Điều kiện kinh tế thời Lê Sơ

Một phần của tài liệu Tư tưởng trị nước thời Lê Sơ và ý nghĩa lịch sử của nó [full] (Trang 39 - 48)

CHO SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG TRỊ NƯỚC CỦA THỜI LÊ SƠ

2.2.1. Điều kiện kinh tế thời Lê Sơ

Tư tưởng trị nước của thời Lê Sơ với tư cách là một hình thái ý thức xã hội nó nảy sinh từ tồn tại xã hội mà yếu tố trước hết và cơ bản nhất của tồn tại xã hội thời Lê Sơ là lĩnh vực sản xuất vật chất hay phương thức sản xuất vật chất của thời kỳ này. Trải qua một thời gian 20 năm chịu sựđô hộ của nhà Minh, nền kinh tếđất nước vốn đã khó khăn do sự bóc lột dã man như Nguyễn Trãi (1380-1442) đã vạch tội kẻ thù trong Bình Ngô đại cáo, lại càng khó khăn hơn do toàn dân ta phải dốc hết sức lực của mình cho cuộc kháng chiến vĩđại dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi và Bộ chỉ huy Lam Sơn. Sau chiến tranh, cùng với việc xây dựng vương triều, vấn đề cấp bách mà triều Lê Sơ phải chú trọng hàng đầu là khôi phục và phát triển kinh tế. Chính vì vậy, lĩnh vực hoạt động của con người về thực tiễn vật chất mà ởđó các mối quan hệ xã hội được hình thành trong quá trình tác động qua lại của họ, có thể nói là lĩnh vực xuất hiện đầu tiên trong lịch sử loài người, thậm chí nó còn là "thủy tổ" của các lĩnh vực hoạt động khác của đời sống đất nước như xã hội, chính trị, tinh thần, v.v... Với tư cách là hạ tầng cơ sở, lĩnh vực kinh tế liên kết các tiểu hệ thống còn lại của chỉnh thể xã hội.

Tuy nhiên, lĩnh vực sản xuất vật chất chưa phải là toàn bộ nền sản xuất của xã hội, bởi lẽ ngoài việc sản xuất ra của cải vật chất, con người còn có lĩnh vực khác là lĩnh vực sản xuất tinh thần; sản xuất và tái sản xuất lực lượng lao động trực tiếp (con người); sản xuất và tái sản xuất các quan hệ xã hội, v.v... Do đó, nói đến lĩnh vực sản xuất vật chất của xã hội Lê Sơ, chúng tôi chỉ chú trọng phân tích một trong hai khía cạnh căn bản của nó là phương diện kỹ thuật và phương diện kinh tế của nền sản xuất đương thời. Từ hai khía cạnh này, chúng tôi lại chọn lấy phương diện thứ hai để nghiên cứu tồn tại kinh tế của giai đoạn Lê Sơ. Sở dĩ có sự giới hạn cụ thể này là vì chúng tôi chưa đủ căn cứ để nghiên cứu khía cạnh thứ nhất, có chăng thì đó là nền sản xuất với kỹ thuật giản đơn, phụ thuộc vào kinh nghiệm sản xuất và lệ thuộc vào thiên nhiên. Mặt khác, khía cạnh thứ hai cho phép chúng ta tập trung nghiên cứu lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất phong kiến có liên quan trực tiếp đến tư tưởng trị nước của thời Lê Sơ.

Vềđại thể có thể nói rằng, lực lượng sản xuất là hệ thống các yếu tố chủ thể (con người) và vật chất (kỹ thuật, công cụ lao động và đối tượng của quá trình lao động) mang tính thiết yếu cho quá trình sản xuất vật chất xã hội. Con người là chủ thể của nền sản xuất, đồng thời là yếu tố quyết định của lực lượng sản xuất. Tình trạng thiếu hụt lực lượng lao động trực tiếp tham gia sản xuất do hậu quả của cuộc chiến tranh, ở đó quân dân Đại Việt đã bị giết hại đến hàng triệu người. Mặc dù chưa tìm thấy tài liệu nào trực tiếp nói về chính sách giết sạch, đốt sạch và cướp sạch trong thời kỳ quân Minh đô hộ ở nước ta, song căn cứ vào sắc chỉ ngày 17 tháng Tám năm 1406 và sắc chỉ ngày 26 tháng 6 năm 1407 của Minh Thành Tổ truyền cho bọn Chu Năng và Trương Phụ (về việc lấy lương thực của dân Đại Việt để nuôi quân), có thể nói, quân Minh trên thực tếđã thực thi chính sách giết sạch, đốt sạch và cướp sạch đối với nhân dân Đại Việt [xem: 113]. Ngoài ra còn một nguyên nhân khác vốn có từ thời Lý - Trần là lực lượng lao động chủ yếu ở độ tuổi dưới 50 là số lượng không nhỏ các sư tăng đã lợi dụng chùa chiền làm nơi ẩn náu, trốn tránh nghĩa vụ lao động.

Đứng trước những khó khăn đó nhà Lê Sơ đã làm gì để khắc phục? Ngoài những việc tiến hành hàng loạt các biện pháp như hạn chế số lượng tăng ni những người tu hành, chia quân về làm ruộng, khuyến khích sinh đẻ để tăng dân số,

nghiêm cấm việc hoạn thiến trong dân, nhà Lê Sơ còn đề cao vai trò và vị trí người phụ nữ coi họ như một lực lượng lao động chính ởđịa phương.

Nhà Lê Sơ còn chủ trương xóa bỏ chếđộ điền trang thái ấp, thay vào đó là chủ trương phát triển chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất, đưa nền kinh tế nông nghiệp phát triển chủ yếu theo khuynh hướng kinh tế địa chủ. Giai cấp địa chủ vào thế kỷ XV đã giành được địa vị thống trị trong xã hội dựa trên cơ sở pháp lý do nhà nước ban hành, đặc biệt đến thời Lê Thánh Tông vấn đề sở hữu đã được luật hóa trong chương Đin sn của Quốc triều hình luật (còn được gọi là Bộ luật Hồng Đức).

Đến thời Lê Thánh Tông, nhà nước đã quy định rõ rằng:

Người có ruộng đất tự tiện lập làm trạng trại, chứa chấp dân đinh trốn tránh, quan nhất phẩm, nhị phẩm thì phạt tiền 300 quan, người coi trang thì bị xửđồ, quan tam phẩm trở xuống thì xử gia một bậc. Đều phải bồi hoàn thuế dịch gấp hai phần. Xã quan không báo lên thì xử biếm, huyện quan không xét biết nêu ra thì xử phạt tùy trường hợp nặng nhẹ [11, tr. 120]. Mặc dù thời Lê Sơ đã xuất hiện nhiều loại hình kinh tế, song kinh tế nông nghiệp được chú trọng quan tâm hơn hẳn các loại hình kinh tế khác. Kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn Lê Sơ có sự phát triển mạnh mẽ của chế độ sở hữu tư nhân và sự xuất hiện của giai cấp địa chủ quan lại và phi quan lại làm chỗ dựa cho nhà nước. Kinh tế thời Lê Sơ là một nền kinh tế nông nghiệp, ở đó quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất về thực chất là sở hữu ruộng đất.

Ở cuối thời Trần, tình trạng mua bán ruộng đất đã trở nên phổ biến không chỉ trong nhân dân mà nhà nước cũng bán ruộng đất cho nhân dân, nó đã làm nảy sinh một tầng lớp địa chủ mới như một lực lượng đối lập với tầng lớp nông dân và nhân dân lao động. Thêm vào đó tình trạng phân phát ruộng đất của triều đình cho các vương hầu, quý tộc và người có công của nhà Trần đã làm cho chếđộđiền trang thái ấp phát triển mạnh thu hút vào đó nhiều lao động bao gồm nông dân, thợ thủ công, nô tỳ. Về mặt quyền lợi, đứng đầu bậc thang đẳng cấp trong xã hội thời Trần là tầng lớp vương hầu quý tộc với nhiều đặc quyền đặc lợi và đáy cùng của xã hội là nông nô, nô tỳ có nguồn gốc khác nhau xuất hiện phổ biến trong chế độ điền trang thái ấp của quý tộc. Nhưng sang thời Lê Sơ, với chính sách hạn chế sự phát triển của điền trang thái ấp làm cho quyền lợi của vương hầu quý tộc này bị hạn chế, một số điền trang

thái ấp của chếđộ cũ vẫn còn tồn tại nhưng đã bị nhà nước kiểm soát chặt chẽ hơn. Cùng với chếđộđiền trang, chếđộ nô tỳ cũng bị thủ tiêu, còn chăng chỉ là những tù binh bắt được trong các cuộc chiến tranh được sử dụng chủ yếu trong công việc khẩn hoang, lập đồn điền dưới sự quản lý của nhà nước thông qua các quan lại và nô bộc phục vụ cho các thế gia phú hào tồn tại dai dẳng như một tàn dư của chếđộ cũ.

Sau khi đất nước được giải phóng, triều đình Lê Sơđã:

Cho 25 vạn quân về làm ruộng, chiếm lại ruộng đất cũ của mình và khôi phục sản xuất, mặt khác kêu gọi nhân dân phiêu tán trở về quê cũ, cùng nhau xây dựng lại xóm làng, đồn điền, nghề nghiệp. Để đảm bảo an toàn cho sản xuất, Thái Tổ hạ lệnh cho các làng làm sổ ruộng đất và trên cơ sởđó, nhà nước chủđộng phân phối [96, tr. 324-325].

Thời kỳ này ruộng đất được phân làm ba bộ phận chính:

- Ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước (loại do nhà nước trực tiếp quản lý còn gọi là quốc khố hay ruộng công; loại cấp cho các công thần hay quan lại; loại đồn điền do nhà nước tổ chức khai hoang);

- Ruộng đất công làng xã;

- Ruộng đất tư hữu (ruộng của nông dân tư hữu; ruộng của địa chủ và một sốt ít điền trang).

Như vậy, hình thức sở hữu ruộng đất đã phản ánh khá rõ nét quan hệ sản xuất dưới thời Lê Sơ, bởi lẽ đó là hình thức sở hữu chủ yếu mà trên nền tảng đó phần lớn tổng sản phẩm xã hội được làm ra.

Chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp thời Lê Sơ trước hết là nhằm khôi phục đất nước sau chiến tranh. Nhờ có chủ trương như vậy mà đời sống nhân dân được đảm bảo, tình hình chính trị - xã hội thời Lê Sơ khá ổn định, mâu thuẫn giữa địa chủ và nông dân ở mức độ nhất định được điều hòa. Không phải ngẫu nhiên mà nhân dân đã hết lời ca ngợi triều đại này qua câu đồng dao:

Đời vua Thái T, Thái Tông Thóc lúa đầy đồng gà chng thèm ăn.

2.2.2. Cơ cu xã hi và cơ cu giai tng xã hi thi Lê Sơ

Chúng ta đều biết rằng, xã hội loài người không phải là tổng số cơ học các cá thể, mà là tổng hòa các quan hệ xã hội tạo thành hệ thống xã hội với phương thức

sản xuất vật chất của nó được xem là bộ phận cấu thành nền tảng của xã hội. Trong phạm vi của hệ thống đó các cộng đồng và các nhóm xã hội lớn nhỏ như họ hàng, bộ lạc, giai cấp, dân tộc, gia đình, tập thể được hình thành và hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau của nền sản xuất xã hội.

Cơ cấu xã hội trong triết học xã hội được xem là tổng thể những bộ phận, những thành tố cấu thành xã hội, chúng luôn tác động qua lại với nhau như chủng tộc, dân số, dân cư, giai cấp, v.v... được hình thành trong quá trình phân công lao động xã hội và quá độ sang chếđộ tư hữu và giai cấp. Để phân tích cặn kẽ cấu trúc xã hội với tư cách là những yếu tố của tồn tại xã hội, lẽ ra trước hết cần chú trọng đến nguồn gốc cơ cấu xã hội, tức tới nguồn gốc sinh học xã hội như chủng tộc với bộ tộc và bộ lạc, đó là cộng đồng xã hội đầu tiên. Tuy nhiên, trong công trình của chúng tôi, đối tượng là xã hội phong kiến Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển theo hướng trung ương tập quyền, do đó nhiệm vụđặt ra là tập trung trình bày tồn tại xã hội với tư cách là tiền đề cho sự lựa chọn tư tưởng trị nước của triều đại Lê Sơ chứ không phải việc truy nguyên nguồn gốc nói trên.

Nói đến cơ cấu xã hội, có thể thấy vấn đề giai cấp là căn bản bởi lẽ giai cấp là yếu tố quan trọng của cơ cấu xã hội trong tất cả các xã hội từ sau chếđộ công xã nguyên thủy. Các giai cấp được xác định một cách trực tiếp bởi phương thức sản xuất cũng như những mối liên hệ trực tiếp giữa chúng. Sự phân chia giai cấp của xã hội tạo nên dấu ấn đối với sự phát triển tất cả các nhóm và cộng đồng xã hội khác.

Trong sự phân chia cấu trúc xã hội, con người luôn chiếm vị trí trung tâm, bởi lẽ trong các bộ phận cấu thành xã hội đều có sự hiện diện của cá nhân con người. Nó đồng thời vừa thực hiện hoạt động sống của mình, vừa là thành viên của gia đình, của giai cấp, của nghiệp đoàn, v.v... Chính vì vậy nghiên cứu cơ cấu xã hội ở giai đoạn này chúng tôi coi cơ cu xã hi là mt tng hòa toàn b các cng đồng hot động ca xã hi bao gm trong nó c các giai cp và nhng tng lp nhân dân mà s phân chia nó da vào các tiêu chí khác vi tiêu chí phân chia giai cp.

Ở thế kỷ XV - XVI, cơ cấu xã hội thời Lê Sơ về cơ bản, là sự duy trì hình thức cơ cấu xã hội từ các triều đại phong kiến trước đó. Do truyền thống phương thức sản xuất châu Á, đồng thời lại nằm trong giai đoạn hình thành và phát triển chế độ phong kiến trung ương tập quyền, trong xã hội đương thời tồn tại hai giai cấp cơ

bản, đó là giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân. Theo chúng tôi, khái niệm giai cấp hay tầng lớp được sử dụng trong khuôn khổ luận án nhằm làm rõ cơ cấu xã hội, cần được thiết định cụ thể trong sự phù hợp với thực tế tồn tại xã hội đương thời. Chính vì vậy, có thể xác nhận một cách ước lệ rằng, khái niệm tầng lớp dường như thích hợp hơn khi nói về cơ cấu xã hội thời Lê Sơ với tính cách là một phạm trù cơ bản phản ánh tồn tại xã hội bởi lẽ, phạm trù này có nội hàm rộng hơn.

Đề cập đến vấn đề giai cấp trong thời Lê Sơ, các tác giả công trình Đại cương lch s Vit Nam viết:

Giai cấp nông dân chiếm tuyệt đại đa số cư dân, sống chủ yếu ở các làng xã, bao gồm nông dân tư hữu, tá điền và một ít nông nô. Phần lớn nông dân được chia ruộng công, cày cấy sinh sống, làm nghĩa vụ cho nhà nước và ít nhiều được học hành <…> Tầng lớp thợ thủ công và thương nhân ngày càng đông hơn nhưng chưa trở thành một lực lượng lớn mạnh <…> Nô tì vẫn còn là một tầng lớp đáng kể trong xã hội, số đông trong họ là người Hoa hoặc các dân tộc ít người. Pháp luật nhà Lê hạn chế nghiêm ngặt việc bán mình làm nô hoặc bức dân đinh tự do làm nô tì <…> Cuộc đấu tranh của nô tì (bỏ trốn) và các lệnh cấm bắt, mua bán người thiểu số làm nô đã làm giảm dần số lượng nô tì và cuối cùng xóa bỏ nó [96, tr. 330-331]. Như vậy, vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp dưới thời Lê Sơ không mang tính phổ biến, mà là đặc thù bởi lẽ, nhà nước chủ trương chia ruộng đất cho người nghèo, khuyến khích họ khai khẩn đất hoang và số đất mà nông dân sử dụng vào canh tác được nhà nước thừa nhận quyền sở hữu, ngoài ra còn cấm đoán việc mua bán nô tì.

Theo cách tiếp cận như vậy về cơ cấu xã hội, chúng tôi nhận thấy nét đặc trưng của chếđộ phong kiến phương Đông nói chung, Việt Nam nói riêng, luôn tồn tại hai tầng lớp chủ yếu, đó là tầng lớp thống trị và tầng lớp bị trị. Tầng lớp thống trị bao gồm vua chúa và bộ máy quan lại với lực lượng nhân sự có phẩm hàm khác nhau, hưởng thụ các bổng lộc khác nhau tùy thuộc vào các chức vụ mà họ đảm nhiệm. Tầng lớp bị trị là những người không có địa vị chức quyền trong xã hội, bổn phận của họ là chấp hành vô điều kiện các qui định của nhà nước và tuân thủ sự lãnh đạo, quản lý của bộ máy quan lại. Tầng lớp bị trị này gồm: nho sĩ, nông dân, thợ thủ công, thương nhân và binh lính.

Việc phân chia dân cư trong xã hội phong kiến việt Nam nói riêng và phương Đông nói chung thành các giai cấp là việc làm không dễ, bởi vì sự biểu hiện của nó trên thực tế không rành mạch. Chính vì vậy, việc dựa theo cách truyền thống là căn cứ vào nghề nghiệp để chỉ ra cơ cấu xã hội gồm quan và tứ dân, tức là sĩ, nông, công, thương, theo chúng tôi, chỉ mang tính ước lệ. Bởi lẽ, không phải kẻ sĩ nào cũng được làm quan. Đây cũng là nét đặc trưng của xã hội Việt Nam và một số nước Đông Á, nó khác biệt với cách phân tầng xã hội của Ấn Độ vềđẳng cấp xã hội

Một phần của tài liệu Tư tưởng trị nước thời Lê Sơ và ý nghĩa lịch sử của nó [full] (Trang 39 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)