết đặt ra những giả thiết khi phải lí giải một hiện tượng, biết đề xuất những giải pháp khác nhau khi xử lí một tình huống; không hoàn toàn bằng lòng với giải pháp đã có; không suy nghĩ cứng nhắc theo những gì đã có; không máy móc áp dụng những quy tắc, phương pháp đã biết vào những tình huống mới.

Đặc biệt, kiến thức các môn Lý luận chính trị luôn gắn liền với thực tiễn. Vì vậy trong quá trình học tập bản thân mỗi sinh viên cần hình thành kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh và vận dụng kiến thức đã học vào giải thích các hiện tượng của thực tiễn và vận dụng vào chính hoạt động học tập của bản thân đểđạt được kết quả học tập tốt nhất.

1.2.2.4. Tự học, tự nghiên cứu

Tự học có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình học tập theo hệ thống tín chỉ của sinh viên ở các trường đại học hiện nay. Theo hình thức tín chỉ thì sinh viên là trung tâm, ngoài kiến thức giảng viên truyền đạt trên lớp thì sinh viên phải tự học, tự nghiên cứu thêm tài liệu. Việc tự học của sinh viên giữ vai trò rất quan trọng, nó là nhân tố trực tiếp nâng cao chất lượng đào tạo ởcác trường đại học.

Tự học là một hoạt động độc lập chiếm lĩnh tri thức, kỹnăng, kỹ xảo, là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ cùng các phẩm chất tâm lý để chiếm lĩnh tri thức một lĩnh vực hiểu biết nào đó hay những kinh nghiệm lịch sử xã hội của nhân loại, biến nó thành sở hữu của chính bản thân người học. Đây là một quá trình học tập tự giác, tích cực tự chiếm lĩnh tri thức khoa học để tựhướng tới những mục đích nhất định. Tự học ở đây không phải là tự học không có thầy, mà ởđây, vai trò của thầy là tổ chức, hướng dẫn sinh viên phát huy khả năng tự tìm tòi, tự phát hiện vấn đề. Và tự học không có nghĩa chỉ là việc học ngoài giờ lên lớp, mà tự học ởđây còn là hoạt động học

diễn ra trên lớp dưới sựhướng dẫn, tổ chức, chỉđạo của người thầy.

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu thái độ học tập các môn lý luận chính trị của sinh viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 26)