- Cơ cấu dư nợ cho vay loại hình doanh nghiệp:
4.2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank Hải Dương
4.2.2.1. Tổ chức hệ thống quản trị rủi ro tín dụng
Theo kết quả phỏng vấn, đa số các ý kiến đều nhận định rằng Vietcombank Hải Dương thành lập được mô hình quản lý tín dụng tập trung. Theo quy định ban hành kèm theo quyết định số 57/QD-NHNT.HDQT ngày 22/03/2007 của Hội đồng quản trị và thực tế hoạt động tại chi nhánh, hiện nay tổ chức bộ máy quản trị rủi ro được xây dựng tại Vietcombank Hải Dương bao gồm:
Hội đồng xử lý rủi ro: Hội đồng xử lý rủi ro chịu trách nhiệm: Xem xét phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro của Chi nhánh trong từng thời kỳ; Quyết định xử lý các khoản nợ xấu từ quỹ dự phòng rủi ro và phương án thu hồi nợ đối với các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng trong từng thời kỳ; Xem xét báo cáo tình hình theo dõi, sao kê và thực hiện thu hồi nợ đối với các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng.
Hội đồng tín dụng cơ sở: Trên cơ sở phân chia thẩm quyền phán quyết từng thời
kỳ. Hội đồng tín dụng cơ sở sẽ có nhiệm vụ phê duyệt Giới hạn tín dụng, các khoản cấp tín dụng đối với khách hàng vượt thẩm quyền phê duyệt của Giám đốc chi nhánh.
Ban giám đốc: Ban giám đốc có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các chiến lược,
chính sách quản lý rủi ro tín dụng tổng thể tại chi nhánh; phê duyệt/ quyết định cấp tín dụng trên cơ sở đảm bảo quy định của pháp luật và thẩm quyền phán quyết đã ban hành trong từng thời kỳ.
Phòng Khách hàng: thực hiện chức năng bán hàng, là đầu mối dịch vụ một
cửa cung cấp tất cả các sản phẩm dịch vụ và đưa ra chính sách giá tổng thể đốivới khách hàng. Phòng khách hàng là nơi khởi tạo tín dụng và đề xuất ý kiến về thiết lập quan hệ tín dụng với khách hàng.
Phòng Quản lý Nợ: thực hiện quản lý và trực tiếp thực hiện các tác nghiệp
liên quan đến việc giải ngân, thu hồi nợ, đảm bảo số liệu trên hệ thống khớp đúng với số liệu trên hồ sơ, lưu giữ hồ sơ và đảm bảo tính tuân thủ trong quy trình cấp tín dụng. Kiểm tra giải ngân sẽ được thực hiện theo sự phê duyệt của cấp có thẩm quyền. Về cơ bản, Phòng Quản lý Nợ sẽ tham gia vào quá trình kiểm soát giải ngân, đảm bảo sự độc lập và khách quan trong thực hiện các quyết định cấp tín dụng.
Sự tách biệt giữa các chức năng nhằm mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời phát huy được tối đa kỹ năng chuyên môn của từng vị trí
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 53
cán bộ làm công tác tín dụng nhưng cần phải có đội ngũ cán bộ có kiến thức cần thiết và biết áp dụng lý thuyết với thực tiễn.
4.2.2.2. Quy trình quản lý rủi ro tín dụng đối với khách hàng
Để trả lời cho câu hỏi về thực hiện quy trình quản lý rủi ro tín dụng, tác giả đặt ra câu hỏi về việc thực hiện quy trình tín dụng và việc cần thiết phải sửa đổi các vấn đề trong quy trình quản lý rủi ro tín dụng đã đến mức cấp thiết chưa?
Về vấn đề này, tác giả đã phỏng vấn bà Nguyễn Thị Thêu Phó Giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt nam chi nhánh Hải Dương, Bà Thêu cho biết:
Quy trình cấp tín dụng của Vietcombank Hải Dương hiện nay được thực hiện một cách khá chặt chẽ với việc phân cấp thẩm quyền của các phòng rõ ràng.
Hiện tại Vietcombank Hải Dương đang áp dụng trình tự cho vay như sau:
Sơ đồ 4.1 Quy trình cho vay tại Vietcombank Hải Dương
Tại Vietcombank Hải Dương đang thực hiện 3 quy trình tín dụng dành cho các đối tượng khách hàng khác nhau:
Đối với cho vay tư nhân, cá thể: áp dụng Quy trình cho vay đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định 130/QĐ-NHTMCPNT.QLTD ngày 12/08/2002 của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (gọi là Quy trình 130). Đây là quy trình cho vay áp dụng đối với tất cả các khách hàng vay (tư nhân, doanh nghiệp). Tuy nhiên sau khi ban hành các Quy trình về cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp lớn thì Quy trình này chỉ còn áp dụng đối với các khách hàng là tư nhân cá thể thể hiện ở quyết định 101/QĐ-NHNT.CSTD ngày 02 tháng 04 năm 2009 hướng dẫn chi tiết việc áp dụng quy trình 130 nêu trên.
Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa: áp dụng theo Quy trình tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo Quyết định 36/QĐ-NH TMCP NT.CSTD
Thiết lập hồ sơ khách hàng Đánh giá hồ sơ vay của khách hàng Thẩm định và quyết định ký kết hợp đồng Giải ngân và thu nợ Thanh lý hợp đồng và xử lý tranh chấp (nếu có)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 54
ngày 28/01/2008 của Tổng Giám đốc NH TMCP NT (gọi là Quy trình 36). Quy trình này được áp dụng đối với các khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của NH TMCP NT trong từng thời kỳ và không thực hiện qua Phòng Quản lý rủi ro tín dụng.
Về cơ bản, quy trình cấp tín dụng đối với tư nhân cá thể khá tương đồng với quy trình đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa về các bước thực hiện. Điểm khác biệt nhất của quy trình cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa là hệ thống mẫu biểu và trách nhiệm của bộ phận Quản lý nợ trong quy trình (lưu giữ hồ sơ, cập nhật dữ liệu trên hệ thống).
Đối với các doanh nghiệp lớn: áp dụng theo Quy định 246/QĐ- NHNT.CSTD ngày 22/07/2008. Quy trình này quy định việc cấp tín dụng cho nhóm doanh nghiệp có Giới hạn tín dụng, tổng các khoản cấp tín dụng đối với dự án đầu tư vượt thẩm quyền của Hội đồng tín dụng cơ sở Chi nhánh. Các khách hàng này sẽ phải trình lên Phòng Quản lý rủi ro Vietcombank Trung Ương phê duyệt.
Quy trình tín dụng của Vietcombank Hải Dương tuân thủ theo các quy trình tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương ban hành. Tại Vietcombank Hải Dương tham gia cấp tín dụng có quy định chức năng nhiệm vụ rõ ràng của các phòng: Khách hàng, Quản lý nợ. Ngoài ra khi khoản cấp tín dụng vượt thẩm quyền của Giám đốc Chi nhánh thì sẽ trình Hội đồng tín dụng cơ sở, khi vượt thẩm quyền của Hội đồng tín dụng cơ sở thì sẽ trình lên Vietcombank Trung Ương.
Để thực hiện quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả, tác giả cũng có cuộc phỏng vấn đối với Ông Trần Thùy Dương – Phó Giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt nam chi nhánh Hải Dương, Ông Dương cho biết trước hết phải hiểu rõ những rủi ro mà ngân hàng đang đối mặt và việc chấp hành nghiêm túc thẩm quyền phán quyết.
Thẩm quyền phê duyệt tín dụng được phân chia rất rõ ràng. Hiện nay tại Vietcombank Hải Dương đang phân thẩm quyền phê duyệt tín dụng theo Chính sách quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ban hành kèm theo quyết định số 57/QD-NHNT.HDQT ngày 22/03/2007 của Hội đồng quản trị, Quyết định 245/QD-NHNT.CSTD ngày 22/07/2008 của Tổng Giám đốc.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 55
Bảng 4.11: Thẩm quyền phê duyệt tín dụng
Đơn vị tính: tỷđồng
Thẩm quyền phê duyệt đối với khách hàng tổ chức
Thẩm quyền cho vay khách hàng thể nhân (cá
nhân, hộ gia đình)
Thẩm quyền phê duyệt GHTD/01 lần/tổng cấp tín dụng vốn lưu động
Thẩm quyền phê duyệt đối với một dự án đầu tư
Giám đốc Hội đồng tín dụng cơ sở Hội đồng tín dụng cơ sở Giám đốc Hội đồng tín dụng cơ sở Giám đốc 80 40 25 10 5 30
(Quyết định 245/QD-NHNT.CSTD ngày 22/07/2008 của Vietcombank)
Trường hợp vượt thẩm quyền của Hội đồng tín dụng cơ sở thì sẽ trình lên phòng Quản lý rủi ro tín dụng Ngân hàng Ngoại thương.
Vietcombank Hải Dương cũng quy định rất rõ thẩm quyền cho vay tại các phòng giao dịch. Thẩm quyền cho vay tại các phòng giao dịch tuân thủ theo quy định số 1478/CV-NHNT.CSTD ngày 04/09/2008 của Tổng Giám đốc về hoạt động cho vay tại các phòng Giao dịch. Phạm vi và thẩm quyền cho vay của Trưởng/phó phòng Giao dịch được quy định theo bảng 4.12:
Bảng 4.12: Thẩm quyền của Phòng Giao dịch
STT Nội dung Trưởng/Phó phòng giao dịch Thẩm quyền tối đa của
1 Trường hợp được đảm bảo toàn bộ bằng tiền, vàng, thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá do chính VCB phát hành, trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc
05 tỷ quy VND/Khách hàng 2 Trường hợp được đảm bảo toàn bộ bằng
Giấy tờ có giá khác 5 tỷ quy VND/Khách hàng
3 Trường hợp được bảo đảm toàn bộ bằng
tài sản khác 300 triệu quy VND/khách hàng
4 Cho vay không có bảo đảm tài sản đối với cán bộ, nhân viên VCB
200 triệu quy VND/khách hàng >200 quy VND Trình Giám đốc phê duyệt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 56
Trường hợp vượt thẩm quyền của Trưởng/phó phòng giao dịch:
- Nếu khoản cấp tín dụng nhỏ hơn hoặc bằng 5 tỷ: Phòng giao dịch thẩm định, đề xuất, trình giám đốc duyệt, sau khi được phê duyệt, phòng giao dịch được ký hợp đồng tín dụng, giải ngân, thu nợ, lưu hồ sơ…
- Các trường hợp vượt thẩm quyền khác: Phòng Giao dịch chỉ đóng vai trò tìm kiếm khách hàng và chuyển hồ sơ lên Chi nhánh để thẩm định và quyết định. Trường hợp này Chi nhánh sẽ chịu trách nhiệm thẩm định, quản lý toàn diện khách hàng. Để thuận tiện phục vụ khách hàng, nếu được Giám đốc chấp thuận bằng văn bản, thì phòng giao dịch có thể làm thủ tục giải ngân. Tuy nhiên, Chi nhánh vẫn chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra sử dụng vốn vay chính. Phòng Quản lý nợ tại Chi nhánh có trách nhiệm khai báo, quản lý giới hạn tín dụng và hạn mức các sản phẩm tín dụng trên hệ thống, kiểm tra lại và quản lý hồ sơ sau khi phòng giao dịch thực hiện giải ngân và gửi về.
Việc kiểm tra các thông tin liên quan đến hồ sơ pháp lý, năng lực tài chính, năng lực quản lý, uy tín tín dụng chủ yếu dựa vào thông tin cung cấp của Phòng giao dịch và từ thông tin nội bộ trên mạng của ngân hàng. Vì nguồn thông tin do chính khách hàng cung cấp có thể tính chính xác không cao, đặc biệt trong trường hợp Phòng giao dịch cố tình làm sai nên để tránh gặp phải rủi ro nên cần phải thương xuyên kiểm tra đột xuất hay định kỳ hồ sơ tín dụng các Phòng đế nắm bắt được hoạt động tín dụng của các Phòng.
4.2.2.3. Chính sách tín dụng
Thực hiện chính sách tín dụng, chính sách quản lý rủi ro tín dụng của Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đối với khách hàng đảm bảo nguyên tắc quản lý thận trọng và toàn diện. Để làm được điều đó đòi hỏi tất cả các khâu của quy trình cấp tín dụng phải được đảm bảo làm việc theo đúng quy trình, nghiệp vụ, theo các quy định của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và của nhà nước từng thời kỳ.
Tác giả đã có cuộc phỏng vấn với Ông Phạm Mạnh Thắng – Giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hải Dương về chính sách quản lý hoạt động rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 57
Theo ông Thắng việc quản lý toàn diện khách hàng theo quan điểm về quản lý giới hạn cho vay tổng đối với từng khách hàng. Giới hạn tín dụng của khách hàng là mức tổng dư nợ tối đa mà Ngân hàng cấp cho một khách hàng trong từng thời kỳ. Theo quyết định 39/QĐ.NHNT.CSTD ngày 08/03/2007 của Tổng Giám đốc VCB ban hành về việc xác định Giới hạn tín dụng cho các khách hàng thì tất cả các khách hàng phát sinh quan hệ tín dụng trên 5 tỷ đều phải xác định giới hạn tín dụng. Đối với các khách hàng khác khi chưa thực hiện xác định giới hạn tín dụng thì cấp tín dụng trước sau đó cũng phải xác định giới hạn tín dụng. Như vậy, xác định giới hạn tín dụng với khách hàng là bắt buộc. Theo quy định này thì cán bộ tín dụng sẽ thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm lượng hóa mức độ rủi ro của từng khách hàng, xác định giới hạn tín dụng nhằm quản lý tổng mức rủi ro tín dụng, những khách hàng có mức xếp hạng tín dụng từ CC trở xuống sẽ không cho vay. Đồng thời cần có chính sách phân bổ tín dụng tức là: Phân bổ theo kỳ hạn vay và loại tiền vay: bảo đảm sự phù hợp giữa cơ cấu kỳ hạn và loại tiền vay với cơ cấu nguồn vốn. Và phân bổ theo loại hình sản phẩm, đối tượng khách hàng, mặt hàng và lĩnh vực đầu tư: đa dạng hóa các sản phẩm vay theo nguyên tắc hạn chế tối đa rủi ro, đa dạng hóa các đối tượng khách hàng nhằm giảm thiểu hóa rủi ro có thể xảy ra, đa dạng hóa mặt hàng và lĩnh vực đầu tư theo nguyên tắc phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế.
4.2.2.4. Giám sát tín dụng và kiểm tra
Trong quản lý hoạt động tín dụng cũng như quản lý rủi ro tín dụng, kiểm tra, kiểm soát đóng vai trò rất quan trọng.
Có 03 thanh tra viên Vietcombank Hải Dương chịu trách nhiệm về kế toán và dịch vụ và kiểm tra tín dụng. Trong năm 2013 Chi nhánh đã kiểm tra hơn 300 hồ sơ vay vốn đã phát hiện sai sót và tồn tại (02 trường hợp về hồ sơ pháp lý, 08 trường hợp về hồ sơ tài sản, 05 trường hợp về hồ sơ vay vốn, 06 trường hợp về hồ sơ giải ngân và về kiểm tra sử dụng vốn vay có 07 trường hợp – Bảng 4.13). Hơn nữa việc kiểm tra mới được thực hiện sau khi hoàn thành cho vay, do đó tác dụng về cảnh báo, ngăn ngừa nguy cơ rủi ro từ kiểm tra đơn vị không có hiệu quả.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 58
Bảng 4.13: Tổng kết công tác kiểm tra, kiểm soát tín dụng năm 2013 STT Nội dung kiểm
tra, kiểm soát Một số tồn tại cần khắc phục
1 Hồ sơ pháp lý
02 trường hợp còn lưu một số giấy tờ (Giấy chứng nhận đầu tư, Điều lệ Công ty, Chứng nhận đăng ký mẫu dấu, quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán trưởng….) là bản sao không có xác nhận của cơ quan công chứng/ sao y của khách hàng
2 Hồ sơ tài sản
- 02 trường hợp chưa đăng ký thay đổi nội dung đã đăng ký giao dịch đảm bảo khi doanh nghiệp thay đổi mã số đăng ký kinh doanh
- 02 trường hợp cho vay cầm cố sổ tiết kiệm chưa thực hiện phong tỏa tài sản.
- 04 trường hợp định giá tài sản thế chấp đã xác định nguyên giá TSCĐ bao gồm cả thuế được hoàn lại.
3 Hồ sơ vay vốn
- 03 tờ trình vay vốn thiếu chữ ký phê duyệt của Trưởng phòng (PGD Sao Đỏ), Một số chưa lập lịch trả nợ với khách hàng (PGD Gia Lộc).
- 02 trường hợp chưa lập biên bản sửa đổi bổ sung về biện pháp bảo đảm tiền vay.
4 Hồ sơ giải ngân
- 04 trường hợp thiếu chứng từ chứng minh mục đích vay vốn (Hóa đơn GTGT).
- 02 trường hợp các tài liệu, giấy tờ chứng minh mục đích vay vốn không khớp
5 Kiểm tra sử dụng vốn vay
- 06 trường hợp chưa kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay - 01 trường hợp chưa tiến hành kiểm tra tài sản năm 2013
(Nguồn: Báo cáo tổng kết đánh giá công tác kiểm, tra kiểm soát nội bộ năm 2013) 4.2.2.5. Trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng
Theo Ông Trần Thùy Dương Phó Giám Đốc Vietcombank Hải Dương để quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả cũng cần phải thực hiện tốt việc phân loại nợ và quản lý các khoản nợ xấu, nợ có vấn đề.