TRONG TƯ TƯỞNG TRỊ NƯỚC CỦA THỜI LÊ SƠ
4.2. BÀI HỌC LỊCH SỬ TỪ CHÍNH SÁCH AN DÂN CỦA THỜI LÊ SƠ ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC CỦ A DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Nhà nước Lê Sơ mặc dù chỉ tồn tại trong vòng 100 năm và cũng chỉ thực sự được đánh giá cao đối với khoảng 5 đời vua đầu, song những gì triều đại Lê Sơ đã làm và đạt được thời đó, đặc biệt là giá trị trong chính sách đối nội cùng với những biện pháp an dân đã để lại cho thời đại ngày nay những ý nghĩa và bài học lịch sử nhất định. Việc đánh giá ý nghĩa của tư tưởng trị nước thời Lê Sơ không chỉ đơn giản từ cách tiếp cận lịch sử khách quan, mà còn phải chú ý đến nhân tố chủ quan tác động đến sự thịnh suy của triều đại này.
4.2.1. Tác dụng tích cực trong chính sách đối đãi với các tầng lớp nhân
dân và biện pháp an dân của thời Lê Sơ
Nhà Lê Sơ là triều đại khai quốc nhờ tập hợp được sức mạnh của toàn dân trong công cuộc kháng chiến, do đó sau khi giành được nước đã thực hiện các chính
sách đối đãi của triều đình đối với các tầng lớp nhân dân và những biện pháp mà triều đại này sử dụng để an dân là khâu quan trọng mang tính trọng tâm trong chính sách đối nội của triều đại này. Trong chính sách đối nội như vậy bên cạnh mặt hạn chế của thời đại và mang tính giai cấp nó cũng chứa đựng nhiều tính tích cực mà chúng ta có thể vận dụng trong quản lý xây dựng đất nước hiện nay.
Nhưở chương 3 chúng tôi đã phân tích, cho dù có sự khác nhau trong cách quan tâm đối xử với các tầng lớp nhân dân, nhưng xét đến cùng đối tượng được quan tâm đối xử ở đây dù thuộc tầng lớp dân cư nào, xa hay gần cũng đều được xem là thần dân của triều đình. Cách mà nhà Lê Sơ xử sự với từng tầng lớp dân cư cụ thể là do bản chất giai cấp, do nhận thức chủ quan của nhà nước và do tồn tại xã hội lúc đó quy định.
Vốn là nhà nước lấy Nho giáo làm bệ đỡ hệ tư tưởng, cho nên trong tư tưởng trị nước của thời Lê Sơ, hệ tư tưởng đó về cơ bản chịu sự chi phối của giáo lý Nho giáo. Đây là nhà nước trung đại đầu tiên trong lịch sử phong kiến Việt Nam với người đứng đầu là vua thấm nhuần tư tưởng "thế thiên hành hóa" (thay trời chăn dân) của Nho giáo. Nhà vua và các quan chức đều là bậc "cha mẹ của dân", do đó quan điểm thứ phú giáo của Nho giáo luôn được đề cập đến. Tư tưởng này được chính Lê Thái Tổ, vị vua đầu tiên của nhà Lê Sơ nhắc đến trong lời dạy cho thái tử:
Mến người có nhân là dân, mà chở thuyền, lật thuyền cũng là dân, giúp người có đức là trời, mà khó tin cũng là trời. Tuy Thuấn Võ, Thang Văn là bậc đại thánh mà còn nau náu, nơm nớp, tiết kiệm siêng năng run sợ lo âu, giữ gìn cung cẩn những việc kính trời chăn dân, không dám khinh suất chút nào, huống chi là người ở dưới những bậc ấy [113, tr. 141]. Chính sách quan tâm đãi ngộ của nhà nước Lê Sơ đối với các tầng lớp nhân dân, xét đến cùng là hướng tới việc giải quyết những vấn đề đặt ra cho xã hội lúc bấy giờ. Không phải ngẫu nhiên mà nhà nước Lê Sơ đã đề ra những chính sách đãi ngộ với nhân dân tiến bộ hơn so với các triều đại trước. Đặc biệt là những năm đầu tiên sau giải phóng đất nước, để khôi phục và xây dựng đất nước, xây dựng vương triều vững mạnh, nhà Lê Sơ phải thiết định lại trật tự kỷ cương xã hội. Vị vua đầu tiên của triều đại này từng đặt ra câu hỏi "trẫm là người thế nào mà được trao mệnh trời? Nhờ đâu mà thành nghiệp lớn? Hiện nay công việc của triều đình rất bề bộn
việc gì nên làm trước, việc gì nên làm sau?" [67, tr. 295]. Mặc dù không có lời giải đáp nhưng có thể thấy được ý của nhà vua này muốn nói đến cái đức thương dân của những bậc "cha mẹ dân", đồng thời khẳng định được công sức của nhân dân trong việc ủng hộ ông thời chiến cũng như thời bình. Chính vì thế mà khi vương triều này được thành lập, nhà nước đã có những chính sách thiết thực để động viên an ủi nhân dân.
Những chính sách đối đãi với các tầng lớp nhân dân được nhà nước Lê Sơ thực hiện khá nhất quán. Về cơ bản, các đời vua sau Lê Lợi vẫn tiếp tục những chính sách của bậc tiên đế như khoan giảm tô thuế, chia cấp ruộng đất, khoa cử giáo dục, khen thưởng với mục đích ổn định xã hội, cải thiện đời sống và phát triển đất nước xây dựng vương triều.
Cùng với chính sách đối đãi quan tâm đến dân, một tác dụng tích cực khác trong biện pháp an dân trong thời Lê Sơ chính là ý thức của triều đình về việc theo dõi giám sát việc thực hiện công việc "chăn dân" của các cấp hành chính. Lê Lợi khi lên ngôi đã hạ lệnh cho các đại thần của mình rằng: "Nếu thấy trẫm có chính lệnh hà khắc, thuế má nặng nề, ngược hại lương dân, thưởng công phạt tội không đúng, không theo đúng phép xưa, hay các đại thần, quan lại tướng hiệu, quan chức trong ngoài không giữ phép, nhận hối lộ, nhiễu hại lương dân, thiên tư phi pháp, thì phải lập tức dâng sớ đàn hặc ngay" [67, tr. 300]. Rõ ràng là nhà Lê Sơ muốn xây dựng nhà nước phong kiến trung ương tập quyền nhưng không có tham vọng xây dựng thể chế cực quyền. Lê Thái Tông chỉ một năm sau khi lên ngôi cũng từng khuyên nhủ:
Nay các khanh không kính giữ phép công, người giữ tiền bạc sổ sách cả nước thì để chậm trễ hoặc gây khó dễ, thuế đáng thu hay đáng miễn thì không chịu phê tâu cho dứt khoát, để làm khổ dân. Người coi quân thì không thương dân đau khổ, mượn đồ của dân, vứt bỏ bừa bãi đến nỗi hỏng, mất, đến khi có việc lại đến hạch sách. Còn kẻ coi dân thì chỉ vụ lợi riêng, không lo nuôi dưỡng dân, hoặc tha cho người giàu, bắt tội người nghèo, mua gỗ làm nhà làm cửa, xử kiện không công bằng, chỉ gây bè phái, lo hối lộ, làm việc không siêng năng, chỉ thích ăn uống nhậu nhẹt [67, tr. 330].
Đó là tâm thế của người đứng đầu đất nước mà lời bộc bạch của ông đi liền với khẳng định: "Chớ lấy lời trẫm làm lời nói suông!".
Bản thân vua Lê Thái Tông còn coi việc thương yêu dân theo nguyên tắc vừa mang tính thưởng phạt ở thế giới bên này bởi triều đình, vừa mang tính nhân quả phúc họa cho đời sau:
Nếu các khanh biết dốc hết tâm sức đổi lỗi xưa, theo con đường phải, hết lòng trung thành, yêu mến quân dân, hòa mục với đồng liêu, công bằng xử án, khuyến khích nông tang, dẹp yên trộm cướp, cố giữ liêm khiết thì thân mình vẻ vang, nhà mình vinh hiển, phúc đến con cháu sau này. Nếu ai không theo sẽ tự chuốc lấy trừng phạt [67, tr. 330]. Nguyên tắc đó rõ ràng có tác dụng to lớn không chỉ đối với các bậc quan lại, mà cho tất cả thần dân, bởi lẽ bất kỳ hành vi nào làm tổn hại đến quốc gia, triều đình và các mối quan hệ xã hội khác đều không thể thoát khỏi sự trừng phạt. Sách
Minh tâm bảo giám có câu: "Lưới trời lồng lộng thưa mà không lọt".
Đó chính là những điển hình cho tinh thần thay trời chăn dân, yêu thương và tôn trọng nhân dân của nhà Lê Sơ. Từ cách thể hiện này chúng tôi đi đến nhận định rằng, bằng những chính sách đối đãi cụ thể của nhà Lê Sơ với các tầng lớp nhân dân đã đem đến những giá trị tích cực trong việc xây dựng vương triều và bảo vệđất nước không chỉ giới hạn trong triều đại này mà còn để lại nhiều kinh nghiệm, giá trị lịch sử cho các triều đại sau và cả chúng ta hiện nay.
4.2.2. Nhïng h¡n ch¿ trong viÇc thñc hiÇn chính sách an dân cça thÝi 4.2.2. Nhïng h¡n ch¿ trong viÇc thñc hiÇn chính sách an dân cça thÝi 4.2.2. Nhïng h¡n ch¿ trong viÇc thñc hiÇn chính sách an dân cça thÝi 4.2.2. Nhïng h¡n ch¿ trong viÇc thñc hiÇn chính sách an dân cça thÝi Lê S¡Lê S¡Lê S¡ Lê S¡
Về tiến trình phát triển của chếđộ phong kiến Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, sự phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam là một quá trình trải qua những bước phát triển, thịnh trị và suy vong. Trong đó từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV là giai đoạn hình thành phát triển đểđi đến thịnh trị vào thế kỷ XV và từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX là giai đoạn suy vong.
Xét về sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, sự chuyển biến về tính chất của chếđộ phong kiến thì nhận định này có vẻ hợp lý, bởi từ thời Lý Trần sang thời Lê Sơ là một bước phát triển mạnh theo xu hướng chế độ phong kiến trung ương tập quyền. Nói cách khác, đó là sự chuyển biến từ chếđộ quân chủ phong kiến quý tộc
sang chế độ quân chủ phong kiến quan liêu tập quyền, điều đó kéo theo sự chuyển biến về kinh tế, văn hóa, giáo dục. Tuy nhiên, sự phát triển của Đại Việt trong thời Lê Sơ trải qua các triều đại cụ thể lại không phải lúc nào cũng bằng phẳng thịnh trị, mà có những bước thăng trầm, chao đảo để đi đến sụp đổ của vương triều vào đầu thế kỷ XVI. Có rất nhiều nguyên nhân của sự sụp đổ này, nhưng theo chúng tôi, ngay từ khi nhà nước phong kiến này đạt đến đỉnh cao của sự thịnh trị đã hàm chứa những nguy cơ của sự sụp đổ, điều này có thể xác nhận bằng các nguyên lý của triết học tự nhiên phương Đông về mối quan hệ âm - dương. Mầm mống của thảm họa đó ở chính cách thức trị nước của Lê Thánh Tông, một ông vua văn võ song toàn nhưng lại có những quan điểm sai lầm về tiến trình lịch sử. Xác nhận nhà nước như một cơ thể, có lúc yếu lúc mạnh, nhưng ông khẳng định chắc chắn rằng, chỉ có nhà Lê mới cai trị tốt để đất nước phát triển, còn bản thân ông tự cho mình ngang hàng với các bậc thánh hiền đời xưa và đất nước đang ởđỉnh cao của thịnh trị. Nhận định chủ quan đó đã nuôi mầm độc cho các hậu duệ của ông không có đức tính cần cù lo việc nước như ông mà chỉ biết ăn chơi lười nhác.
Mặt khác, nhà nước Lê Sơ ra đời trong điều kiện xã hội có giai cấp nên nhà nước, lại tự hào với công lao khai quốc cho nên việc đề cao quyền lực và quyền lợi của quí tộc hoàng gia nhà Lê là điều không tránh khỏi. Điều này chúng ta thấy ngay cả nhà nước vô sản sau này cũng vậy. Nhà nước là công cụ chuyên chính của một giai cấp để đàn áp giai cấp khác. Vấn đềở chỗ nhà nước đó là của ai, vì ai? Lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp trong triết học mác-xít đã làm rõ sự khác nhau giữa nhà nước vô sản với các nhà nước có giai cấp khác, ở chỗ nhà nước vô sản là nhà nước phục vụ cho lợi ích của công nhân và nhân dân lao động với tư cách là lực lượng chiếm đại đa số trong xã hội, còn nhà nước của giai cấp bóc lột phục vụ cho lợi ích của thiểu số giai cấp bóc lột.
Trở lại với nhà nước Lê Sơ, một nhà nước phục vụ cho lợi ích của giai cấp phong kiến quan liêu, tính giai cấp của nó thể hiện rõ nét ngay ở chính sách ưu đãi, quan tâm khác nhau đối với các tầng lớp nhân dân. Như chúng tôi đã phân tích ở chương trước, vốn là nhà nước của giai cấp phong kiến nên nó giành sự ưu đãi có phần thái quá cho tầng lớp quan liêu quý tộc, tôn thất và nho sĩ, những tầng lớp đóng vai trò là "bệđỡ chính trị của triều Lê Sơ".
Nhà nước Lê Sơ giành cho tầng lớp quý tộc, nho sĩ và công thần những ưu đãi quá lớn cả về vật chất lẫn tinh thần so với các tầng lớp dân cư khác. Không chỉ bản thân các đối tượng đó mà cả con cháu họ cũng được hưởng những ưu đãi đó. Chính sách ưu đãi cho tầng lớp này nó đem đến hệ quả hai mặt là tích cực và tiêu cực. Về mặt tích cực, nó giúp triều đình Lê Sơ sớm ổn định được xã hội, đưa triều đại này từ chỗ là nghĩa quân manh mún nơi rừng núi trở thành một triều đại thịnh trị, từ chỗ "nhân tài như lá mùa thu" thành một triều đình với bộ máy quan lại hùng mạnh đông đảo. Mặt khác nó tập hợp được một đội ngũ quan liêu trung thành dám xả thân vì triều đình và giúp nhà Lê quản lý được xã hội sau chiến tranh. Tuy nhiên mặt trái của sựưu tiên, ưu đãi thái quá cho tầng lớp trên của xã hội này là ở chỗ, khi đội ngũ quan lại xuất thân từ Nho gia được ưu đãi quá lớn, nó sẽ trở thành mục tiêu phấn đấu cho nhiều người trong xã hội để làm quan, thậm chí hướng tới đạt mục tiêu đó bằng mọi giá, mọi cách.
Điều này cũng dễ hiểu khi mà con đường quan chức chật hẹp, bộ máy cồng kềnh, lương bổng không đủ thì sự tha hóa biến chất cũng dễ xảy ra, nhất là khi cả cuộc đời họ theo con đường khoa cử. Do đó, khi đã thành quan chức của nhà Lê thì họ có tư tưởng hưởng thụ bù cho quãng thời gian đèn sách, càng về sau điều này càng trầm trọng hơn như lời của Lê Nhân Tông nói với quan lại của ông: "Nhà nước đã có quy định lương bổng để giữ liêm khiết, lại có ban bố phép tắc để theo đó mà làm. Nay bọn các ngươi không chịu giữ phép, khi làm việc riêng thì mượn tiếng việc công để lo chạy việc tư, khi xét kiện tụng thì lo nhận hối lộ mà bẻ cong phép nước" [67, tr. 361]. Đó cũng là căn bệnh dễ mắc phải của quan chức hàm chứa nguy cơ về sự sụp đổ của nhà nước trong bất kỳ triều đại lẫn chếđộ nào từ cổ chí kim.
Trong biện pháp an dân của nhà nước Lê Sơ, bên cạnh những mặt tích cực cũng hàm chứa những yếu tố hạn chế nhất định. Nhà nước Lê Sơ khuyến khích phát triển kinh tế nông nghiệp theo tinh thần "dĩ nông vi bản" với những chính sách khuyến khích phù hợp nhưng sự phân chia ruộng đất cho các tầng lớp nhân dân lại chứa đựng yếu tố bất hợp lý. Tầng lớp quan lại, công thần và nho sĩ được ban cấp ruộng đất quá nhiều thậm chí bừa bãi, trong khi nông dân, những người trực tiếp tham gia sản xuất cần nhiều ruộng đất thì lại không đủ ruộng đất để canh tác. Chính vì vậy, mặc dù nhà Lê Sơ chủ trương phát triển "nghề gốc" (nghề nông) để hạn chế
nạn dân xiêu tán bằng nhiều hình thức, nhưng trên thực tế tình trạng đó vẫn xảy ra. Tình trạng ban tặng, phân phát ruộng đất cho công thần buổi đầu được lấy chủ yếu từ nguồn đất khai phá các vùng hoang hóa hoặc của ngụy quan, nhưng càng về sau, do số lượng quan lại ngày một tăng, cho nên nguồn đất cấp cho quan lại chủ yếu lấy từ quỹđất của nông dân đang canh tác, đó là hình thức tước bỏ quyền lợi của người dân, nói cách khác, là sự bần cùng hóa nông dân.
Đội ngũ quan lại tăng lên cũng đồng nghĩa với việc các khoản đóng góp của người dân càng tăng. Người dân phải gánh trên mảnh đất của mình nhiều loại thuế khóa, cho nên càng về sau người nông dân càng khó sống trên mảnh ruộng của mình, buộc họ phải xiêu tán ngày càng nhiều và đó cũng chính là nguyên nhân gây bất ổn xã hội.
Mặt khác, nhà nước Lê Sơ quy định 6 năm kiểm tra đo đạc, chia cấp lại