NƯỚC THỜI LÊ SƠ

Một phần của tài liệu Tư tưởng trị nước thời Lê Sơ và ý nghĩa lịch sử của nó [full] (Trang 35 - 39)

CHO SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG TRỊ NƯỚC CỦA THỜI LÊ SƠ

NƯỚC THỜI LÊ SƠ

2.1.1. Khái nim tư tưởng tr nước

Tư tưởng trị nước là vấn đề mang tính cốt yếu của một nhà nước hay triều đại, nó đóng vai trò chỉ đạo thực hiện các chủ trương quản lý xã hội, quản lý nhà nước về mọi mặt đời sống xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định mà nhà nước hay triều đại đó tồn tại. Tư tưởng trị nước là một khái niệm gồm hai thành tố: tư tưởng và trị nước.

Khái niệm tư tưởng cho đến nay cũng có khá nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến và cũng có những sự khác nhau nhất định tùy theo góc độ và mục đích nghiên cứu. Tư tưởng trong triết học xã hội được hiểu là một hệ thống những quan điểm, quan niệm, luận điểm được xây dựng trên một nền tảng triết học nhất quán, đại biểu cho ý chí và nguyện vọng của một giai cấp, một dân tộc, được hình thành trên cơ sở thực tiễn nhất định và trở lại chỉđạo hoạt động thực tiễn, cải tạo thực tiễn.

Trịtrong lĩnh vực xã hội và quản lý đất nước, có nghĩa là sắp xếp, chỉnh đốn. Theo "Từđiển yếu tố Hán - Việt thông dụng", trị "là quản lý, giải quyết công việc, làm cho yên ổn" [128, tr. 433]. Khái niệm trị với tư cách là một khái niệm của triết học chính trị, được dùng để chỉ sự sắp xếp, chỉnh đốn công việc của quốc gia, nhà nước, quản lý tốt dân và làm cho nước được bình trị. Trị nước là làm cho nước được trị.

Như vậy khái niệm tư tưởng tr nước dưới góc độ triết học được hiểu là hệ thống các quan niệm, quan điểm về quốc gia xã tắc để từđó hình thành nên chủ trương, chính sách, biện pháp mà chủ thể cai trịđưa ra nhằm thiết lập trật tự, ổn định xã hội, đồng thời đảm bảo quyền thống trị của mình trong một giai đoạn lịch sử nhất định.

Khi nói đến trị nước là nói đến mối quan hệ giữa người cai trị và người bị trị, tức là quan hệ giữa chủ thể và khách thể trong cai trị. Trong điều kiện xã hội có đối kháng giai cấp, chủ thể cai trị là giai cấp nắm quyền điều khiển mọi hoạt động xã hội nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp mình, còn khách thể bị trị là các giai cấp

khác có nghĩa vụ tuân thủ những chủ trương, chính sách và biện pháp mà giai cấp thống trị đó đưa ra. Tuy nhiên, chủ thể trong trị nước không nhất thiết phải là toàn bộ giai cấp thống trị trong xã hội thời đại đó mà có khi chỉ là những cá nhân trong bộ máy nhà nước do giai cấp thống trị lập ra để duy trì sựổn định, phát triển xã hội và đảm bảo quyền lợi của bản thân mình và giai cấp mình. Khi đó, quan hệ giữa chủ thể và khách thể trong cai trị biểu hiện thành mối quan hệ giữa nhà nước với nhân dân. Đối với xã hội phong kiến trung ương tập quyền thì mối quan hệ này là mối quan hệ giữa triều đình (mà trực tiếp và cao nhất là nhà vua) với thần dân của quốc gia đó. Mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể trong cai trị không phải dừng lại ở sự cai trị của giai cấp, tầng lớp này đối với một giai cấp, tầng lớp dân cư khác, mà nó mang tính quốc gia, dân tộc, thể hiện sự áp đặt của triều đình, nhà nước đối với toàn bộ dân cư của quốc gia trong lãnh thổ mà triều đình hoặc nhà nước đó quản lý.

Tư tưởng trị nước luôn mang tính giai cấp, nó thể hiện ý chí và nguyện vọng của chủ thể cai trị trong việc thiết lập, duy trì sự ổn định xã hội và đảm bảo quyền thống trị, lợi ích của chủ thể cầm quyền. Trong những giai đoạn lịch sử nhất định, tư tưởng trị nước có thể chịu ảnh hưởng tư tưởng của một cá nhân mà đôi khi cá nhân đó lại không phải là người đứng đầu hoặc đóng vai trò quyết định trong triều đình, nhà nước giai đoạn lịch sửđó. Đó là sự biểu hiện của tính độc lập tương đối của ý thức xã hội so với tồn tại xã hội.

Tư tưởng trị nước khi được sử dụng trong thực tiễn nó biểu hiện thành đường lối cai trị của nhà nước hay triều đình mang tính thống nhất trong cả quốc gia ở giai đoạn lịch sử xác định, đồng thời đóng vai trò định hướng cho nhà nước đó trong việc xây dựng và phát triển đất nước nhằm đạt được mục đích mà chủ thể thống trị đã đặt ra. Khi nó trở thành đường lối cai trị trong một giai đoạn lịch sử của nhà nước hay triều đình, thì nội hàm khái niệm tư tưởng trị nước bao gồm những phương diện cơ bản sau đây:

Mt là, hệ thống các chủ trương chính sách của nhà nước hay triều đình đó đối với các giai cấp và tầng lớp nhân dân trên tất cả các lĩnh vực của xã hội như chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, v.v... Thông qua các chủ trương chính sách này nó phản ánh thái độ của nhà nước hay triều đình đối với các giai cấp và tầng lớp nhân dân. Chính vì vậy mà tính tiến bộ, tích cực hay hạn chế của các chủ

trương, chính sách đó đều phụ thuộc vào bản chất, vị trí và vai trò của giai cấp thống trịđối với tiến trình phát triển lịch sửở giai đoạn đó.

Hai là, các biện pháp và cách thức mà nhà nước hay triều đình sử dụng để thiết lập, duy trì ổn định xã hội và thúc đẩy xã hội phát triển ở giai đoạn đó. Thông qua các biện pháp và cách thức cai trị đó mà nhà nước hay triều đình có thể thực hiện an dân và đảm bảo được độc lập dân tộc hay không.

Ba là, cách thức xây dựng và quản lý bộ máy chính quyền để thực hiện nhiệm vụ cai trị. Phương diện này của cai trị nó chỉ ra rằng với bộ máy chính quyền như vậy nó có thể giúp cho giai cấp thống trị đó thực hiện được sứ mệnh lịch sử của mình ở giai đoạn lịch sửđó hay không.

Tóm lại, tư tưởng trị nước là hệ thống các chủ trương, chính sách và biện pháp, cách thức mà chủ thể thống trị đưa ra và sử dụng trong một giai đoạn lịch sử nhất định làm định hướng, điều chỉnh cho sự phát triển đất nước đảm bảo sự ổn định xã hội và quyền lợi của chủ thể thống trị.

2.1.2. Tư tưởng tr nước thi Lê Sơ là mt hình thái ý thc xã hi th

hin ch trương cai tr ca triu đình Lê Sơ

Khái niệm ý thức xã hội được C.Mác và Ph.Ăngghen nghiên cứu và đúc kết trong quá trình lý giải duy vật về lịch sử và được xác định trong mối liên hệ biện chứng với khái niệm tồn tại xã hội. Qua nghiên cứu lịch sử trước đó bằng việc phân tích khoa học, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đi đến kết luận cho rằng, ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội: "Ý thức (das Bewustsein) không bao giờ có thể là cái gì khác hơn là tồn tại được ý thức (das bewuste Sein), và tồn tại của con người là quá trình đời sống hiện thực của con người… Không phải ý thức qui định đời sống, mà đời sống qui định ý thức" [70, tr. 37-38].

Như vậy có thể nói, ý thc xã hi là mt h thng phc tp các cm xúc, quan đim, ý nim, lý thuyết mà ở đó tn ti xã hi được phn ánh. Ngoài chức năng phản ánh mang tính phái sinh, ý thức xã hội còn có tính độc lập tương đối so với tồn tại xã hội, nó có thể tác động ngược trở lại tới tồn tại xã hội. Chính chức năng thứ hai này đã làm cho bất kỳ thể chế chính trị nào trong lịch sử thể hiện sự tiến bộ hay lạc hậu hơn so với các thể chế trước đó về mọi mặt của đời sống xã hội. Trong trường hợp triều đại phong kiến Lê Sơ, hai chức năng này của ý thức xã hội đã góp

phần hình thành nên tư tưởng trị nước phù hợp với nhu cầu thời đại, đưa xã hội thời kỳ này phát triển vượt bậc về nhiều mặt so với các triều đại phong kiến trước đó, thậm chí có nhiều lĩnh vực mà về sau chếđộ phong kiến Việt Nam không thể sánh bằng.

Do đặc thù về tính chất và trình độ phát triển của xã hội phong kiến Lê Sơ, nên tư tưởng trị nước của thời kỳ này trước hết thể hiện ra là sự phản tư trong tư tưởng của những "nhân kiệt" từng giương cao ngọn cờ nghĩa để giải phóng đất nước khỏi sự đô hộ tham tàn của nhà Minh, tiến tới xây dựng một triều đại phong kiến trung ương tập quyền. Sự phản tư đó cũng góp phần tạo đà cho xã hội phát triển trong điều kiện hòa bình, ở đó có những hậu duệ anh minh và các nhà tư tưởng đương thời làm phong phú thêm cho ý thức hệ của triều đại.

Trước hết, ý thức của Lê Lợi cũng như những người cùng chí hướng với ông khẳng định một cách chắc chắn rằng, một dân tộc bị xâm lược, không có độc lập dân tộc thì dân không thể có tự do và ngay cả nòi giống của nó cũng không được bảo tồn. Kinh nghiệm dân tộc qua hơn nghìn năm Bắc thuộc đã chứng tỏđiều đó.

Th hai, giành được độc lập bởi một cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ, vấn đề xây dựng và bảo vệđất nước còn khó khăn và phức tạp hơn nhiều. Chính vì vậy, việc khôi phục đất nước sau chiến tranh về kinh tế, chính trị, văn hóa, v.v... đối với triều đại Lê Sơ là nhiệm vụ vô cùng cấp bách. Nếu không tạo ra những điều kiện vật chất trong đời sống xã hội và các quan hệ vật chất của xã hội, tức là những vấn đề căn bản của tồn tại xã hội, thì sự trường tồn của triều đại, sự ổn định đời sống xã hội chắc chắn không được đảm bảo.

Tuy nhiên, nếu chỉ kế thừa kinh nghiệm trị nước của các triều đại phong kiến Việt Nam trước đó cũng như lý luận về đường lối trị nước của phương Đông trong lịch sử cũng nhưđương thời là chưa đủ. Bởi lẽ "mỗi thời một việc", nhu cầu thời đại luôn đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách phải có tầm nhìn xa và phải vượt lên mọi khuôn khổ cứng nhắc, lỗi thời. Điều này đòi hỏi chức năng phản tư của ý thức xã hội, đặc biệt là vai trò của những "kiến trúc sư" hệ tư tưởng, không được áp dụng nguyên xi khuôn mẫu cai trị của triều đại trước mà phải cải biến cho phù hợp với thực tiễn. Do đó, ý thức xã hội có thêm một thuộc tính nữa, đó là tính độc lập tương đối nhờ đó mà ý thức xã hội có thể vượt trước so với những gì mà nó phản ánh tồn tại xã hội.

Sự kết hợp giữa đức trị và pháp trị trong đường lối cai trị được hình thành từ thời kỳ chế độ phong kiến Việt Nam có ý định xây dựng nhà nước phong kiến trung ương tập quyền. Song đến thời Lê Sơ, sự kết hợp đó được định hình cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Về mặt lý luận, có thể thấy rõ nhà Lê Sơ đã tiếp thu tư tưởng đức trị của Nho giáo và pháp trị của Pháp gia, còn về mặt thực tiễn thì từ thời Lý - Trần sự kết hợp cả hai tư tưởng ấy đã có, nhưng ý thức hệ thời đó khác với thời Lê Sơ. Sự tôn sùng Nho giáo, sử dụng nó làm bệđỡ hệ tư tưởng, đồng thời đẩy lùi Phật giáo và Đạo giáo ra khỏi lĩnh vực chính trường đã làm cho tư tưởng trị nước thời Lê Sơ không phải là sự chiết trung tư tưởng chính trị - xã hội của hai học phái Trung Hoa cổ đại, cũng không rập khuôn tư tưởng của thời Lý - Trần. Đó cũng là điểm mới trong hệ tư tưởng của triều đại Lê Sơ do yêu cầu thực tiễn chính trị qui định. Chính vì vậy, chúng tôi thấy việc làm rõ những điều kiện nảy sinh tư tưởng trị nước cùng với những tiền đề cơ bản mà từ đó nhà Lê Sơ kế thừa và phát triển để hình thành nên tư tưởng trị nước của mình là hết sức cần thiết.

2.2. ĐIU KIN KINH T - XÃ HI VÀ CHÍNH TR CHO S HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG TR NƯỚC CA THI LÊ SƠ

Một phần của tài liệu Tư tưởng trị nước thời Lê Sơ và ý nghĩa lịch sử của nó [full] (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)