- Cơ cấu dư nợ cho vay loại hình doanh nghiệp:
4.3.1. Hoàn thiện Tổ chức bộ máy cấp tín dụng và Quy trình tín dụng
4.3.1.1. Về cơ cấu tổ chức bộ máy cấp tín dụng
Đổi mới mô hình tổ chức và quy trình cho vay trong hoạt động tín dụng, đối với cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tư nhân, cá thể và các hình thức cho vay bán lẻ khác không thuộc Quy trình tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp theo Quyết định số 246 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, được tổ chức quản trị theo ngành dọc, thống nhất từ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam xuống các chi nhánh. Như vậy, hoạt động cấp tín dụng sẽ hình thành hai khối rõ rệt là khối cho vay bán buôn và khối cho vay bán lẻ.
4.3.1.2. Về quy trình tín dụng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 75
vốn vay của khách hàng là Phòng khách hàng. Sau khi Phòng khách hàng kiểm tra hồ sơ giải ngân và đồng ý giải ngân thì trình Giám đốc phê duyệt, sau đó mới chuyển sang Phòng quản lý nợ. Như vậy, Phòng quản lý nợ kiểm tra nếu phát hiện sai sót không muốn giải ngân cũng khó. Hơn nữa sẽ mất nhiều thời gian của cán bộ khách hàng trong khi cán bộ khách hàng cần phải bán sản phẩm. Để đảm bảo tính khách quan và khả năng kiểm soát tuân thủ các nguyên tắc trong hoạt động cấp tín dụng, tác nghiệp giải ngân luôn cần có một bộ phận độc lập, căn cứ trên những quyết định của cấp phê duyệt, để giải ngân một cách chính xác, đảm bảo khả năng kiểm soát việc sử dụng vốn của khách hàng, do đó nên để Phòng quản lý nợ sẽ kiểm soát việc giải ngân của tất cả các khách hàng, mà trong giai đoạn đầu là các doanh nghiệp. Tức là Phòng khách hàng là nơi tiếp nhận hồ sơ ban đầu, xác định giới hạn tín dụng và đề xuất cấp tín dụng, ký kết hợp đồng tín dụng với khách hàng. Còn sau khi đã ký hợp đồng, trên cơ sở đó khi khách hàng rút vốn thì có thể để cho bộ phận quản lý nợ kiểm tra hồ sơ và thủ tục rút vốn.
Sơ đồ 4.2: Quy trình luân chuyển hồ sơ cũ