Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh hải dương (Trang 78 - 83)

- Cơ cấu dư nợ cho vay loại hình doanh nghiệp:

4.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng

4.2.4.1. Nguyên nhân xuất phát từ bản thân Quản trị rủi ro tín dụng của Vietcombank Hải Dương

Từ thẩm định phương án vay không tốt:

Khi thẩm định các phương án, dự án vay vốn, một số trường hợp thường “áp đặt” ý kiến chủ quan của cán bộ tín dụng. Ví dụ, một khách hàng vay vốn đề nghị vay một khoản tiền 6 tỷ đồng với thời hạn 8 tháng; nhưng sau khi thẩm định (vì mục tiêu hạn chế rủi ro cho mình), cán bộ tín dụng chỉ đồng ý cho vay 4 tỷ đồng, thời hạn 6 tháng. Những điều kiện mới này, hầu như, được khách hàng chấp thuận, mặc dầu khách hàng chưa cân đối được nguồn vốn cho phần 2 tỷ đồng và 2 tháng bị ngân hàng rút ngắn; trong khi đó, cán bộ cho vay cũng không phân tích thẩm định, liệu với số tiền cho vay và thời hạn cho vay bị rút ngắn có làm cho khách hàng bị rủi ro trong quá trình sử dụng vốn vay không? Chính yếu tố này là nguyên nhân làm phát sinh các trường hợp rủi ro tín dụng, mà nguồn gốc là khách hàng, có thể thiếu vốn đầu tư và phải cân đối vốn để trả trước hạn so với dự tính ban đầu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 70

không đưa ra được những rủi ro do sự diễn biến bất lợi của thị trường, môi trường kinh doanh của khách hàng có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ, không có những dự báo về sự biến động của nền kinh tế, ngành hàng có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, phương án vay của khách hàng vay.

Thông tin tín dụng không đầy đủ và chính xác:

Thông tin tín dụng đầy đủ và chính xác là yếu tố quyết định để đánh giá khả năng trả nợ và thiện chí trả nợ của người vay, đồng thời là cơ sở để mở rộng tín dụng. Trong hồ sơ tín dụng của khách hàng, Ngân hàng cần phải có các thông tin rõ ràng, đặc biệt là các báo cáo tài chính như: bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập, báo cáo lưu chuyển tiền tệ,… Và thông tin tín dụng cũng cần minh chứng cụ thể mục đích, yêu cầu vay, kế hoạch dự định và nguồn chi trả, báo cáo tiến độ và giám sát.

Trong quá trình cấp tín dụng, rủi ro phát sinh phần lớn là do thiếu thông tin khi thẩm định và khi ra quyết định cho vay; từ đó dẫn đến những quyết định cho vay sai lầm. Cụ thể như là:

Cán bộ thẩm định thiếu năng lực thẩm định, lười biếng thu thập thông tin về khách hàng và đôi khi hoàn toàn dựa trên tài liệu do khách hàng cung cấp, thiếu sự xác minh lại thông tin và thiếu sự phân tích tính hợp lý của thông tin nên tờ trình thẩm định khách hàng được trình bày rất suôn sẻ theo các khuôn mẫu có sẵn và chứa đựng các thông tin có lợi cho khách hàng.

Về phía người xét duyệt cho vay, do khối lượng hồ sơ vay cần được xét duyệt quá nhiều nên không có nhiều thời gian đọc kỹ tờ trình thẩm định, do cảm thấy an tâm khi đọc những thông tin về tài sản đảm bảo, do quá tin tưởng vào những thông tin thu thập được và sự kiểm tra của cấp dưới mà quyết định xét duyệt cho vay.

Ngoài ra, do hệ thống thông tin nội bộ của Vietcombank còn yếu, cán bộ khách hàng thường gặp nhiều khó khăn về tính chính xác của thông tin do khách hàng cung cấp.

Thiếu kiểm tra giám sát vốn vay:

Đây là trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng nói riêng và của ngân hàng nói chung. Tuy nhiên, trong thời gian qua Vietcombank Hải Dương chưa thực hiện tốt công tác này, nguyên nhân là:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 71

Do chạy theo thành tích “chỉ tiêu dư nợ” nên cán bộ tín dụng ưu tiên giải quyết các hồ sơ mới và do tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng nên cán bộ tín dụng chưa quan tâm đúng mức đến công tác kiểm tra giám sát sau khi cho vay.

Mặc dù Vietcombank Hải Dương có quy định rõ về việc kiểm tra giám sát sau khi cho vay nhưng vẫn còn lỏng lẻo trong việc kiểm soát sự tuân thủ của nhân viên tín dụng, vì thế các nhân viên tín dụng đã không thực hiện đầy đủ quy định này hoặc nếu có thực hiện thì cũng chỉ mang tính hình thức, đối phó bằng cách gửi biên bản kiểm tra cho khách hàng ký mà thực tế lại không kiểm tra tại đơn vị hoặc chỉ làm biên bản kiểm tra khi có sự kiểm tra của kiểm tra nội bộ ngân hàng và khi có sự thanh tra của Ngân hàng Nhà nước nên dễ dẫn đến tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích hoặc gặp khó khăn về tài chính mà vẫn tiếp tục giải ngân cho khách hàng trong hạn mức tín dụng đã cấp trước đó, do vậy việc kiểm tra giám sát sẽ không hiệu quả vì thiếu thông tin về những sự cố của khách hàng vay nên những khoản vay lúc khởi đầu vẫn tốt nhưng sau đó trở thành các khoản vay có vấn đề và thua lỗ.

Sự lỏng lẻo trong công tác kiểm soát nội bộ ngân hàng:

Nếu làm tốt, công tác này sẽ trở thành lá chắn thứ nhất đảm bảo an toàn cho ngân hàng. Hiện nay tại Vietcombank Hải Dương, Phòng kiểm tra giám sát tuân thủ số lượng cán bộ còn ít (có 3 cán bộ đảm nhiệm kiểm tra toàn bộ chi nhánh từ nghiệp vụ kế toán, tín dụng, ngân quỹ, thanh toán quốc tế đến kiểm tra tại các phòng giao dịch) nên khó tránh khỏi việc kiểm tra không được kịp thời, không sớm phát hiện và ngăn chặn được các rủi ro tín dụng có thể xẩy ra. Hơn nữa, cán bộ kiểm tra giám sát tuân thủ đều còn trẻ, chưa có kinh nghiệm nhiều về tín dụng nên công tác kiểm tra còn nhiều hạn chế. Phòng Kiểm tra giám sát tuân thủ chịu sự quản lý của giám đốc chi nhánh do vậy các kết quả kiểm tra khó có thể mang tính độc lập, khách quan trong việc đánh giá hoạt động tín dụng.

4.2.4.2. Nguyên nhân từ những yếu tố khách quan bên ngoài

Nguyên nhân do khách hàng

Quy mô tài sản và nguồn vốn nhỏ, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm chung của hầu hết các Doanh nghiệp Việt Nam. Với năng lực tài chính như vậy nên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 72

để hoạt động được thì họ phải dựa vào số vốn vay ngân hàng, tỷ trọng vốn tự có tham gia vào dự án kinh doanh không đáng kể. Cho nên mọi thua lỗ, rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp sẽ tác động ngay tới ngân hàng, nếu doanh nghiệp bị thua lỗ, phá sản thì ngân hàng có nguy cơ mất vốn. Trình độ quản lý, năng lực tài chính của doanh nghiệp còn nhiều yếu kém: Hoạt động theo cơ chế thị trường, các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm quản lý, khả năng chống đỡ và đáp ứng những thay đổi của thị trường còn nhiều hạn chế, nhất là những thay đổi về giá cả, cung cầu, sản phẩm, thị trường quốc tế… sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường yếu, giá thành sản phẩm cao, quyết định đầu tư không đúng hướng nên hàng sản xuất ra không tiêu thụ được, không xuất khẩu được dẫn đến không có khả năng thanh toán công nợ, nhất là các khoản nợ vay ngân hàng.

Ngoài ra, tuy ghi chép đầy đủ, chính xác và rõ ràng các sổ sách kế toán nhưng vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho Vietcombank Hải Dương khi đề nghị vay vốn nhiều khi mang tính chất hình thức hơn thực chất. Và hiện nay chưa có bất cứ chế tài nào buộc các doanh nghiệp phải kiểm toán báo cáo tài chính của mình nên ngân hàng không thể bắt buộc khách hàng được. Cho nên khi cán bộ tín dụng lập các bảng phân tích các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp thường thiếu tính thực tế và xác thực.

Ngoài các nguyên nhân chính từ phía ngân hàng và khách hàng, không thể không kể đến một số tác động khác gây rủi ro cho hoạt động tín dụng đến từ môi trường kinh tế bên ngoài. Cụ thể là:

Rủi ro do sự thay đổi của môi trường tự nhiên như: thiên tai, dịch bệnh,

bão lụt gây tổn thất cho khách hàng vay vốn kinh doanh.

Việt Nam là nước nông nghiệp với thế mạnh về các mặt hàng nông sản như: gạo, cà phê, cau su, tiêu, điều,… và có tỷ trọng xuất khẩu cao hàng năm. Bên cạnh đó là ngành nghề chăn nuôi gia cầm, gia súc, chăn nuôi và chế biến thủy hải sản. Đặc điểm của ngành nghề này là rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết và dịch bệnh. Trong những năm qua, bên cạnh dịch cúm gia cầm, bệnh dịch tai xanh, bệnh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 73

lở mồm long móng đã gây nên những tổn thất nặng nề cho những hộ chăn nuôi.

Rủi ro do sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới.

Trong những năm qua, trên thế giới có nhiều biến động lớn về giá cả các loại nguyên nhiên liệu đầu vào như nguyên liệu ngành nhựa, xăng dầu,… đã tác động ảnh hưởng trực tiếp đến việc triển khai dự án, hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng và đã gián tiếp làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng vì phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng bị thất bại. Không chỉ xuất khẩu, các mặt hàng nhập khẩu cũng dễ bị tổn thương không kém. Mặt hàng sắt thép cũng bị ảnh hưởng lớn của giá thép thế giới. Việc tăng giá thép làm cho một số doanh nghiệp sản xuất thép trong nước phải ngưng sản xuất do chi phí giá thành rất cao trong khi không tiêu thụ được sản phẩm.

Rủi ro do sự tấn công của hàng nhập lậu

Với hàng trăm km biên giới trên bộ và trên biển cùng địa hình địa lý phức tạp và tình hình nghèo khó của dân cư vùng biên giới, cuộc chiến đấu với hàng nhập lậu đã kéo dài từ rất nhiều năm nay mà kết quả là hàng lậu vẫn tràn lan tại các thành phố lớn, làm điêu đứng các doanh nghiệp trong nước và các ngân hàng đầu tư vốn cho các doanh nghiệp này. Bởi vì khi tính toán phương án vay vốn, khách hàng hoạch định giá sản phẩm đầu vào và đầu ra theo các kênh giá chính thức trên thị trường, nhưng khi các doanh nghiệp khác sử dụng nguyên liệu đầu vào là hàng nhập lậu với chi phí thấp hơn sẽ giảm được giá thành và cạnh tranh với các doanh nghiệp vay vốn, làm cho hàng hóa sản xuất ra không bán được vì có giá thành cao, và điều này tất yếu sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Rủi ro do sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của Ngân hàng Nhà nước

Qua các đợt thanh tra của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, bên cạnh những cố gắng và kết quả đạt được, hoạt động thanh tra ngân hàng chưa có sự cải thiện căn bản về chất lượng; năng lực cán bộ thanh tra, giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu, thậm chí một số nghiệp vụ kinh doanh và công nghệ mới, Thanh tra ngân hàng còn chưa theo kịp. Nội dung và phương pháp thanh tra, giám sát lạc hậu, chậm được đổi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 74

mới. Thanh tra tại chỗ vẫn là phương pháp chủ yếu, khả năng kiểm soát nội bộ thị trường tiền tệ và giám sát rủi ro còn yếu. Thanh tra ngân hàng còn hoạt động một cách thụ động theo kiểu xử lý vụ việc đã phát sinh, ít khi có khả năng ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro và vi phạm.

Rủi ro do hệ thống thông tin quản lý còn bất cập

Hiện nay, Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng (CIC) của Ngân hàng Nhà nước đã hoạt động hơn một thập niên và đã đạt được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ trong việc cung cấp thông tin tín dụng. Tuy nhiên, thông tin cung cấp còn đơn điệu, thiếu cập nhật, chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu tra cứu thông tin. Chẳng hạn như là:

Hệ thống cung cấp thông tin của CIC mới chỉ cung cấp được số liệu dư nợ và phân loại nợ vay của các doanh nghiệp tại các Tổ chức Tín dụng, chưa có thông tin phi tài chính, khả năng quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp.

Việc cung cấp thông tin còn chậm và chưa kịp thời làm ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh của các Tổ chức tín dụng.

CIC chưa chủ động thông báo những dự báo rủi ro về tín dụng qua mạng mà chỉ cung cấp thông tin khi được tổ chức tín dụng yêu cầu vì vậy chưa phát huy hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh hải dương (Trang 78 - 83)