- Cơ cấu dư nợ cho vay loại hình doanh nghiệp:
B. Phần nội dung:
Rất cảm ơn ông vì đã nhận lời tham gia buổi phỏng vấn ngày hôm nay, lời đầu tiên xin ông cho biết ý kiến của ông như thế nào về chính sách tín dụng áp dụng quản lý rủi ro?
Trả lời:
Theo tôi, chính sách tín dụng áp dụng việc quản lý rủi ro là vô cùng cần thiết. Khi các ngân hàng Việt Nam còn chưa hoàn thiện thực sự, còn đang trong quá trình hội nhập với ngàng ngân hàng trong khu vực và trên thế giới nên tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động tín dụng còn chưa cao. Trong thực tế đã có rất nhiều ngân hàng bị chao đảo mà nguyên nhân chính vẫn là rủi ro tín dụng. Theo Tôi việc quản lý toàn diện khách hàng theo quan điểm về quản lý giới hạn cho vay tổng đối với từng khách hàng và xác định giới hạn tín dụng với khách hàng là bắt buộc xác
định giới hạn tín dụng nhằm quản lý tổng mức rủi ro tín dụng, những khách hàng có mức xếp hạng tín dụng từ CC trở xuống sẽ không cho vay. Đồng thời cần có chính sách phân bổ tín dụng tức là: Phân bổ theo kỳ hạn vay và loại tiền vay: bảo đảm sự phù hợp giữa cơ cấu kỳ hạn và loại tiền vay với cơ cấu nguồn vốn. Và phân bổ theo loại hình sản phẩm, đối tượng khách hàng, mặt hàng và lĩnh vực đầu tư: đa dạng hóa các sản phẩm vay theo nguyên tắc hạn chế tối đa rủi ro, đa dạng hóa các đối tượng khách hàng nhằm giảm thiểu hóa rủi ro có thể xảy ra.
Thứ 2 xin ông cho biết các Ngân hàng thương mại cổ phần đang đối mặt với những rủi ro trong hoạt động tín dụng, những rủi ro ấy là gì?
Trả lời:
Trong bối cảnh lãi suất vẫn còn cao, môi trường kinh tế trong và ngoài nước tiềm ẩn rủi ro, các doanh nghiệp tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, làm dư nợ quá hạn và nợ xấu có xu hướng gia tăng, các ngân hàng đang ra sức thu hồi những món nợ quá hạn cũ và cố gắng hạn chế những món nợ quá hạn phát sinh mới để kiểm soát nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống TCTD đến 29/02/2012 là 3,42%.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM có xu hướng giảm, tuy nhiên, cơ cấu tín dụng của các NHTM chuyển hướng tích cực theo đúng chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, các TCTD áp dụng nhiều biện pháp để giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay phi sản xuất thấp hơn 16%, tập trung cho vay nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trong điều kiện hoạt động tín dụng gặp nhiều khó khăn, các ngân hàng đã chú trọng phát triển các hoạt động dịch vụ như mở rộng thanh toán quốc tế, sản phẩm thẻ, dịch vụ kiều hối... để tăng nguồn thu cho hoạt động của ngân hàng.
Ngoài ra, các NHTM trong nước còn đang phải đối mặt với việc trên 90% tỷ trọng vốn của ngân hàng hiện nay là nguồn vốn ngắn hạn, gây khó khăn cho các NHTM trong việc quản trị nguồn vốn, khó bảo đảm cân đối kỳ hạn. Kỳ hạn huy động vốn bình quân có xu hướng rút ngắn trong khi kỳ hạn cho vay bình quân dài, tạo nguy cơ rủi ro kỳ hạn và lãi suất. Hơn nữa, sự mất cân đối kỳ hạn vốn của
ngân hàng hiện nay cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều ngân hàng không thể đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, do các doanh nghiệp này chủ yếu vay vốn trung và dài hạn để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.
Cùng với đó, do hàng tồn kho lớn, sản xuất của các khách hàng đang suy giảm nghiêm trọng, các ngân hàng khó khăn trong thu nợ (gốc, lãi), nợ xấu có xu hướng tăng cao. Một số lĩnh vực cho vay cần ưu tiên như cho vay nông nghiệp, nông thôn gặp nhiều khó khăn do khách hàng vay không đủ điều kiện để ngân hàng xem xét cho vay (không có phương án sản xuất - kinh doanh có hiệu quả; không có hoặc không đủ tài sản bảo đảm; tình hình tài chính không minh bạch; nợ xấu phát sinh do không tiêu thụ được sản phẩm...).
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN
Phiếu phỏng vấn số: 2
Người được phỏng vấn: Bà Lê Vân Trinh – Phó Giám đốc trung tâm đào tạo Vietcombank.
Ngày: 27/12/2012 Thời gian bắt đầu: 10h Địa điểm: Hà Nội
A. Phần giới thiệu
Chào Bà,
Tên tôi là Vũ Chính Nghĩa, tôi là một nhà nghiên cứu từ trường Đại học Nông nghiệp – Khoa Quản trị Kinh doanh. Hiện nay tôi đang nghiên cứu đề tài về Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Hải Dương. Thông tin từ Bà là rất hữu ích trong việc nghiên cứu đề tài này. Rất mong được sự giúp đỡ nhiệt tình của Bà.
B. Phần nội dung:
Rất cảm ơn Bà vì đã nhận lời tham gia buổi phỏng vấn ngày hôm nay, lời đầu tiên xin Bà cho biết ý kiến của Bà như thế nào về việc nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng trong các Ngân hàng thương mại hiện nay?
Trả lời:
Ngân hàng thương mại (NHTM) trong nền kinh tế thị trường chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro, trong đó rủi ro tín dụng là rủi ro mà hậu quả do nó gây ra hết sức nặng nề, ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động, thậm chí còn đe doạ đến sự tồn tại của NHTM. Vì vậy trong hoạt động tín dụng trước hết chúng ta cần phòng ngừa, hạn chế các yếu tố có thể dẫn đến rủi ro và một trong các yếu tố đó chính là chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng.
Thực tiễn đã chứng minh một điều là, chất lượng công tác tín dụng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, cả về chủ quan lẫn khách quan. Trong yếu tố chủ quan, vấn đề chất lượng cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định (CBTD) là vấn đề mấu chốt. Chính vì vậy cần phải không ngừng nâng cao chất lượng CBTD cả về mặt định tính lẫn
định lượng. Đánh giá đúng chất lượng cán bộ tín dụng phải đánh giá đồng thời cả 2 mặt này vì đều có tầm quan trọng như nhau, nếu thiếu một trong hai mặt thì không thể đánh giá chính xác chất lượng CBTD và theo đó việc sử dụng cán bộ cũng sẽ bất cập, hạn chế và nhiều khi còn phản tác dụng.
Trong hoạt động của Ngân hàng, hoạt động tín dụng là một hoạt động mang tính truyền thống đem lại lợi nhuận lớn nhất. Hoạt động tín dụng muốn phát triển được lại phụ thuộc rất lớn về vấn đề khách hàng. Cán bộ tín dụng chính là cầu nối giữa ngân hàng với khách hàng, là thể hiện hình ảnh của ngân hàng trong giới khách hàng. Giúp khách hàng hiểu được về tính chất hoạt động của Ngân hàng. Đạo đức nghề nghiệp cán bộ tín dụng phải luôn lấy mục đích sự nghiệp phát triển ngân hàng làm mục đích phấn đấu. Nâng cao tính kỷ luật, tính liêm khiết, chấp hành tốt chủ trương của ngành, quy chế, cơ chế của cơ quan.
Do vậy, Việc đào tạo và đào tại lại cán bộ tín dụng phải được coi là thường xuyên, liên tục. Công tác đào tạo cần tập trung vào một số vấn đề như tăng cường hình thức đào tạo tập trung, kết hợp hình thức tập huấn tại chỗ, hình thức đào tạo này nhằm làm cho cán bộ tín dụng nắm bắt được một số nghiệp vụ nhất định trong thời gian ngắn như: Tổ chức các buổi sinh hoạt nghiệp vụ theo định kỳ, thảo luận các vướng mắc trong công tác tín dụng, văn bản, quy trình nghiệp vụ. Phát động phong trào tự học, tự nghiên cứu, tự nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tránh sự tụt hậu trước sự thay đổi của nền kinh tế thị trường, của công nghệ trong quá trình phát triển và hội nhập của ngân hàng. Tổ chức thi tay nghề hàng năm và có khen thưởng hợp lý để khuyến khích những CBTD giỏi, có nhiều cống hiến.
Bên cạnh đó là công tác tuyển dụng mới phải đảm bảo đúng quy trình, yêu cầu công việc. Tiêu chuẩn tuyển dụng CBTD mới cần có là: tiêu chuẩn đạo đức, tư cách (Liêm khiết, trung thực, tự tin, tháo vát), tiêu chuẩn chuyên môn (Học vấn, trình độ nghiệp vụ, kỹ năng tay nghề) tiêu chuẩn về thể chất (sức khoẻ, hình thức, chiều cao)...
Thứ 2 nữa là ý kiến đánh giá của Bà về công tác đào tạo cán bộ quản lý rủi ro tín dụng trong hệ thống Vietcombank? Có thường xuyên không?
Hiện nay, các nhân viên trong hệ thống Vietcombank đã không được đào tạo về quản lý rủi ro tín dụng hoặc đang được đào tạo nhưng không phù hợp với chiến lược kinh doanh của ngân hàng trong thời gian dài. Theo thống kê năm 2011 chỉ có một bộ phận rất nhỏ cán bộ được đào tạo về công tác tín dụng để phục vụ cho sản phẩm mới. Việc đào tạo này không phải đào tạo chuyên sâu, không phải là rất nhiều nhân viên trong ngân hàng hiểu rõ về quản lý rủi ro tín dụng.
Hiện nay, Phòng quản lý rủi ro tại hội sở chính cũng như cán bộ làm nhiệm vụ quản lý rủi ro ở chi nhánh không được áp dụng kỹ thuật hiện đại để đo lường mức độ rủi ro tín dụng. Các nhân viên cần được tiếp tục đào tạo để nâng cao nhận thức của quản lý rủi ro tín dụng, đặc biệt là đội ngũ nhân viên thẩm định những người đang phải đối mặt với gian lận rất nhiều tiềm năng mà sẽ dẫn đến mất rủi ro tín dụng có thể xảy ra.
Trong thời gian tới, Trung tâm đào đào tạo sẽ phối hợp và đề nghị với Ban lãnh đạo để xây dựng chương trình đào tạo về lĩnh vực này. Tuy nhiên vấn đề này rất mất thời gian và công sức vì hiện nay Agribank chưa có quy định cụ thể về quy trình quản lý rủi ro tín dụng trong toàn hệ thống.
Phụ lục: BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN
Phiếu phỏng vấn số: 03
Người được phỏng vấn: Tiến sĩ Phạm Mạnh Thắng – Giám đốc Vietcombank Hải Dương
Ngày: 10/01/2014 Thời gian bắt đầu: 9h Địa điểm: Hải Dương
A. Phần giới thiệu
Chào ông,
Tên tôi là Vũ Chính Nghĩa, tôi là một nhà nghiên cứu từ trường Đại học Nông nghiệp – Khoa Quản trị Kinh doanh. Hiện nay tôi đang nghiên cứu đề tài về Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Hải Dương. Thông tin từ Ông là rất hữu ích trong việc nghiên cứu đề tài này. Rất mong được sự giúp đỡ nhiệt tình của Ông.
B. Phần nội dung:
Rất cảm ơn Ông vì đã nhận lời tham gia buổi phỏng vấn ngày hôm nay, lời đầu tiên xin Ông cho biết hiện nay nhân sự tại ngân hàng Ông đã phù hợp với quy trình tín dụng chưa?
Trả lời:
Tại Vietcombank Hải Dương, việc bố trí cán bộ thực hiện công tác tín dụng đã độc lập theo từng bộ phận tuân thủ theo đúng quy trình, tuy nhiên cán bộ tín dụng tại các phòng giao dịch vẫn chưa phù hợp bởi một cán bộ vẫn phải kiêm nhiệm nhiều công việc cũng như quản lý nhiều khách hàng. Sau khi thành lập mới các Phòng giao dịch một số cán bộ cũ đi nắm giữ các chức vụ chủ chốt tại các phòng giao dịch, một số khác chuyển sang làm lãnh đạo tại các ngân hàng cổ phần nên lực lượng cán bộ nắm giữ các vị trí chủ chốt, đặc biệt cán bộ làm công tác tín dụng càng
thiếu trầm trọng. Thêm vào đó, hầu hết cán bộ làm công tác tín dụng tuổi đời còn trẻ, dưới 30 tuổi, phần lớn công tác trong lĩnh vực tín dụng từ 1 – 3 năm nên kinh nghiệm còn hạn chế.
Vậy theo Ông có cần thiết phải đào tạo thêm nghiệp vụ khác cho cán bộ làm công tác tín dụng không?
Theo tôi không cần thiết phải đào tạo thêm nghiệp vụ khác cho cán bộ làm công tác tín dụng mà phải nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác tín dụng. Thực tiễn đã chứng minh một điều là, chất lượng công tác tín dụng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, cả về chủ quan lẫn khách quan. Trong yếu tố chủ quan, vấn đề chất lượng cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định (CBTD) là vấn đề mấu chốt. Chính vì vậy cần phải không ngừng nâng cao chất lượng CBTD cả về mặt định tính lẫn định lượng. Đó là CBTD phải có bản lĩnh kinh doanh vững vàng, CBTD phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, cán bộ tín dụng phải có phẩm chất đạo đức tốt, thái độ phục vụ tận tình, chu đáo, CBTD phải có trình độ học vấn, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, CBTD phải có khả năng giao tiếp với khách hàng, CBTD phải có khả năng tiếp thị thu hút khách hàng, CBTD phải có năng lực điều tra thu thập, liên kết, xử lý và tổng hợp thông tin.
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN
Phiếu phỏng vấn số: 04
Người được phỏng vấn: Ông Trần Thùy Dương – Phó Giám đốc Vietcombank Hải Dương
Ngày: 22/01/2014
Thời gian bắt đầu: 10h tại trụ sở Vietcombank Hải Dương
A. Phần giới thiệu
Chào Ông,
Tên tôi là Vũ Chính Nghĩa, tôi là một nhà nghiên cứu từ trường Đại học Nông nghiệp – Khoa Quản trị Kinh doanh. Hiện nay tôi đang nghiên cứu đề tài về Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Hải Dương. Thông tin từ Ông là rất hữu ích trong việc nghiên cứu đề tài này. Rất mong được sự giúp đỡ nhiệt tình của Ông.
B. Phần nội dung:
Xin Ông cho biết làm thế nào để thực hiện quản lý rủi ro có hiệu quả?
Trả lời:
Trước hết phải hiểu rõ những rủi ro mà ngân hàng đang đối mặt và việc chấp hành nghiêm túc thẩm quyền phán quyết.
Thẩm quyền phê duyệt tín dụng được phân chia rất rõ ràng. Hiện nay tại Vietcombank Hải Dương đang phân thẩm quyền phê duyệt tín dụng theo Chính sách quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ban hành kèm theo quyết định số 57/QD-NHNT.HDQT ngày 22/03/2007 của Hội đồng quản trị, Quyết định 245/QD-NHNT.CSTD ngày 22/07/2008 của Tổng Giám đốc.
Bảng 4.7: Thẩm quyền phê duyệt tín dụng
Đơn vị tính: tỷđồng
Thẩm quyền phê duyệt đối với khách hàng tổ chức Thẩm quyền cho vay khách hàng thể nhân (cá nhân, hộ gia đình)
Thẩm quyền phê duyệt GHTD/01 lần/tổng cấp tín dụng vốn lưu động
Thẩm quyền phê duyệt đối với một dự án đầu tư
Giám đốc Hội đồng tín dụng cơ sở Hội đồng tín dụng cơ sở Giám đốc Hội đồng tín dụng cơ sở Giám đốc 80 40 25 10 5 30
(Quyết định 245/QD-NHNT.CSTD ngày 22/07/2008 của Vietcombank)
Trường hợp vượt thẩm quyền của Hội đồng tín dụng cơ sở thì sẽ trình lên phòng Quản lý rủi ro tín dụng Ngân hàng Ngoại thương.
Vietcombank Hải Dương cũng quy định rất rõ thẩm quyền cho vay tại các phòng giao dịch. Thẩm quyền cho vay tại các phòng giao dịch tuân thủ theo quy định số 1478/CV-NHNT.CSTD ngày 04/09/2008 của Tổng Giám đốc về hoạt động cho vay tại các phòng Giao dịch. Phạm vi và thẩm quyền cho vay của trưởng/phó phòng Giao dịch được quy định theo bảng 2.12:
Bảng 4.8: Thẩm quyền của Phòng Giao dịch
STT Nội dung Trưởng/Phó phòng giao dịch Thẩm quyền tối đa của
1
Trường hợp được đảm bảo toàn bộ bằng tiền, vàng, thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá do chính VCB phát hành, trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc
+ 05 tỷ quy VND/Khách hàng
2 Trường hợp được đảm bảo toàn bộ bằng Giấy tờ có giá khác
+5 tỷ quy VND/Khách hàng
3 Trường hợp được bảo đảm toàn bộ bằng tài sản khác + 300 triệu quy VND/khách hàng
4
Cho vay không có bảo đảm tài sản đối với cán bộ, nhân viên VCB
+200 triệu quy VND/khách hàng