Hệ thống giáo dục đào tạo trong thời Lê Sơ

Một phần của tài liệu Tư tưởng trị nước thời Lê Sơ và ý nghĩa lịch sử của nó [full] (Trang 102 - 109)

TRONG TƯ TƯỞNG TRỊ NƯỚC CỦA THỜI LÊ SƠ

3.3.1. Hệ thống giáo dục đào tạo trong thời Lê Sơ

Nhà nước Lê Sơ sau khi thành lập đã tiếp tục kế thừa, phát triển các hình thức đào tạo và tuyển dụng của thời Lý - Trần, coi giáo dục khoa cử là cách tốt nhất để đào tạo và tuyển dụng quan chức. Chính vì vậy dưới thời Lê Sơ trường học đã được lập ra một cách rộng rãi và phát triển một cách mạnh mẽ từ trung ương đến địa phương.

Ở Việt Nam hệ thống trường học được xây dựng khá sớm do mục đích giáo hóa dân chúng cũng như tuyển dụng nhân tài cho bộ máy nhà nước. Tuy nhiên, đến thời Lê Sơ, hệ thống trường học được mở rộng xuống các lộ, châu, phủ với hai hình thức là trường học công và trường học tư. Trường học công gồm có Quốc Tử Giám ở trung ương do nhà nước thành lập và trường học ở các địa phương (với tên gọi là Lộ, Hiệu), còn trường học tư là những cơ sở ngoài nhà nước như chùa chiền, các lớp học do quan lại hoặc các thầy đồ lập ra.

Theo Lê Quí Đôn trong sách Kiến văn tiu lc: "Năm mậu thân niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất (1428) hạ chiếu cho trong nước dựng nhà học dạy dỗ nhân tài, trong kinh có Quốc tử giám, bên ngoài có nhà học các phủ" [3, tr. 682]. Sách

Khâm định Vit s thông giám cương mc cũng khẳng định:

Nhà nước khi mới lập quốc, để ý ngay đến việc gây dựng nhân tài; trong kinh thì lập Quốc tử giám lựa chọn con cháu nhà các quan và những người tuấn tú trong nhân dân sung làm giám sinh. Ngoài các lộ thì lập trường học ở từng lộ lựa các con em nhà lương thiện trong dân gian sung làm lộ hiệu sinh, cử những nhà nho đáng làm thày đứng ra dạy dỗ [90, tr. 4]. Ở thời kỳđầu của nhà nước Lê Sơ, do bộ Lễ chưa được thành lập cho nên Quốc Tử Giám là cơ quan giáo dục cao nhất của nhà nước. Các lộ, hiệu trong nước đều phỏng theo nội dung và cách thức giảng dạy và học tập của Quốc Tử Giám với ba phần cơ bản: giảng sách, làm văn và bình văn. Khi bộ Lễđược thành lập thì bộ này đảm nhiệm công việc giáo dục và khoa cử.

Trong lịch sử, trường tư ra đời trước trường công (tức trước khi Quốc tử giám được lập năm 1076). Đến thời Lê Sơ trường tư đã khá phổ biến do nhu cầu học hành cũng như việc mở trường tư không bị quy định ràng buộc vào những điều khoản của nhà nước, bất cứ nhà nho nào cũng có thể mở trường học. Những trường

học kiểu này được gọi là các trường làng với hai hình thức chủ yếu liên quan đến các thầy giảng: mt là, những người đỗ đạt đứng ra mở lớp để đào tạo nhân tài; hai , không đỗ đạt trong các kỳ thi đứng ra mở lớp để kiếm sống, cũng có một số người đỗ đạt cao nhưng chán chốn quan trường họ trở về mở lớp ở quê hương hoặc một nơi nào đó với những chí hướng và mục đích khác nhau.

Trên thực tế, chương trình học và cách thức học tập của trường công và trường tư về cơ bản giống nhau, người học khi đi thi cũng có quyền lợi như nhau, đều hướng tới mục đích cao nhất là thi cử để tham gia vào chốn quan trường, với người học là học để làm quan, còn mục đích của người dạy là tạo ra tầng lớp quan liêu để cai trị và quản lý xã hội. Điểm khác nhau ở chỗ các thầy giảng ở trường công hưởng chế độ lương bổng từ nhà nước, còn ở trường tư các thầy giảng thu nhập từ sựđóng góp của học sinh.

Phương pháp học dưới thời phong kiến nói chung và thời Lê Sơ nói riêng chủ yếu là học thuộc lòng với một khối lượng sách đồ sộ, càng lớn người học càng phải học nhiều kinh điển của Nho giáo như T thư, Ngũ kinh… Ngoài sách Nho giáo ra học trò đi thi còn phải học sử bao gồm Bắc sử và Nam sử cũng như xử lý các tình huống hay tìm cách trị nước của riêng mình.

Chương trình thi được tổ chức chặt chẽ do nhà nước quản lý và quy định. Hoạt động tổ chức thi này nhà nước giao cho bộ Lễ đảm nhiệm, khâu quan trọng nhất trong chương trình thi là đề thi, thường thì do các Đại khoa ra đề nhưng đôi khi chính bản thân các nhà vua trực tiếp ra đề. Nội dung và môn thi gồm có: Kinh nghĩa; văn sách, thi, phú, chiếu, chế, biểu cũng có khi còn có những môn khác như ám tả, tập viết, luật pháp, thuật toán…

Về tổ chức thi: dưới thời phong kiến Việt Nam, thi cử là khâu cuối của đào tạo và là khâu đầu tiên của việc tuyển chọn quan chức cho bộ máy nhà nước. Thời Lê Sơ gồm khá nhiều kỳ thi cử như thi tiến sĩ, thi Minh kinh, thi Đông các, Hoành từ, thi Lại viên… Để trở thành một viên quan chức người học phải trải qua khá nhiều kỳ thi bao gồm một kỳ thi khảo hạch và hai cấp thi chính thức ở cấp lộ là thi Hương và ở cấp trung ương là thi Hội và thi Đình.

Tóm lại, hoạt động đào tạo và thi cử là hoạt động mang tính thường xuyên trong suốt 100 năm cai trị của nhà Lê Sơ, chỉ tính riêng các kỳ thi tiến sĩ nhà Lê Sơ

đã tổ chức được 26 khoa tuyển chọn được hàng nghìn tiến sĩ cung cấp cho bộ máy nhà nước tạo ra một bộ máy quan liêu mạnh dưới thời kỳ này. Tuy nhiên, với lối học tầm chương trích cú, tỷ lệ giữa thí sinh và lấy đỗ với sự chênh lệch quá cao, làm cho những người nuôi hoài bão "thoát nghèo", "làm to cho cả họ được nhờ" bị thất vọng, có người vì học mà dẫn đến nghèo túng suốt đời. Đối với những người đỗ đạt với những kiến thức Nho học mang nặng tính giáo điều đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực sáng tạo và sự nhạy bén trong công việc của bộ máy nhà nước.

3.3.2. Vn đề tuyn dng quan chc để xây dng b máy chính quyn

ca thi Lê Sơ

Do tồn tại chính trị của triều đại (vấn đề xây dựng nhà nước phong kiến trung ương tập quyền cao độ và hoạt động của hệ thống bộ máy quan liêu) khác với các triều đại trước đó đã kéo theo việc tuyển dụng quan chức cho bộ máy nhà nước đó cũng có phần khác với các triều đại trước. Ngay từ khi thiết lập vương triều, Lê Thái Tổđã ý thức được vai trò của nhân tài xuất thân từ Nho gia và việc tuyển dụng quan chức trải qua một quá trình từ nguồn nhân lực có học vấn vốn có từ trước lên mức cao hơn do quá trình đào tạo và thi tuyển của triều đình. Bởi lẽ, "con đường đi tìm người tài giỏi, trước hết qua khoa mục, phàm muốn thu hút người tài năng, tuấn kiệt vào trong phạm vi của mình thì người làm vua một nước không thể nào không có khoa cử" [114, tr. 149]. Việc tuyển dụng do bộ Lại đảm nhiệm, cụ thể "là cân nhắc nhân tài, tuyển bổ khảo hạch, thăng giáng chức ty, phải xét lời nói việc làm, xem khí độ kiến thức có thể làm kinh quan thì cho làm kinh quan, có thể làm thú lệnh thì bổ làm thú lệnh không nên vì tư tình mà lấy (hay) bỏ" [11, tr. 483]. Tuy nhiên, bộ Lại dưới thời Lê Sơ phải đến 1427 mới được thành lập, trước đó việc sắp đặt quan chức do chính Lê Lợi chủđộng lựa chọn để quản lý những vùng đất giành được từ tay giặc. Xem xét về cách thức xây dựng chính quyền thời Lê Sơ chúng tôi nhận thấy:

Th nht, về đối tượng được tuyển dụng vào bộ máy quan chức thời Lê Sơ gồm: mt là, những người chưa từng được làm quan nhưng thuộc tầng lớp sĩ tử thi đậu qua các kỳ thi, và thông qua tiến cử, bảo cử; hai là, những người đã hoặc đang làm quan dưới triều Lê Sơ nhưng cần thăng giáng, thuyên chuyển hoặc nằm trong diện cần đào tạo lại. Đến thời Lê Thánh Tông, việc tuyển dụng lại hoặc đào tạo lại

những người đã được tuyển dụng được tiến hành thường xuyên. Việc tuyển dụng, thuyên chuyển hay thăng giáng quan lại có sẵn này gọi là phép chọn bổ.

Th hai, về tiêu chuẩn tuyển chọn quan chức thời Lê Sơ. Trong quá trình tuyển bổ và chọn bổ của thời Lê Sơ ở từng giai đoạn nhất định đòi hỏi người được tuyển dụng phải có những tiêu chuẩn nhất định. Ở thời kỳ đầu khi nhà nước mới được thành lập những khó khăn về mọi mặt, trong một khoảng thời gian dài sau chiến tranh cũng như sự vất vả khó nhọc và hy sinh của tướng sĩ theo Lê Lợi khởi nghĩa thì tiêu chuẩn hàng đầu trong tuyển dụng sắp đặt quan chức là "thân huân" tức là những người có công, những người đồng kham cộng khổ sát cánh, "nếm mật, nằm gai" cùng Lê Lợi trong cuộc kháng chiến chống Minh.

Nhận xét về cách thức tổ chức bộ máy nhà nước cả Lê Quý Đôn và Phan Huy Chú đều cho rằng, thời Lê Sơ phỏng theo chếđộ thời Trần, nhưng theo chúng tôi nhận xét này chỉ đúng về mặt hình thức tổ chức bộ máy nhà nước và mô hình xây dựng triều đình của nhà Lê Sơ. Cái khác biệt cơ bản giữa thời Lê Sơ và thời Trần là nguồn quan chức được sắp xếp, điều này mới quyết định sự khác biệt về chất trong bộ máy của nhà nước. Bởi lẽ, thời Trần tổ chức bộ máy nhà nước theo mô hình quân chủ quý tộc lấy nguyên tắc "thân thân" làm trọng theo tinh thần sử dụng hoàng thân quốc thích để cùng cai trị, nhưng đến thời Lê Sơ, bộ máy quan chức giai đoạn đầu đó lại là những công thần giữ ở vị trí chủ chốt, nó được xây dựng trên tinh thần "trọng thị, công thần".

Ở giai đoạn đầu của thời Lê Sơ bộ máy quan chức được xây dựng trên nguyên tắc "thân huân" là chủ yếu. Tuy nhiên, sự phát triển của xã hội cùng với sự khác biệt giữa quản lý xã hội với trận mạc trong chiến tranh nguyên tắc tuyển chọn quan lại theo tiêu chuẩn "thân huân" không đáp ứng được yêu cầu của xã hội, đặc biệt là ở những vị trí quan lại cụ thể phải xử lý những công việc liên quan đến kỹ thuật văn thư thì các công thần đó lại không đáp ứng được. Tác giả của Đại Vit s ký toàn thư đã chua chát ghi lại rằng: "Tể thần như Lê Sủng, Lê Sát thì ngu si, không phân biệt được sáu loại súc vật, trưởng binh như Lê Điên, Lê Luyện thì mù tịt chẳng sao hiểu được bốn mùa một năm,... Văn giai nhưĐào Công Soạn tuổi gần 80, tể thần như Lê Ê không biết một chữ" [67, tr. 384-385]. Xuất phát từ thực tế đó mà tiêu chí lựa chọn

quan trường cũng phải thay đổi, nghĩa là từ "trọng thị công thần" sang sử dụng những người hiền tài. Chiếu chỉ năm 1429 của Lê Lợi ghi rõ: "Hạ lệnh cho các đại thần văn võ, công hầu đại phu từ tam phẩm trở lên phải tiến hiền tài <...> (bởi) trẫm nghĩ, muốn thịnh trị phải được người hiền tài, muốn được người hiền tài phải do tiến cử. Cho nên người đứng đầu thiên hạ phải lo việc ấy trước tiên" [6, tr. 302] và tiêu chuẩn quan trường là người hiền tài ra giúp nước bắt đầu từ đó thay cho tiêu chí thân huân buổi ban đầu.

Dưới thời Lê Sơ, người hiền tài được hiểu là người có nhân cách, phẩm chất đạo đức tốt, họ tiến thân và tham gia chốn quan trường không bằng con đường "công lao hãn mã" mà thông qua thi cử và tiến cử. Họ trải qua thi cử bằng sự am hiểu kinh sách Nho giáo, do đó quan niệm về hiền tài cũng được định hình theo tiêu chuẩn, lý tưởng của Nho giáo. Trong bài ký đề tên tiến sĩ khoa Quý Mùi (1463) do Đào Cử soạn khẳng định: "Phép trị nước phải lấy việc cử người tài, dùng người hiền làm gốc vậy" [5, tr. 81]. Cho nên hiền tài có lúc được hiểu là một phần tinh túy quan trọng cho sự tồn tại của đất nước như lời khẳng định của Thân Nhân Trung trong văn bia được soạn năm Hồng Đức thứ 15 (1484): "Hiền tài là nguyên khí của đất nước, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà vươn cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà xuống thấp" [5, tr. 81].

Tuy nhiên, trong trường hợp khác, hiền tài theo cách hiểu của Đào Cử trong bài ký đề tên tiến sĩ khoa Quý Mùi (1463) khẳng định:

Hiền chính là phẩm chất đạo đức cần thiết của người làm quan: tận trung với nước, đểơn cho dân, đạo ngay nghĩa thẳng, giữđức lập công. Còn tài nghĩa là năng lực làm tròn trách nhiệm được giao của người làm quan và kết quả công việc đó đối với vua và đối với dân. Nghĩa là: người làm ở chức thị tụng thì nghĩ sao hiến dâng mưu hay, người nắm việc kỷ cương thì nghĩ sao khiến chính sự trong sạch, người cai trị địa phương thì lo sao cho rạng tỏ đức bề trên mà thấu đạt tình kẻ dưới, người giữ quyền chăn (dân) thì nghĩ sao cho đời dân no đủ gốc nước vững bền [xem: 83, tr. 71]. Như vậy, tiêu chuẩn hiền tài của người làm quan dưới thời Lê Sơ gồm những phẩm chất cơ bản: có trình độ học vấn, có đạo đức tư cách, có năng lực làm

việc. Đó là tiêu chuẩn của quan chức ở giai đoạn sau tiêu chuẩn "thân huân" trong thời Lê Sơ.

Th ba, về cách thức tuyển dụng quan chức trong thời Lê Sơ theo các đối tượng xuất thân từ nhiều tầng lớp từ quý tộc cho đến nông dân. Họ tham gia quan trường cũng bằng nhiều cách thức khác nhau, dù là quan văn hay quan võ thì họđều là thần dân của vua Lê, hưởng lương bổng từ nhà Lê. Họ tham gia quan trường có thể bằng con đường binh nghiệp kinh qua chiến tranh trận mạc, bằng con đường bảo cử, tiến cử hoặc khoa cử, nhưng xét đến cùng, trong tuyển dụng quan chức thời Lê Sơ có bốn cách chính:

Mt là, tuyển dụng quan chức thông qua con đường binh nghiệp dựa vào "công lao hãn mã". Cách thức này được nhà nước Lê Sơ sử dụng chủ yếu trong giai đoạn đầu khi nhà nước mới thành lập, các thành viên trong bộ máy quan chức của thời Lê Sơ dựa trên công lao của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn mà được định danh khen thưởng và bổ dụng quan chức tương ứng với công trạng theo các nguyên tắc tất yếu là "thân huân’ và "trọng thị công thần".

Hai là, tuyển dụng quan lại thông qua con đường "nhiệm tử". Nhiệm tử là cách gọi trong việc tuyển dụng quan chức dựa vào ân trạch của cha ông để được bổ nhiệm vào một chức vụ nào đó. Nhận xét về cách thức tuyển dụng này tác giả Phan Huy Chú đã thể hiện quan điểm phê phán: "Còn như phép nhiệm tử thì thực chẳng ra làm sao. Chỉ lấy tư cách con quan mà được hơn tư cách người thường. Những công tử sang trọng, chơi bời thường không có thực tài mà được lạm quyền thì phép chọn tài bổ quan không khỏi bị hỏng vì thiên tư. Đó là cách tuyển bổ không được tốt vậy" [11, tr. 574].

Ba là, tuyển dụng quan chức bằng "bảo cử, tiến cử". Bảo cử hay tiến cử là hình thức tuyển dụng quan chức bổ sung cho các phương thức tuyển dụng công thần và thi cử. Theo đó các quan chức đương chức có quyền và trách nhiệm nghĩa vụ giới thiệu những người mình biết có đủ phẩm chất và năng lực nhưng không nhất thiết phải là công thần hoặc đã đỗ đạt qua thi cử để bổ sung vào những chức quan còn khuyết thiếu. Tiến cử là lấy người tài đức hơn hẳn mà không căn cứ thân phận đã từng làm quan hay chưa; còn bảo cử là lấy người danh vọng rõ rệt nhưng phải

căn cứ vào tư cách. Thực chất của tiến cử và bảo cử là đánh giá người bằng tín chấp. Cách thức bảo cử hay tiến cử là một quy trình bao gồm nhiều khâu và người giới thiệu phải đảm bảo về tài đức, tư cách của người được mình giới thiệu. Nhận

Một phần của tài liệu Tư tưởng trị nước thời Lê Sơ và ý nghĩa lịch sử của nó [full] (Trang 102 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)