Thứ bảy, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh hải dương (Trang 34 - 36)

- Mô hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán

g. Thứ bảy, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro

Tỷ lệ trích lập quỹ dự phòng rủi ro thường được quy định ở mỗi nước là khác nhau. Tỷ lệ này thường được đưa ra trên cơ sở con số thống kê hiện tại về mức độ rủi ro của các ngân hàng. Ở những nước có hệ thống luật pháp cho việc quản lý các khoản nợ phát triển thì áp dụng tỷ lệ trích lập thấp hơn. Điển hình như ở Mỹ thì quy định mức trích lập khoảng 10% đối với các khoản tín dụng không đủ tiêu chuẩn, 50% đối với các khoản nợ khó đòi và 100% đối với những khoản tín dụng mất mát thua lỗ. Còn những nước đang phát triển như Thái Lan thì mức độ trích vào khoảng 20 - 25% đối với những khoản nợ không đủ tiêu chuẩn, 50 - 75% đối với khoản nợ khó đòi và 100% đối với khoản nợ mất mát. Quỹ dự phòng là nguồn bù đắp chủ yếu của những khoản tín dụng bị tổn thất. Quỹ thường được trích ra từ lợi nhuận sau thuế. Với việc lập quỹ dự phòng rủi ro khi rủi ro xảy ra việc mất vốn cho vay sẽ không gây nhiều tác động đến ngân hàng. Việc trích lập quỹ dự phòng ở Việt Nam hiện nay áp dụng theo Điều 8 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN như sau: Tỷ lệ trích lập quỹ dự phòng cụ thể đối với 5 nhóm nợ như sau: (i) Nhóm 1: 0%; (ii) Nhóm 2: 5%; (iii) Nhóm 3: 20%; (iv) Nhóm 4: 50%; (v) Nhóm 5: 100%. Số tiền dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ được tính theo công thức: R= max (0,(A-C))*r

Trong đó: R: Số tiền dự phòng cụ thể phải trích A: Số dư nợ gốc của khoản nợ

C: Giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo r: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể

Khi rủi ro xảy ra ngân hàng có thể làm việc tiếp với khách hàng tới khi khoản vay được hoàn trả một phần hoặc tất cả mà không sử dụng luật pháp. Hoặc ngân hàng có thể buộc khách hàng phải tuân thủ các điều khoản xử lý của hợp đồng tín dụng. Ngân hàng mua bảo hiểm tín dụng nếu rủi ro xảy ra thì công ty bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho ngân hàng theo quy định. Hiện nay NHNN Việt Nam khuyến cáo mức trích lập dự phòng rủi ro cho các tổ chức tín dụng như bảng 2.5:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26

Bảng 2.5: Khuyến cáo mức trích lập dự phòng rủi ro cho các tổ chức tín dụng

Khoản tín dụng Mức trích lập (%)

Đạt tiêu chuẩn (tốt) 0

Cần được theo dõi 5 - 10

Không đạt tiêu chuẩn 10 - 30

Khó đòi 50 - 75

Mất mát thua lỗ 100

(Nguồn: Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam) 2.2.3.2. Chuẩn mực quản trị rủi ro tín dụng theo Ủy Ban Basel

Một trong những mô hình hiện nay được rất nhiều quốc gia trên thế giới nghiên cứu và ứng dụng thành công đó là xây dựng một mô hình quản trị rủi ro tín dụng theo quy định của Ủy Ban Basel về Giám sát ngân hàng:

Sau hàng loạt vụ sụp đổ của các ngân hàng vào thập kỷ 80, một nhóm các Ngân hàng Trung ương và cơ quan giám sát của 10 nước phát triển (G10) đã tập hợp tại thành phố Basel, Thụy Sĩ vào năm 1987 tìm cách ngăn chặn xu hướng này. Sau khi nhóm họp, các cơ quan này đã quyết định hình thành Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking supervision), đưa ra các nguyên tắc chung để quản lý hoạt động của các ngân hàng quốc tế. Quan điểm của Ủy ban Basel: sự yếu kém trong hệ thống ngân hàng của một quốc gia, dù quốc gia phát triển hay đang phát triển, sẽ đe dọa đến sự ổn định về tài chính trong cả nội bộ quốc gia đó. Vì vậy nâng cao sức mạnh của hệ thống tài chính là điều mà Ủy ban Basel quan tâm. Ủy ban Basel không chỉ bó hẹp hoạt động trong phạm vi các nước thành viên mà mở rộng mối liên hệ với các chuyên gia trên toàn cầu và ban hành 2 ấn phẩm:

- Những nguyên tắc cơ bản cho việc giám sát hoạt động của ngân hàng một cách hiệu quả (hệ thống các nguyên tắc và chuẩn mực về biện pháp thận trọng).

- Tài liệu hướng dẫn (được cập nhật định kỳ) với các khuyến cáo, các hướng dẫn và tiêu chuẩn của Ủy ban Basel.

Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng ngày nay đã trở thành cơ quan xây dựng và phát triển các chuẩn mực ngân hàng được quốc tế công nhận. Ủy ban Basel

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27

đã ban hành 17 nguyên tắc về quản lý nợ xấu mà thực chất là đưa ra các nguyên tắc trong quản trị rủi ro tín dụng, đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động cấp tín dụng. Các nguyên tắc này tập trung vào các nội dung cơ bản sau đây:

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh hải dương (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)