TRONG TƯ TƯỞNG TRỊ NƯỚC CỦA THỜI LÊ SƠ
TRƯƠNG ĐỐI NGOẠI ĐỂ THIẾT LẬP SỰ ỔN ĐỊNH XÃ HỘI VÀ BẢO VỆ NỀN
ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA NHÀ NƯỚC LÊ SƠ
Chính sách đối đãi của nhà nước với các tầng lớp nhân dân chính là sự thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước với nhân dân trong trong quá trình cai trị ở giai đoạn đó. Thông qua chính sách đối đãi này, một mặt nó phản ánh quan điểm, thái độ của nhà nước về vai trò của các giai cấp, tầng lớp đối với sự tồn tại của vương triều và sự phát triển của xã hội, mặt khác nó đưa đến hệ quả về tính ổn định hay không ổn định của xã hội trong giai đoạn đó. Như trên chúng tôi đã đề cập, khi nghiên cứu vấn đề giai cấp từ góc độ triết học xã hội, điều cần làm rõ là nguồn gốc,
khái niệm giai cấp, các mối quan hệ trong từng giai cấp và giữa các giai cấp với nhau, v.v... Trong khuôn khổ của một luận án chuyên ngành lịch sử triết học, chúng tôi không trình bày các vấn đề về nguồn gốc, sự xuất hiện của giai cấp, mà chỉ chú trọng đến quan điểm của triết học Mác - Lênin về giai cấp và một số phương diện cơ bản của các quan hệ giai cấp để thực hiện mục đích của mình là làm rõ tư tưởng trị nước của nhà Lê Sơ.
Có thể nói, một định nghĩa đầy đủ nhất, đồng thời mang tính phổ quát nhất về giai cấp là định nghĩa của V.I. Lênin trong tác phẩm "Sáng kiến vĩ đại" như sau:
Người ta gọi là giai cấp, những tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về mối quan hệ của họ (thường thường thì những quan hệ này được pháp luật qui định và thừa nhận) đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họđược hưởng [62, tr. 17-18].
Định nghĩa này theo chúng tôi, có thể làm hệ qui chiếu cho việc nghiên cứu vấn đề giai tầng xã hội thời Lê Sơ. Tuy nhiên, sự phức tạp trong việc phân định giai cấp và tầng lớp trong xã hội phong kiến Việt Nam buộc chúng ta phải có cách tiếp cận thích hợp, không quá câu nệ vào nội hàm của các khái niệm về giai cấp và tầng lớp.
Vấn đề quan hệ giữa các tầng lớp trong xã hội, giữa giai cấp này với giai cấp khác, giữa nhà nước với dân là nội dung cốt lõi trong nghiên cứu vềđường lối cai trị của một nhà nước. Quan hệ giữa nhà nước với dân gồm hai chủ thể là nhà nước mà đứng đầu là nhà vua với các tầng lớp nhân dân, được phản ánh qua chủ trương, chính sách của triều đình đó với dân cũng như thái độ, niềm tin hay sự phản kháng của người dân đối với nhà nước. Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa nhà nước với dân của một giai đoạn trong quá khứ là một vấn đề khó bởi chủ thể nghiên cứu không thể quan sát hay tiếp xúc trực tiếp về mối quan hệ đó được mà chỉ nghiên cứu thông qua sử sách và các tài liệu để lại về giai đoạn đó. Tuy nhiên, hầu hết các tài liệu về lịch sử chỉ là những tài liệu phản ánh mang tính một chiều đó là sự mô tả những chủ trương chính sách áp đặt từ phía triều đình xuống dân mà ít có tài liệu nói về sự phản kháng của người dân trước một chủ trương hay chính sách đó. Việc
nghiên cứu chính sách nhà Lê Sơ đối với các tầng lớp nhân dân, trên thực tế đã được tác giả Lê Ngọc Tạo bước đầu đề cập đến trong công trình Các chính sách về
xã hội của nhà nước Lê Sơ (1428 - 1527) trên góc độ lịch sử như chúng tôi đã trình bày ở phần tổng quan. Trong phần này chúng tôi kế thừa những thành quả nghiên cứu của tác giả và tiếp tục nghiên cứu mối quan hệ giữa nhà nước Lê Sơ với dân trên những sắc dụ, chỉ thị và hệ thống pháp luật hay các chính sách mà nhà nước đó đưa ra, đồng thời nghiên cứu dựa trên mức độ ổn định của xã hội trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa để đánh giá về mối quan hệ đó làm cơ sở cho việc rút ra những bài học phục vụ cho công tác quản lý hiện nay.
Để làm rõ tư tưởng đối nội cũng như vai trò của nhà nước Lê Sơ trong việc thiết lập và duy trì, phát triển sựổn định xã hội, chúng tôi tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa nhà nước Lê Sơ với các tầng lớp nhân dân thông qua những chủ trương, chính sách đối xử, ưu đãi cũng như sự trừng phạt của nhà nước đối với các tầng lớp nhân dân theo cách chia truyền thống là chia dân cư thành các tầng lớp: quan lại, binh lính, nho sĩ, nông dân, thương nhân, thợ thủ công.
3.1.1. Chính sách đối đãi và thái độ của nhà nước Lê Sơ với tầng lớp
quan lại và binh lính
Quan lại và binh lính là hai bộ phận phục vụ trong bộ máy nhà nước. Mặc dù có sự khác biệt về chức năng, nhiệm vụ trong bộ máy nhà nước đó nhưng đây là hai đối tượng được nhà nước đặc biệt quan tâm. Về phía quan lại và binh lính, họ chính là lực lượng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của triều đại và đất nước. Trong mỗi triều đại, mối quan hệ giữa nhà nước với dân mà cao nhất là vua với quan lại và binh lính là mối quan hệ mật thiết không thể tách rời. Bởi vậy đây là tầng lớp được nhà nước quan tâm ưu đãi hàng đầu trong cả thời chiến lẫn thời bình. Trong thời Lê Sơ, sự quan tâm này cũng không nằm ngoại lệ, các chính sách của nhà nước đối với quan lại và binh lính từng bước được hoàn thiện với những quy chế chặt chẽ qua các văn bản luật, chiếu, chỉ, lệnh dụ mà chính sử và bộQuốc triều hình luậtđã ghi lại.
3.1.1.1. Chính sách đối đãi với quan lại
Quan lại thời Lê Sơ là những người tham gia bộ máy chính quyền (tham gia quản lý xã hội, phục vụ quá trình quản lý xã hội hoặc lãnh đạo binh lính) của giai
đoạn này bao gồm cả quan văn và quan võ ở cấp trung ương và địa phương. Xuất phát từ tồn tại xã hội và điều kiện ra đời của nhà nước khác với các triều đại Lý Trần, đối với tầng lớp quan lại này, triều đình Lê Sơ luôn giành cho họ họ sự quan tâm ưu đãi đặc biệt trên cả hai mặt vật chất lẫn tinh thần. Đồng thời nhà Lê Sơ cũng thể hiện sự trừng phạt nghiêm khắc đối với các vi phạm qui chế quan lại, đáp lại là những đóng góp quan trọng mang tính quyết định trong việc đấu tranh giành độc lập và bảo vệ vương triều này từ phía quan lại. Chúng ta sẽ tiến hành nghiên cứu cụ thể những ưu đãi của nhà nước Lê Sơ với quan lại trong giai đoạn này.
Cũng như các triều đại phong kiến khác của Việt Nam, chính sách ưu đãi về vật chất được nhà nước Lê Sơ áp dụng đối với tầng lớp quan lại dưới hình thức ban thưởng, cấp phát ruộng đất, lương bổng và tô thuế. Cụ thể, tháng Hai năm 1428, Lê Lợi đã tiến hành "định các mức khen thưởng cho các hỏa thủ quân nhân, quân thiết đột có công siêng năng khó nhọc ở Lũng Nhai", đến tháng 3 năm 1428 Lê Lợi lại tiến hành "đại hội các tướng và các quan văn võ để định công mà ban thưởng theo công cao thấp mà định thứ bậc" [67, tr. 292-293].
Sau khi lên ngôi đến tháng 5 năm 1429, Lê Thái Tổ ban biểu ngạch công thần và phong tước hầu cho những người có công lớn. Theo đó, việc phong chức tước kèm theo ban thưởng ruộng đất cho các công thần có công trong cuộc kháng chiến chống Minh ngay từ khi bắt đầu mới thành lập là việc làm đương nhiên. Không chỉ được hưởng bổng lộc khi sống, các công thần khi chết còn được cấp ruộng tế tự như trường hợp Lê Lăng (300 mẫu), Lê Niệm (200 mẫu), Thạch quốc công Đinh Đàm (được cấp 30 mẫu ruộng tế), Trương Như Lôi (được cấp 100 mẫu tự điền và 100 mẫu mộ điền) [xem: 102, tr. 68]. Dưới thời Lê Thánh Tông, năm 1477, ông ban hành chính sách ban phát lộc điền, lộc điền gồm hai loại: loại cấp vĩnh viễn gọi là ruộng đất thế nghiệp và loại ban phát cho quan lại tạm thời sau khi chết 3 năm phải trả lại. Ngoài ra chính sách quân điền còn quy định cấp ruộng đất cho mọi người theo đó quan lại tùy theo phẩm hàm mà được cấp số ruộng đất khác nhau (quan hàm tam phẩm được cấp 11 phần, tứ phẩm được 10 phần, ngũ phẩm 9,5 phần…) [xem 125].
Trong số các quan lại, những công thần có công trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là đối tượng được nhà nước Lê Sơđặc biệt quan tâm hơn cả. Ngoài ra các quan lại còn được hưởng tiền bổng hàng năm tùy theo phẩm cấp. Trong thời Lê Thánh
Tông, nhà nước căn cứ vào công lao, tài năng mà cấp bổng lộc, cùng một phẩm trật như nhau nhưng quan lại địa phương được hưởng lương cao hơn quan lại triều đình từ 2 đến 3 quan tiền. Các quan lại địa phương được cấp cao nhất tới 80 mẫu đất làm vườn ao, trong khi quan lại triều đình chỉ được cấp cao nhất là 5 mẫu [59, tr. 130]. Đó cũng chính là cơ sởđể nhà nước Lê Sơ ràng buộc quan lại địa phương vào triều đình, các quan lại địa phương có sự phục vụ triều đình tận tụy hơn.
Về mặt tinh thần nhà Lê Sơ cũng giành cho tầng lớp quan lại những ưu đãi đặc biệt, các vị vua giai đoạn này đã rất chú trọng ban thưởng, thăng chức cho những người có công phò vua, giúp nước mà một trong những chính sách đó là chế độ phong tước và tập ấm vốn đã có từ trước thời Lê Sơ. Điều đáng chú ý là các chức vụ quan trọng trong triều đình thường được phong tước phẩm, danh hiệu của các quý tộc tôn thất như tước vương, hầu, bá, tử, nam…, cách thức phân phong đó dường như bắt chước quan chế thời Tây Chu, theo đó các hậu duệ của quan lại có hàm quan cao cấp cũng được thừa hưởng quyền đặc ân, kể cả quyền lợi về miễn trừ thuế khóa và phu dịch. Năm 1434 Lê Thái Tông cho tuyển các đạo làm binh quy định:
Các quan từ lục phẩm trở lên có coi việc quân dân và các quan phụđạo, thủ lĩnh ở các phiên chấn mà có con đích, cháu đích thuộc cùng một hộ tịch hay khác hộ tịch đều được miễn thuế và sai dịch. Nếu là đắp đê quai vạc, làm đường và việc điều động khẩn cấp, thì không được miễn. Các con đích, cháu đích đều cho ghi tên vào học ở Quốc Tử Giám đểđợi tuyển dụng [67, tr. 310].
Tuy nhiên chỉđến thời Lê Thánh Tông những đặc ân của con cháu quan lại mới bị giới hạn bởi quy định sau đây:
Con cái các hoàng tử, thái tửđều được phong tước công cho tập trung ở kinh sư, cho ăn lộc vua ban, cho làm ruộng thế nghiệp chứ không cho ra cai trị ở các phủ lộ, nếu có tham dự triều chính thì cũng bàn bạc với các quan trong triều. Hoặc quy định rõ người họ vua, các tước công, hầu, bá cho ruộng tứ, bãi dâu tứ, đầm tứ bằng tiền, sau khi chết 3 năm con cháu chiếu sổ trả lại vua, không được ẩn giấu giếm như trước [11, tr. 576]. Cùng với những chế định mới, dưới triều Lê Thánh Tông, pháp luật cũng quy định những điều luật nhằm hạn chế những đặc quyền chính trị của quan lại với
con cháu họ nếu kém tài nhưng cầu cạnh xin quan chức sẽ bị xử tội biếm hoặc đồ. Đặc biệt đến năm 1476 Lê Thánh Tông ban hành Hồng Đức quân vụ trong đó quy định diện miễn tuyển binh dịch cho con cháu quan viên đã hạn chế nhiều đặc quyền của con cháu quan lại. Năm 1462 Lê Thánh Tông quy định cho những quan lại đến 65 tuổi mà muốn nghỉ hưu thì bộ Lại xét để tâu lên cho nghỉ hưu, quy định này hợp lý hơn so với thời Lý - Trần là 70 tuổi.
Xuất phát từ hệ tư tưởng Nho giáo có sự kết hợp với xu hướng pháp trị để quản lý đất nước, pháp luật được nhà Lê Sơ đề cao. Nhà nước bảo vệ quyền lợi chính trị cho quan lại thông qua những điều luật cụ thể. Chẳng vậy mà khi nghiên cứu về
Quốc triều hình luật của nhà Lê, có nhà nghiên cứu đã nói rằng bộ luật này dùng để bảo vệ vương quyền và quyền lợi của quan lại, chỉ tính riêng chương Danh Lệ của
Quốc triều hình luật có đến 12 điều thể hiện quan lại được quan tâm ưu đãi khi phạm tội, nhưđược dùng tiền chuộc, được chiếu cố về công trạng phẩm hàm (Điều 12, 14..). Theo chúng tôi, đây là một hạn chế bởi nó làm giảm tính nghiêm minh của pháp luật và tạo ra sự bất bình đẳng của người dân trước pháp luật. Không những thế mà ngay cả khi con cháu quan lại phạm tội nhờ vào lệấm của ông cha mà được nghị giảm.
Nhà Lê Sơ cũng đặc biệt chú ý đến các quan lại cai quản ở những vùng biên giới xa xôi, những vùng khó khăn. Nhà nước thường có những sắc chỉđể dụ những quan lại làm tròn nhiệm vụ, những quan lại cai quản tốt không sách nhiễu dân và thu tô thuế đủđược nhà nước khen thưởng và đủ 6 năm thì cho chuyển đến những nơi tốt hơn.
Qua đây cho thấy triều đình Lê Sơđã giành cho tầng lớp quan lại sựưu đãi, quan tâm đặc biệt cả về vật chất lẫn tinh thần. Xét đến cùng thì sựưu đãi này cũng nhằm mục đích bảo vệ vương quyền và thế quyền của triều đình, nhờ những chính sách ưu đãi đó nhà Lê Sơ đã tạo nên được một đội ngũ quan lại phục vụ tận tụy gắn bó tính mạng của mình với vương triều. Tuy nhiên, với quan lại bên cạnh những ưu đãi đó họ cũng chịu sự quản lý chặt chẽ từ triều đình. Nhà nước Lê Sơ cũng đặc biệt chú trọng đến việc chấn chỉnh quan lại nhằm hạn chế sự tha hóa, nhũng nhiễu dân và sự trừng phạt khi quan lại vi phạm, điều này chúng tôi sẽ phân tích rõ hơn ở phần sau.
3.1.1.2. Chính sách đối đãi của nhà nước với binh lính
Sau khi khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, triều đình Lê Sơ đi vào giai đoạn thái bình thịnh trị. Tuy nhiên, ngoài những biến động lớn bởi sức ép từ việc bảo vệ
thành quả của cuộc kháng chiến và xây dựng đất nước, nhà Lê Sơ còn tiến hành chiến tranh mở rộng bờ cõi về phía Tây và phía Nam cũng như việc phòng chống nguy cơ cát cứ luôn tiềm ẩn. Vì vậy, vấn đề xây dựng lực lượng quân đội và quan tâm đến binh lính vẫn được nhà Lê đặc biệt chú trọng.
Do tồn tại xã hội sau chiến tranh, nhu cầu thực tế về nguồn lực lao động để phát triển kinh tế cũng như nguyện vọng của các binh sĩ, những người vốn xuất thân từ nông dân, thêm nữa nguồn ngân sách dành cho quân đội cũng dần bị eo hẹp, cho nên nhà Lê Sơ đã có những chính sách cụ thể phù hợp với thực tếđáp ứng được nhu cầu lúc đó. Cụ thể, nhà Lê Sơ đã tiến hành chia quân cho về làm ruộng chỉ để lại một lượng nhất định để phục vụ triều đình và bảo vệ đất nước. Chính sách chia quân về làm ruộng được thực hiện nhất quán trong suốt triều đại phong kiến này, cũng nhờ đó mà nhà Lê Sơ đã phát triển được nền kinh tế nông nghiệp vốn thiếu trầm trọng lao động sau chiến tranh.
Chính sách chia quân về làm ruộng là một chính sách "ngụ binh ư nông" vốn có từ thời Trần được nhà Lê Sơ vận dụng một cách hợp lý trong điều kiện thời bình. Ngay từ khi chiến tranh chưa kết thúc, Lê Lợi đã chủ trương khi nào hòa bình