- Mô hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán
3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.1. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hải Dương
nhánh Hải Dương
Với 166 cán bộ nhân viên, sau khi thực hiện tổ chức sắp xếp cán bộ phù hợp với trình độ năng lực, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hải Dương đã có những bước phát triển rõ rệt không ngừng hoàn thiện về kỷ cương nề nếp hoạt động, phong cách làm việc.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38 PHÓ GIÁM ĐỐC 1 BAN GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC 2 GIÁM ĐỐC CÁC PHÒNG NGHIỆP VỤ CÁC PHÒNG GIAO DỊCH PHÒNG KHÁCH HÀNG P. TỔNG HỢP P.HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ PHÒNG QUẢN LÝ NỢ P. THANH TOÁN QUỐC TẾ PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG KIỂM TRA NỘI BỘ PHÒNG NGÂN QUỸ P.KINH DOANH DỊCH VỤ NGÂN HÀNG PHÒNG GIAO DỊCH SỐ 1 PHÒNG GIAO DỊCH SỐ 2 P. GIAO DỊCH SAO ĐỎ P.GIAO DỊCH LÊ THANH NGHỊ P. GIAO DỊCH THANH BÌNH P.GIAO DỊCH KINH MÔN P.GIAO DỊCH PHÚC ĐIỀN P. GIAO DỊCH GIA LỘC P.GIAO DỊCH BÌNH GIANG P. THANH TOÁN THẺ
Cơ cấu bộ máy tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hải Dương gồm:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39
Tại trụ sở chính 10 tầng khang trang hiện đại tại trung tâm Thành phố Hải Dương, có 1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc phụ trách các phòng ban:
+ Phòng Hành chính nhân sự (HCNS): có chức năng tham mưu cho Giám đốc trong việc tiếp nhận, tuyển dụng và bố trí điều động cán bộ, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ; xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ hàng năm; tham mưu cho Giám đốc trong việc xây dựng nhân sự, tiền lương, xây dựng quy hoạch lãnh đạo của Chi nhánh; nhận xét đánh giá, phân loại cán bộ theo quy định của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam; xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác hành chính, quản trị xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản, công cụ vật liệu...
+ Phòng Khách hàng: Có chức năng xác định thị trường kinh doanh mục tiêu và đối tượng khách hàng mục tiêu; tham mưu, giúp ban giám đốc xây dựng chính sách khách hàng, trực tiếp tham gia thực hiện chính sách khách hàng và đánh giá việc thực hiện chính sách khách hàng; trực tiếp khởi tạo và quản lý mối quan hệ tín dụng với khách hàng... và thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ban giám đốc giao.
+ Phòng Tổng hợp: có nhiệm vụ nghiên cứu, phân tích kinh tế địa phương; lên kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh; xây dựng kế hoạch vốn, sử dụng vốn, điều hòa vốn; lập, công bố và lưu giữ các loại giá mua bán sản phẩm; kinh doanh ngoại tệ, thực hiện chế độ thông tin báo cáo; xây dựng công tác thông tin tuyên truyền, hoạt động báo chí, quảng cáo, quản lý trang web; thực hiện công tác thi đua khen thưởng trong toàn Chi nhánh.
+ Phòng Quản lý nợ: có chức năng nghiên cứu, phân tích, quản lý rủi ro thị trường cũng như của khách hàng nhằm đảm bảo phát triển tín dụng, mở rộng hoạt động một cách an toàn hiệu quả; mở, theo dõi và quản lý tài khoản tiền vay của khách hàng.
+ Phòng Kế toán: có nhiệm vụ tổ chức hạch toán, kế toán và quản lý tài sản của Chi nhánh theo đúng chế độ; thực hiện đúng chế độ chứng từ theo đúng quy định của Pháp luật; thực hiện các nghiệp vụ Back-end; quản lý các loại tài khoản tiền gửi, tiền vay tại Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Ngoại thương Trung Ương cũng như các tổ chức tín dụng khác; thực hiện chế độ bảo mật dữ liệu thông tin trên máy tính cũng như chạy thông suốt các chương trình phần mềm máy tính.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40
+ Phòng Ngân quỹ: có chức năng nhiệm vụ trực tiếp quản lý kho tiền; thực hiện thu, chi tiền mặt, séc du lịch; là đầu mối tiếp nhận và lưu giữ các tài liệu về kho quỹ; thực hiện lệnh điều chuyển hàng đặc biệt; xử lý các loại tiền mặt không đủ tiêu chuẩn lưu thông.
+ Phòng Kinh doanh dịch vụ ngân hàng: thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn, phát triển dịch vụ bán lẻ tiện ích; tiếp nhận và mở hồ sơ về các khách hàng mới. Tiếp nhận, quản lý và giải quyết các nhu cầu của khách hàng như: thay đổi tên, địa chỉ, mẫu dấu, chữ kí của chủ tài khoản. Giải đáp thắc mắc và hướng dẫn quy trình nghiệp vụ cho khách hàng; xử lý toàn bộ các giao dịch liên quan đến tài khoản tiền gửi, thanh toán séc và phát hành séc. Chi trả kiều hối, chuyển tiền nhanh... và một số nhiệm vụ do ban giám đốc đề ra.
+ Phòng Thanh toán quốc tế: Thực hiện các nhiệm vụ thanh toán xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ và các nghiệp vụ chuyển tiền đi nước ngoài của khách hàng, quản lý và kiểm tra các mẫu chữ kí của Ngân hàng nước ngoài và một số nhiệm vụ khác.
+ Phòng Thanh toán thẻ: thực hiện mở tài khoản, phát hành thẻ; xử lý các yêu cầu tra soát, khiếu nại của khách hàng liên quan đến hoạt động thanh toán thẻ; quản lý mạng lưới ATM; phát triển và chăm sóc các ĐVCNT.
+ Phòng Kiểm tra giám sát tuân thủ: Lập kế hoạch định kì hoặc đột xuất về kiểm tra, kiểm toán nội bộ, trình giám đốc duyệt và tiến hành kiểm tra giám sát việc chấp hành các quy trình thực hiện nghiệp vụ, hoạt động kinh doanh và quy chế an toàn trong kinh doanh theo đúng quy định của Pháp luật và Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam. Làm đầu mối phối hợp với các đoàn thanh tra, kiểm toán đối với các hoạt động của chi nhánh.
+ 9 Phòng giao dịch: Thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn, cho vay cá nhân và hộ gia đình, các giao dịch tài khoản, chuyển tiền trong nước, phát hành các chứng chỉ, giấy tờ có giá của Vietcombank, thu đổi ngoại tệ, séc lữ hành, chi trả kiều hối, thu chi tiền mặt theo yêu cầu của khách hàng. Tiếp nhận phát hành thẻ rút tiền tự động, cho vay khách hàng cá nhân và thực hiện các nghiệp vụ khác theo sự phân công của Ban Giám đốc.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41