- Cơ cấu dư nợ cho vay loại hình doanh nghiệp:
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận
5.2.3. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
5.2.3.1. Kiện toàn và hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Như trên đã phân tích hiện nay hệ thống phần mềm chưa hỗ trợ xếp hạng tín dụng với khách hàng cá nhân. Vì vậy, kiến nghị của người viết đối với Ngân hàng Ngoại thương là nhanh chóng nghiên cứu để hoàn thiện xếp hạng khách hàng cá nhân. Việc xếp hạng đối với khách hàng cá nhân nên theo hướng: Ngay khi khách hàng có đề nghị vay vốn sẽ tiến hành xếp hạng tín dụng trên phần mềm. Các thông tin sẽ được khách hàng cung cấp theo mẫu định sẵn cho nhân viên tín dụng. Các tiêu chí đánh giá được chọn lọc từ thông tin dữ liệu về khách hàng do khách hàng cung cấp và cả trong quá khứ, chương trình phần mềm sẽ tự động phân loại khách hàng vào nhóm tín dụng phù hợp nhất. Sau đó kết quả xếp hạng được xác định. Đồng thời với kết quả xếp hạng là kết quả thông báo cho vay hay không và cho vay tối đa bao nhiêu? Như vậy, việc cho vay hay không sẽ không còn phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của cán bộ tín dụng nữa. Trong điều kiện mở rộng cho vay bán lẻ và chuẩn hóa các sản phẩm cho vay bán lẻ, để giảm tính thủ công trong cho vay bán lẻ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 90
và giảm rủi ro về đạo đức của các nhân viên tín dụng thì giải pháp xếp hạng tín dụng và quyết định cho vay trên phần mềm xếp hạng là hợp lý. Đây là xu hướng mà các ngân hàng lớn trên thế giới đã làm từ lâu như ngân hàng ANZ. Áp dụng công nghệ như thế ngoài việc giúp ngân hàng rút ngắn thời gian, tăng độ tin cậy tín dụng, nó còn giúp ngân hàng tạo cảm giác thỏa mãn cho khách hàng.
5.2.3.2. Củng cố và hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng
Trong thời đại ngày nay, muốn thành công trong kinh doanh cần có những thông tin hữu ích. Khi mà tính kém minh bạch trong các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam còn khá phổ biến thì yêu cầu thiết lập kho dữ liệu thông tin sử dụng cho hoạt động kinh doanh là hết sức cần thiết. Mặc dù trong những năm gần đây Trung tâm CIC của NHNN và Trung tâm thông tin tín dụng NH TMCP NT đã có nhiều nỗ lực trong tạo lập kho dữ liệu về các doanh nghiệp vay vốn cũng như xây dựng đánh giá về các ngành sản xuất kinh doanh, làm cơ sở trong phân tích tín dụng nhưng khả năng đáp ứng các yêu cầu này còn nhiều hạn chế. Đặc biệt thông tin tín dụng tập trung vào nội dung phản ánh, ít có tính dự báo, đưa ra các giải pháp phòng ngừa và không phản ánh được đặc thù tình hình kinh tế xã hội tại địa phương. Do đó khả năng sử dụng các thông tin này cho công tác thẩm định tín dụng chưa cao và chưa đáp ứng được yêu cầu phòng ngừa rủi ro. Do đó cần tạo lập hệ thống thông tin tín dụng có tính hữu ích cao hơn theo hướng:
Dựa trên cơ sở hợp tác, NHNN thực hiện kết nối kho thông tin dữ liệu giữa các ngân hàng để bổ sung, tăng tính đầy đủ và sự chính xác của kho dữ liệu, không chỉ là các dữ liệu về khách hàng mà còn các đánh giá và dự báo về ngành, làm nền tảng trong phân tích và thẩm định tín dụng.
Dựa trên thông tin về các doanh nghiệp, ngành hàng, dự án đã cấp tín dụng, Trung tâm thông tin tín dụng NH TMCP NT cần tổng hợp và đưa ra các đánh giá, phân tích và cung cấp các thông tin hữu ích cho toàn bộ hệ thống để sử dụng trong thẩm định tín dụng. Kho dữ liệu này cần có tính mở để có khả năng tích hợp với kho dữ liệu của các ngân hàng khác nhằm đáp ứng nhu cầu hợp tác trong cạnh tranh được đặt ra trong môi trường hội nhập.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 91
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cần thiết lập các mối liên hệ với các tổ chức, dịch vụ cung cấp thông tin trên thế giới để có thể khai thác, mua tin khi cần thiết để đáp ứng yêu cầu thông tin từ các Chi nhánh, đặc biệt là các thông tin về tình hình tài chính, hoạt động của các công ty mẹ - đối tác ở nước ngoài của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 92