Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, chuyên đề về các vấn đề chính trị

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu thái độ học tập các môn lý luận chính trị của sinh viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 65 - 78)

8. Cấu trúc của đề tài

3.5.Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, chuyên đề về các vấn đề chính trị

Buổi nói chuyện chuyên đề hay tổ chức các hoạt động ngoại khóa về các vấn đề chính trị - xã hội là một nội dung có vị trí rất quan trọng, ý nghĩa to lớn - là một diễn đàn khoa học để toàn thể cán bộ, giảng viên, sinh viên trong trường Đại học Nội vụ Hà Nội được học tập, nghiên cứu, mở rộng kiến thức trong các lĩnh vực mà nhà trường đang đào tạo. Nó không chỉ giúp cho sinh viên phát triển nhanh về tư duy mà còn tạo cho sinh viên khả năng ứng xử tốt, vận dụng kiến thức tổng hợp linh hoạt, biết cách củng cố, mở rộng và nâng cao kiến thức, làm cho sinh viên hứng thú, yêu thích hơn môn học, đặc biệt đối với những môn học Lý luận chính trị.

Trong bối cảnh quốc tế luôn biến động phức tạp, sâu sắc và khó lường, xu thế toàn cầu hóa ngày càng lớn mạnh, các quốc gia, dân tộc đều tùy thuộc lẫn nhau hợp tác cùng phát triển. Cách mạng khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, kinh tế tri thức ngày càng có vai trò nổi bật. Bên cạnh đó, nội dung buổi nói chuyện chuyên đề là nguồn tư liệu vô cùng hữu ích đối với giảng viên, sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu; giúp giảng viên và sinh viên nhà trường được mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ trong nhận thức và tiếp cận với các vấn đề mới.

Thực hiện bằng cách: Xây dựng kế hoạch hoạt động ngoại khóa một cách chi tiết, cụ thể, thông qua kế hoạch năm học và của từng khóa, từng đối tượng và gắn với hoạt động kỷ niệm những ngày lễ lớn của nhà trường, của dân tộc hay những ngày lễ đặc biệt liên quan đến sự kiện lịch sử có liên quan đến các môn Lý luận chính trị. Tạo điều kiện cho sinh viên tham gia bàn bạc nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức trước khi tham gia các hoạt động,

điều này sẽ giúp cho sinh viên phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo, tự giác và có hứng thú khi tham gia các hoạt động. Cần có biện pháp kiểm tra, theo dõi, đánh giá kết quả, khen thưởng, động viên kịp thời đối với những sinh viên có thành tích tốt trong các hoạt động. Tăng cường vận động, thuyết phục, kích thích lòng nhiệt tình và sự say mê hoạt động trong sinh viên, đồng thời nghiêm khắc xử lý những đối tượng có hành vi chây lười, ỷ lại.... Đa dạng hóa hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Trung tâm với địa phương và các đơn vị nhà trường khác để tổ chức hoạt động ngoại khóa đạt hiệu quả cao

Tóm lại đây là một trong những giải pháp vô cùng hữu hiệu để nâng cao thái độ học tập các môn Lý luận chính trị của sinh viên, đã và đang được nhà trường thực hiện một cách vô cùng hiệu quả, cần được nhà trường tích cực triển khai thực hiện.

Tiểu kết chương 3

Chương 3 nhóm tác giả đề tài đã đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục hạn chế trong học tập các môn Lý luận chính trị của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Bao gồm:

Nâng cao nhận thức của sinh viên về ý nghĩa của việc học tập các môn Lý luận chính trị.

Định hướng phương pháp học tập phù hợp cho sinh viên. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực.

Khuyến khích sinh viên làm đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan đến các môn Lý luận chính trị.

Nhà trường và các khoa chuyên môn tổ chức thường xuyên các buổi nói chuyện chuyên đề về những vấn đề chính trị - xã hội.

KẾT LUẬN

Thái độ học tập các môn Lý luận chính trị của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội là trạng thái tâm lý có ý thức, định hướng, tích cực của sinh viên đại học đối với hoạt động lĩnh hội tri thức cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam. Thái độ học tập các môn Lý luận chính trị của sinh viên được biểu hiện qua ba mặt nhận thức, xúc cảm và hành động. Trong đó, mặt nhận thức của thái độ học tập các môn Lý luận chính trị được biểu hiện ở việc sinh viên nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng và nghiệm vụ học tập các môn môn Lý luận chính trị; mặt xúc cảm thái độ học tập các môn Lý luận chính trịđược biểu hiện ở việc sinh viên yêu thích hay chán, ghét học tập các môn này; mặt hành động của thái độ học tập các môn Lý luận chính trị biểu hiện ở sinh viên thường xuyên hay không thường xuyên thực hiện các hành động học tập, sinh viên có nỗ lực cố gắng hay không có cố gắng trong quá trình học tập.

Nghiên cứu về thực trạng thái độ học tập các môn Lý luận chính trị của sinh viên Đại học Nội vụ Hà Nội cho thấy, thái độ học tập các môn Lý luận chính trị của sinh viên có biểu hiện khá đa dạng. Trên bình diện nhận thức thái độ học tập các môn Lý luận chính trị của sinh viên hiện nay ở mức tích cực khá, biểu hiện là ở sinh viên đã nhận thức tích cực về phần quan trọng của việc học tập các môn Lý luận chính trị. Trên bình diện xúc cảm, thái độ học tập các môn Lý luận chính trị chỉ ở mức tích cực trung bình, biểu hiện là sinh viên yêu thích một số nội dung của của các môn Lý luận chính trị nhưng còn nhiều nội dung sinh viên vẫn chán, ghét, không muốn học. Trong khi đó, trên bình diện hành động, thái độ học tập các môn Lý luận chính trị ở mức tích cực thấp, biểu hiện là sinh viên chưa tích cực thực hiện các hành động học tập, chưa có sự nỗ lực cố gắng trong quá trình học tập.

Thái độ học tập các môn Lý luận chính trị của sinh viên hiện nay chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau nhưng trong đó động cơ học tập của sinh viên và vai trò của giảng viên có tác động nhiều hơn cả đến vấn đề này.

Vì vậy, hình thành động cơ học tập cho người học, đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực của sinh viên sẽ góp phần nâng cao được thái độ học tập tích cực các môn Lý luận chính trị cho các bạn sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (1957), Từ điển Hán Việt, Sài Gòn.

2. Hoàng Anh, Đỗ Thị Châu (2008), Tự học của sinh viên, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

3. Phạm Ngọc Anh (chủ biên) (2010), Tư tưởng Hồ Chí Minh (giáo trình), Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4. Báo cáo về Hội nghị Quốc tế GDĐH trong thế kỷ XXI: Tầm nhìn và hành động, ngày 31 tháng 08 năm 1999.

5. Nguyễn Ngọc Bảo, Một vài suy nghĩ về khái niệm tính tích cực nhận thức, tính độc lập nhận thức và mối liên hệ giữa chúng, Kỷ yếu hội thảo nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Khoa tâm lý giáo dục Đại học Sư phạm Hà Nội.

6. Phạm Khắc Cương (1997), Thực trạng và một số giải pháp giáo dục đạo đức cho thanh niên sinh viên hiện nay. Tạp chí Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, số 2/1997.

7. Vũ Dũng (2002), Thái độ và hành vi của người dân đối với môi trường, Tạp chí tâm lý học, số 2/2002.

8. Vũ Dũng (2008), Từ điển tâm lý học, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

9. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Đỗ Thị Thanh Hà (2013), Thái độ kỳ thị của cộng đồng dân cư đối người nhiễm HIV/AIDS, Luận án tiến sĩ Tâm lý học, Học viện Khoa học xã hội.

11. Phạm Minh Hạc (1988), Văn hóa và giáo dục, giáo dục và văn hóa.

Báo Nhân dân chủ nhật, số24 ngày 14 tháng 6 năm 1998.

12. Phạm Minh Hạc, Lê Đức Phúc (chủ biên) (2004), Một số vấn đề nghiên cứu về nhân cách, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

xuất bản Giáo dục, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

14. Tô Thúy Hạnh (2006), Thái độ với nghề nông của thanh niên nông thôn hiện nay, Tạp chí Tâm lý học, số 2-2006.

15. Lê Văn Hảo, KnudS. Larsen (2010). Tâm lý học xã hội, Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa, Hà Nội.

16. Trần Hiệp (chủ biên) (1996), Tâm lý học xã hội-những vấn đề lý luận, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.

17. Hipsơ. H, Phovec. M (1984), Nhập môn tâm lý học xã hội, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.

18. Nguyễn ThịPhương Hoa (2005), Thái độ của người dân Hà Nội về giới tính của con cái trong gia đình, Tạp chí Tâm lý học, số 5-2005.

19. Nguyễn Phương Hồng (1997), Thanh niên, học sinh, sinh viên với sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa Đất nước, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

20. Đào Lan Hương (2000), Nghiên cứu sự tự đánh giá thái độ học tập môn Toán của sinh viên cao đẳng sư phạm Hà Nội, Luận án Tiến sĩ Tâm lý, Đại học sư phạm Hà Nội.

21. Lê Hương (2005), Thái độ của người lao động hiện nay đối với cuộc sống, Tạp chí Tâm lý học, số8 năm 2005.

22. Nguyễn Đức Hưởng (1998), Thái độ học tập của sinh viên Đại học An ninh, Luận án Thạc sỹ, Viện khoa học Giáo dục.

23. Nguyễn Thị Thúy Hường (2007), Thái độ đối với việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên cao đẳng sư phạm, Luận án tiến sỹ Tâm lý học, Đại học sư phạm Hà Nội.

24. Tiêu ThịMinh Hường (2006), Thực trạng nhận thức và thái độđối với ma túy của sinh viên Đại học lao động xã hội. Tạp chí Tâm lý học, số 3-2006.

25. Đỗ Ngọc Khanh (2012) Thái độ chính trị của thanh niên nông thôn.

Tạp chí Tâm lý học, số10 năm 2012.

sinh với thái độ học tập và động cơ học tập. Kỷ yếu tâm lý học toàn quốc lần thứ 5, Hà Nội.

27. Nguyễn Thị Mai Lan (2005), Thái độ của sinh viên của trường cao đẳng sư phạm Tuyên Quang đối với việc tự học, Tạp chí tâm lý, số 1-2005.

28. Lomov B.P (2000), Những vấn đề lý luận và phương pháp luận tâm lý học, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia, Hà Nội.

29. Đinh Xuân Lý, Nguyễn Đăng Quang (chủ biên) (2011), Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

30. Lê Quang Long (1989), Một số vấn đề nâng cao hiệu quả của quá trình dạy và học ở Đại học, cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp, Tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

31. Nguyễn Văn Lượt, Nguyễn Minh Hoàng (2005), Thái độ của sinh viên Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn với hoạt động của Đoàn thanh niên nhà trường, Tạp chí Tâm lý học, số 8-2005.

32. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1990), Giáo dục học, Tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

33. Vũ Thị Nho (1996) Tâm lý dạy học, Giáo trình dành cho học viên cao học, Viện Khoa học giáo dục, Hà Nội 1996.

34. Vũ Thị Nho (2003), Tâm lý học phát triển, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội 2003.

35. Hoàng Đức Nhuận, Lê Đức Phúc (1996), Cơ sở lý luận của việc đánh giá chất lượng học tập của học sinh trung học phổ thông. Đề tài KX07-08, Hà Nội.

36. Đào Thị Oanh (1996), Giáo trình tâm lý học xã hôi, Viện Khoa học giáo dục Hà Nội.

37. Đào Thị Oanh (2004), Một số khía cạnh xung quanh vấn đềphương pháp nghiên cứu thái độ, Tạp chí Tâm lý, số 3-2004.

án Tiến sỹ Tâm lý học, Viện Tâm lý học.

39. Hoàng Phê (1994), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội.

40. Nguyễn Văn Phương (2009), Kỹ năng học tập lý luận chính trị của học viên cao cấp LLCT hệ trung cấp tại học viện chính trị khu vực 2, Luận án tiến sỹ tâm lý học.

41. Quyết định ban hành chương trình các môn LLCT trình độ Đại học, Cao đẳng dùng cho sinh viên không chuyên ngành Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, số 52/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 18/09/2008.

42. Phạm Văn Sinh, Phạm Quang Phan (Chủ biên) (2010), Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

43. Nguyễn Thạc, Phạm Thành Nghị (2008), Tâm lý học sư phạm đại học, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội.

44. Trịnh Tri Thức (1996), Vài suy nghĩ về kích thích tính tích cực học tập của sinh viên, Tạp chí Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, số6 năm 1996.

45. Trần Trọng Thủy (1992), Bài tập thực hành tâm lý học. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

46. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) (1995). Giá trị - Định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị (Đề tài KX07-04) Hà Nội.

47. Văn kiện Hội nghị 6 Khóa IX của Đảng cộng sản Việt Nam (2002) Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

48. Nguyễn Khắc Viện (1994), T điển Xã hội học, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội.

49. Phạm Viết Vượng (2011), Lý luận và phương pháp dạy học Đại học, Tài liệu bồi dưỡng giảng viên cho các trường Đại học và Cao đẳng, Đại học Sư phạm Hà Nội.

50. Dương Như Xuyên (1994), Về tính tích cực học tập của Sinh viên trong quá trình đào tạo mới. Tạp chí Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, số 10-

1994.

51. Dương Như Xuyên. Một số cơ sở tâm lý của việc đào tạo tay nghề sư phạm trong quy trình đào tạo mới. Kỷ yếu hội thảo khoa học nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập khoa tâm lý giáo dục-Đại học Sư phạm Hà Nội.

52. Nguyễn Như Ý (2011), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

PHỤ LỤC

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho sinh viên)

Để đạt được kết quả nghiên cứu khoa học tốt nhất, nhóm nghiên cứu khoa học chúng tôi xin được trưng cầu ý kiến các bạn sinh viên. Đề nghị bạn vui lòng cho ý kiến về những vấn đềdưới đây, những ý kiến của bạn chỉđược sử dụng trong khuôn khổ của nghiên cứu này.

Xin chân thành cảm ơn bạn!

Câu hỏi 1: Bạn đánh giá thế nào về tầm quan trọng của các môn Lý luận chính trị đối với bản thân?

(Có 5 lựa chọn, xin đánh dấu X vào ô phù hợp nhất với ý kiến của bạn)

1. Không quan trọng

2. Chỉ quan trọng một chút

3. Phân vân (Nửa quan trọng, nửa không quan trọng) 4. Khá quan trọng

5. Rất quan trọng

STT Các môn học 1 2 3 4 5

1 Những nguyên lý cơ bản của chủnghĩa Mác - Lênin 1

2 Những nguyên lý cơ bản của chủnghĩa Mác - Lênin 2

3 Tư tưởng Hồ Chí Minh

4 Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

Câu hỏi 2: Xin bạn cho cho biết, động cơ học tập các môn Lý luận chính trị của bạn?

1. Học để nâng cao hiểu biết về LLCT 

2. Học để vận dụng vào thực tiễn  (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Học để phục vụ cho nghề nghiệp và cuộc sống 

4. Học theo chương trình đào tạo 

5. Học đểđối phó 

Câu hỏi 3: Xin bạn cho cho biết, mức độ đón nhận việc học tập các môn Lý luận chính trị của bạn?

(Xin đánh dấu X vào ô phù hợp nhất với ý kiến của bạn)

1. Hứng thú học tập các môn LLCT 

2. Lo lắng, căng thẳng khi học các môn LLCT 

3. Sợ hãi, chán nản khi học các môn LLCT 

4. Thờơ với việc học các môn LLCT 

5. Khó đánh giá 

Câu hỏi 4: Xin bạn cho cho biết, mức độ chuyên cần học tập các môn Lý luận chính trị của bạn được biểu hiện ở những mặt nào trong các biểu hiện dưới đây?

(Xin đánh dấu X vào ô phù hợp nhất với ý kiến của bạn)

STT Nội dung đánh giá

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu thái độ học tập các môn lý luận chính trị của sinh viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 65 - 78)