Các giải pháp hạn chế, bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh hải dương (Trang 92 - 93)

- Cơ cấu dư nợ cho vay loại hình doanh nghiệp:

4.3.4. Các giải pháp hạn chế, bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra

4.3.4.1. Sử dụng các công cụ bảo hiểm và bảo đảm tiền vay

Đối với khách hàng cá nhân: Cán bộ khách hàng cũng phải như là một nhân viên tư vấn bảo hiểm chuyên nghiệp. Khi cho vay vốn cán bộ khách hàng nên hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng mua bảo hiểm bán kèm tín dụng (gọi là sản phẩm bảo an tín dụng). Với sản phẩm bảo an tín dụng này, khi có những rủi ro như khách hàng chết hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn công ty bảo hiểm sẽ chi trả phần dư nợ còn lại. Vì vậy, ngân hàng sẽ giảm thiểu rủi ro được rất nhiều.

Đối với tài sản thế chấp là các công trình xây dựng, yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm: bảo hiểm công trình (đối với dự án đầu tư), bảo hiểm cháy nổ… đối với tài sản bảo đảm là hàng hóa, phương tiện cơ giới cũng phải yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm như: bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm vật chất xe cơ giới… Trong đó nêu rõ người thụ hưởng bảo hiểm là Vietcombank Hải Dương.

Đối với các khách hàng là doanh nghiệp: nên có yêu cầu bắt buộc là phải có tài sản đảm bảo. Qua việc chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng sẽ phân loại

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 84

rủi ro của khách hàng để từ đó có yêu cầu về tỷ lệ cấp tín dụng tối đa so với tài sản bảo đảm.

Hoàn thiện về mặt pháp lý của các tài sản bảo đảm tiền vay để thuận lợi trong xử lý tài sản bảo đảm, nguồn thu nợ thứ hai khi rủi ro tín dụng xảy ra. Qua xử lý một số tài sản bảo đảm tiền vay cho thấy sở hữu về tài sản không rõ ràng, không có giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu nên việc bán tài sản rất khó khăn (cơ quan công chứng không chịu công chứng hợp đồng, người mua e ngại…). Nguyên nhân của tình trạng này là do khách hàng ngại tốn chi phí nên không đăng ký sở hữu tài sản (đặc biệt là đối với nhà xưởng, công trình trên đất), ngân hàng không đôn đốc khách hàng hoàn thiện các thủ tục về tài sản bảo đảm, việc đăng ký sở hữu tài sản trên đất gặp nhiều khó khăn về thủ tục…nên khá nhiều tài sản trên đất, đặc biệt là nhà xưởng, công trình xây dựng trên đất thế chấp tại Chi nhánh chưa có giấy tờ về sở hữu tài sản. Do đó hồ sơ bảo đảm tiền vay không đầy đủ, gây khó khăn cho quá trình xử lý tài sản thu hồi nợ. Để giảm những rủi ro về mặt pháp lý, cần thỏa thuận việc hoàn thiện về thủ tục đăng ký sở hữu tài sản sau khi dự án hoàn thành là một điều kiện tín dụng, đồng thời thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, liên tục rà soát hồ sơ pháp lý và thực trạng của tài sản bảo đảm.

4.3.4.2. Thực hiện nghiêm túc phân loại nợ và trích lập dự phòng

Thực hiện nghiêm túc phân loại nợ, tránh tình trạng vì kết quả kinh doanh mà không tuân thủ tính chính xác trong phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Chủ động phân loại nợ theo tính chất, khả năng thu hồi nợ của khoản vay, kiên quyết chuyển nợ quá hạn đối với các trường hợp vi phạm hợp đồng tín dụng có nguy cơ gây ra rủi ro và hạ bậc nợ, thực hiện trích lập dự phòng nhằm bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra.

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh hải dương (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)