Đổi mới phương pháp học tập phù hợp

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu thái độ học tập các môn lý luận chính trị của sinh viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 61 - 64)

8. Cấu trúc của đề tài

3.3.Đổi mới phương pháp học tập phù hợp

Hầu hết các trường Đại học, Cao đẳng đều quan tâm đến vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy nói chung và các môn Lý luận chính trị nói riêng. Để phương pháp giảng dạy của giảng viên phát huy được thái độ tích cực học tập các môn Lý luận chính trị của sinh viên, nhóm nghiên cứu không bàn đến các phương pháp tích cực đã được đề cập đến rất nhiều nữa. Bên cạnh những phương pháp tích cực đó, người dạy cần tập trung mấy vấn đề sau:

Chú trọng xây dựng hệ thống tài liệu học tập, tài liệu tham khảo cho từng môn học và hướng dẫn sinh viên đọc tài liệu.

Nâng cao khả năng tự học cho sinh viên đòi hỏi người thầy phải dành sự quan tâm thích đáng cho hoạt động biên soạn tài liệu nghiên cứu, tham khảo cho sinh viên. Đối với từng bài giảng, từng môn học cần phải có danh mục và hệ thống tài liệu cụ thể, vừa sức với khả năng và thời gian học tập của sinh viên. Trong đó cần có các tài liệu học tập do giảng viên dạy trực tiếp biên soạn, bởi đây là dạng tài liệu thu hút sự quan tâm tự đọc của sinh viên nhiều nhất. Cùng với việc giới thiệu tài liệu, giáo viên phải hướng dẫn cho sinh viên cách đọc, hướng dẫn số trang cần đọc, cách tiếp cận tài liệu, hướng dẫn cách khái quát rút ra nội dung cơ bản khi đọc,… để sinh viên có cơ hội tự giải quyết các vấn đềđặt ra.

Trong các tài liệu học tập, việc xây dựng hệ thống ngân hàng câu hỏi, bài tập, các chủ đềxêmina dưới dạng các tình huống có vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng. Khi gặp tình huống có vấn đề, sinh viên thường cố gắng tìm cách tự giải quyết và đây chính là cơ sở thúc đẩy sự tìm tòi suy nghĩ, kích thích tính tò mò khoa học trong sinh viên.

Hệ thống ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan, trắc nghiệm tự luận với các câu hỏi đề nằm trong chương trình học tập và mỗi câu hỏi là một tình huống có vấn đề. Việc sử dụng hệ thống ngân hàng câu hỏi này trong giảng dạy và học tập đã thật sự có tác dụng thúc đẩy sinh viên tự tìm tòi nghiêm cứu và trao đổi nội dung khoa học. Các buổi học được sinh viên chú ý hơn. Nhiều giờ giảng trở thành hoạt động trao đổi khoa học sôi nổi giữa thầy và trò.

Cải tiến nâng cao chất lượng khâu thảo luận, tổ chức thảo luận.

Thảo luận là một hình thức tổ chức dạy học được thực hiện dưới sự hướng dẫn và điều khiển của giáo viên để sinh viên vận động tìm tri thức và trình bày vấn đề được nêu ra. Bởi vậy, tổ chức các cuộc tranh luận, trao đổi dưới hình thức xêmina để sinh viên tự trình bày ý kiến là hoạt động rất quan trọng giúp người học làm quen phương pháp tiếp cận, nghiên cứu một vấn đề khoa học. Ngoài ra, trong khi tổ chức xêmina, người thầy có thể thấy rõ hơn

kết quả của quá trình dạy học của mình, thấy khảnăng độc lập nghiên cứu của từng sinh viên.

Để thực hiện tốt hoạt động này, cần có hệ thống câu hỏi hoặc vấn đề gợi ý mang tính định hướng giúp sinh viên tập trung nghiên cứu, tự tìm hiểu và giải quyết vấn đề đã nêu. Việc xây dựng câu hỏi dưới dạng tình huống có vấn đề là hết sức quan trọng. Khi gặp những tình huống này, sinh viên thường không thể tự giải quyết được bằng những tri thức đã biết hoặc không thể thực hiện hành động bằng cách thức đã có từ trước. Điều này thúc đẩy sự phát triển động lực bên trong của quá trình học tập.

Khi tổ chức thảo luận, giảng viên phải trở thành một cố vấn khoa học để tổ chức hướng dẫn sinh viên tìm hiểu từng vấn đề đã nêu ra các giả định, dự kiến các tình huống sinh viên có thểđưa ra giải đáp chính xác. Thực tế cho thấy, nếu tổ chức tốt, tác dụng của hình thức này rất lớn, sinh viên rèn được kỹ năng độc lập suy nghĩ, phát huy được tính sáng tạo trong việc tìm tòi tri thức, phát triển khả năng nghiên cứu khoa học, khả năng trình bày trước tập thể…

Do thời gian dành cho giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác - Lênin không nhiều, nếu bố trí số giờ tổ chức thảo luận nhiều sẽ không đủ thời gian giảng trên lớp. Hơn nữa, những điều kiện khác cũng khiến cho hoạt động xêmina trên lớp gặp không ít khó khăn như: số lượng sinh viên đông, phương tiện vật chất thiếu thốn… Bởi vậy, ngoài việc cân nhắc, bố trí tỷ lệ thích hợp giữa số giờ giảng lý thuyết và số giờ xêmina theo các đề tài khoa học, cần tổ chức thêm các hình thức thảo luận khác, ví dụdưới hình thức thi Olympic các môn khoa học Mác - Lênin trong phạm vi các trường với phương hướng do giảng viên nêu ra, sinh viên tự tổ chức theo kế hoạch, giáo viên bộ môn tham gia ban giám khảo. Với hình thức mới này, cả lớp đều có điều kiện ôn bài, luyện tập phương pháp tiếp cận giải quyết các tình huống và làm cho tính độc lập sáng tạo được phát huy.

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu thái độ học tập các môn lý luận chính trị của sinh viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 61 - 64)