Hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng thương mại, bao gồm hai mặt: Rủi ro và sinh lời. Phần lớn các thua lỗ của ngân hàng là từ hoạt động tín dụng. Mặc dù hiện nay, do sự phát triển của công nghệ và thị trường tài chính, các ngân hàng đang có xu hướng chuyển sang kinh doanh các sản phẩm ngoài tín dụng (dịch vụ thanh toán, thẻ…). Nhưng nói chung hoạt động tín dụng vẫn chiếm khoảng 70 – 80% tổng lợi nhuận của ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động này luôn tiềm ẩn rủi ro cao, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế mới nổi như Việt Nam bởi hệ thống thông tin thiếu minh bạch và không đầy đủ, trình độ quản trị rủi ro còn nhiều hạn chế, tính chuyên nghiệp của cán bộ ngân hàng chưa cao… Do đó, yêu cầu xây dựng một mô hình quản trị rủi ro tín dụng có hiệu quả và phù hợp với điều kiện Việt Nam là một đòi hỏi bức thiết để đảm bảo hạn chế rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng, hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong quản trị rủi ro và phù hợp với môi trường hội nhập.
“Chúng ta cần phải hạn chế tín dụng cho các khoản vay mục đích kinh doanh bất động sản và kinh doanh chứng khoán vì độ rủi ro cao” (Theo Văn bản số 01/TD của thống đốc ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Giàu, tháng 4 năm 2011)
“Các Doanh nghiệp Việt Nam đang có các khoản vay tại Ngân hàng cao hơn vốn chủ sở hữu sẽ nguy cơ dẫn đến phá sản Cụ thể năm 2011 có 59.000 doanh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 20
nghiệp bị phá sản (Theo trích dẫn của Ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch hiệp hội Doanh nghiệp vào tháng 10 năm 2011)
P. Volker (1998), cựu Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) cho rằng: “Nếu ngân hàng không có những khoản nợ xấu thì đó không phải là hoạt động kinh doanh”. Điều đó cho thấy rủi ro tín dụng luôn tồn tại và nợ xấu là một thực tế hiển nhiên ở bất cứ ngân hàng nào, kể cả các ngân hàng hàng đầu trên thế giới bởi có những rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của con người. Tuy nhiên, sự khác biệt cơ bản của các ngân hàng có năng lực quản trị rủi ro tín dụng là khả năng khống chế nợ xấu ở một tỷ lệ có thể chấp nhận được nhờ xây dựng một mô hình quản trị rủi ro hiệu quả, phù hợp với môi trường hoạt động để hạn chế được những rủi ro tín dụng mang tính chủ quan, xuất phát từ yếu tố con người và những rủi ro tín dụng khác có thể kiểm soát được.
Lịch sử hoạt động ngân hàng trên thế giới đã chứng kiến không ít các ngân hàng lớn bị phá sản mà hậu quả của nó thậm chí không giới hạn trong phạm vi một quốc gia mà lan ra cả nhiều nước trong khu vực hay toàn cầu. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ tại châu Á năm 1997 đã làm cho nhiều ngân hàng tổ chức tài chính của các nước trong khu vực bị phá sản. Nhiều ngân hàng nhỏ ở Thái Lan, Nhật Bản, Indonesia,Philippin… đã phải sáp nhập hoặc bị các ngân hàng lớn mua lại, nhiều công ty tài chính, môi giới chứng khoán đã bị phá sản. Tương tự cuộc khủng hoảng tín dụng thứ cấp nhà ở tại Mỹ cuối năm 2008 đã ảnh hưởng đến hàng loạt nền kinh tế khác và gây nên khủng hoảng tài chính toàn cầu, được ví là cuộc khủng hoảng lớn nhất kể từ năm 1993 đến nay. Nếu những tổn thất do rủi ro trong hoạt động tín dụng gây ra ở mức kiểm soát được thì việc xử lý tương đối dễ dàng trong giới hạn cho phép của quỹ dự phòng bù đắp rủi ro của Tổ chức tín dụng. Nhưng khi tổn thất lớn vượt quá khả năng xử lý của tổ chức tín dụng thì vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng, gây hậu quả khó lường không những cho chính tổ chức tín dụng đó mà còn cho cả những tổ chức tín dụng và doanh nghiệp khác có liên quan, ảnh hưởng tới quyền lợi người gửi tiền và cuối cùng ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế và là nguy cơ tiềm ẩn cho khủng hoảng tài chính.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 21
Tóm lại, công tác quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng nói chung và trong hoạt động tín dụng nói riêng có vai trò hết sức quan trọng và cần thiết đối với sự tồn tại của mỗi ngân hàng. Nếu công tác quản trị rủi ro tín dụng được thực hiện tốt sẽ hạn chế được những rủi ro xảy ra đối với ngân hàng, làm tăng thu nhập của ngân hàng. Ngoài ra công tác quản trị rủi ro nếu được thực hiện tốt còn tạo điều kiện cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế nói chung. Vì khi rủi ro được hạn chế tức là ngân hàng đã cung cấp vốn một cách có hiệu quả cho nền kinh tế và đó chính là động lực phát triển nền kinh tế.