NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TƯ TƯỞNG VÀ Ý NGHĨA C ỦA TƯ TƯỞNG TRỊ NƯỚC THỜI LÊ SƠ

Một phần của tài liệu Tư tưởng trị nước thời Lê Sơ và ý nghĩa lịch sử của nó [full] (Trang 25 - 35)

Mặc dù chuyên ngành nghiên cứu về lịch sử tư tưởng Việt Nam đã được tiến hành mấy chục năm nay, nhưng mảng vấn đề về tư tưởng trị nước trong lịch sử Việt Nam còn ít được quan tâm nghiên cứu. Hầu hết các công trình nghiên cứu chỉ tập trung vào một vài cá nhân trong lịch sử Việt Nam mà chưa nghiên cứu một cách có hệ thống và chưa có những kiến giải thực sự sâu sắc. Những công trình nghiên cứu về lịch sử tư tưởng và tư tưởng trị nước của thời Lê Sơđược xuất bản có thể kểđến dưới đây:

Cuốn Lch s tư tưởng Vit Nam, tập I, do Nguyễn Tài Thư làm chủ biên, xuất bản năm 1993. Trong công trình này, các tác giảđã dành riêng chương XIV để bàn về thế giới quan và tư tưởng chính trị xã hội của Lê Thánh Tông, khẳng định:

Thời Lê Thánh Tông là lúc triều đại nhà Lê đã trưởng thành, lúc ấy chế độ phong kiến trung ương tập quyền đã được củng cố. Lê Thánh Tông mở rộng đất đai khai hoang, lập đồn điền, khuyến khích nông nghiệp. Việc làm của Lê Thánh Tông và của triều đình nhà Lê lúc bấy giờđã đưa chếđộ nhà Lê đến chỗ cực thịnh. Trong nước luôn được mùa, nhân dân no đủ, không có trộm cướp, không có chiến tranh. Bên ngoài thì được các nước láng giềng kính nể [110, tr. 300].

Khi nhận xét về tư tưởng trị nước của Lê Thánh Tông, các tác giả cho rằng: Đóng góp quan trọng của Lê Thánh Tông là xây dựng được một đường lối trị nước có thể đáp ứng được sự phát triển xã hội lúc bấy giờ. Đó là đường lối trị nước kiểu "văn trị" hay nói cách khác là "lễ trị" hay "đức trị" <…> Ở Lê Thánh Tông chủ trương giáo dục con người theo những nguyên tắc của Nho giáo, chủ trương dùng lễ nghĩa để ràng buộc con người vào triều đình, vào chế độ, coi trọng và sử dụng những người

xuất thân từ Nho gia <…>, song ở ông lễ nghĩa đó phải được xây dựng trên cơ sở đời sống ấm no của dân [110, tr. 303-304].

Như vậy, ở công trình nghiên cứu này các tác giả đã chú trọng nghiên cứu thời trị vì của vua Lê Thánh Tông và đưa ra những nhận xét khá chính xác về tư tưởng chính trị - xã hội của ông vua này. Tuy nhiên, do mục đích và giới hạn nghiên cứu mà các tác giả chỉ tập trung vào phân tích một triều đại Lê Thánh Tông mà không nghiên cứu các triều đại trước và sau đó, do đó sẽ không phác họa được bức tranh tư tưởng tổng thể về thời Lê Sơ. Mặt khác, mặc dù tập trung nghiên cứu về Lê Thánh Tông nhưng sự phân tích cũng chỉ mang tính khái quát những nội dung tư tưởng cơ bản cũng như những thành tựu thời Lê Thánh Tông đạt được.

Trong cuốn Đức tr và pháp tr trong Nho giáo, Vũ Khiêu đã tập trung vào lý giải các quan điểm của Nho gia và Pháp gia vềđức trị và pháp trị cũng như việc sử dụng chúng trong quá trình cai trị. Theo ông, "Ở phương Đông chủ yếu là các nước Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản, những quan điểm đức trị và pháp trị đã từng chống đối nhau và có khi đã kết hợp với nhau trong việc quản lý đất nước và cai trị nhân dân" [48, tr. 9]. Khi lý giải về thời Lê, tác giả cho rằng, Nho giáo đi dần vào giai đoạn cực thịnh của nó. Về tư tưởng trị nước, ông tập trung vào hai nhà tư tưởng lớn của nhà Lê là Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông. Đối với Nguyễn Trãi, tác giả Vũ Khiêu nhận xét: "Xuất phát từ lợi ích của nhân dân, Nguyễn Trãi đã có những suy nghĩ sâu sắc vềđức trị và pháp trị. Theo ông, một xã hội được duy trì và phát triển không thể không có pháp luật và đạo đức. Nhưng pháp luật và đạo đức phải được xây dựng trên cơ sở của một nền văn hiến ngày một cao của dân tộc" [48, tr. 31].

Khi đề cập đến tư tưởng cai trị của Lê Thánh Tông, tác giả Vũ Khiêu cho rằng: "Về mặt pháp trị, Lê Thánh Tông đã ban hành một bộ luật nổi tiếng của Việt Nam, đó là Bộ luật Hồng Đức… Về mặt đức trị, ông luôn luôn viết những lời răn dạy các quan và nhân dân. Ông đặt một nền tảng văn hóa cho cảđức trị và pháp trị" [48, tr. 32-33]. Tuy nhiên, theo tác giả:

Cả đức trị và pháp trị đều bộc lộ những mặt tiêu cực. Pháp luật không còn nghiêm minh như trước, đạo đức suy thoái nhất là ở giới cầm quyền. Đối với họ đạo đức trở thành giả dối, là cái mặt nạ để che đậy những tội lỗi xấu xa. Pháp luật là vũ khí của giới cầm quyền đểđổi trắng

thay đen, yếu thua mạnh được. Người ta nói nhiều đến đức trị và nhân danh đạo đức để can thiệp vào pháp luật và để xử lý mọi việc theo sự tùy tiện của giới nho sĩ cầm quyền [48, tr. 33].

Mặc dù có đề cập đến vấn đề cai trị của thời Lê Sơ, nhưng công trình của Vũ Khiêu dường như không đề cập đến cơ sở xã hội và các yếu tố ảnh hưởng đến đức trị và pháp trị, cho nên ở đó tác giả mới chỉ tập trung vào làm rõ biểu hiện của tư tưởng đức trị và pháp trị trong đường lối cai trị của các triều đại phong kiến Việt Nam. Vì vậy, theo chúng tôi, cần có cách tiếp cận lịch sử triết học để làm rõ thêm tồn tại xã hội Đại Việt đương thời và nhu cầu về sự kết hợp hai yếu tố cơ bản của đường lối trị nước là đức trị và pháp trị, đặc biệt là sự kết hợp này trong thời Lê Sơ.

- Bài viết H tư tưởng Lê của tác giả Nguyễn Duy Hinh, đây là một trong số những bài viết nằm trong chuỗi các công trình nghiên cứu liền mạch về hệ tư tưởng các triều đại phong kiến Lý, Trần, Lê, đăng trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 6 năm 1986. Trong bài H tư tưởng Lê, tác giả không tách riêng nghiên cứu về thời Lê Sơ mà đặt nó trong tiến trình của cả thời Lê bao gồm cả giai đoạn Lê Sơ và giai đoạn Lê trung hưng, ông chia triều đại này thành giai đoạn hợp - phân (trong đó giai đoạn Lê Sơ tác giả gọi nó là giai đoạn hợp). Tác giả viết:

Đặc trưng của giai đoạn hợp là sự thống nhất của chính quyền tương đối ổn định với hai nhà vua nổi bật - Lê Thái Tổ và Lê Thánh Tông. Hai vị vua này ở ngôi trong thời điểm đã trưởng thành, trên tuổi thành niên, có đủ trí lực và thể lực cần thiết để điều hành và tổ chức chính quyền một cách chững chạc. Chính nền tảng nhà Lê Sơ nói riêng và nhà Lê nói chung do hai nhà vua này quyết định [42, tr. 42].

Đánh giá chung về tư tưởng của thời Lê, tác giả khẳng định: "Đặc điểm quán xuyến về hệ tư tưởng trong thời Lê là sự thống trị của tư tưởng cá nhân vượt lên trên sự thống trị của tông tộc" [42, tr. 44].

Khi phân tích về hệ tư tưởng của thời Lê, tác giả Nguyễn Duy Hinh đi vào phân tích quá trình nhà Lê sử dụng Nho giáo, hạn chế Phật giáo và đem đối chiếu với các triều đại Lý - Trần trước đó. Mặc dù không khẳng định thời Lê Sơ độc tôn Nho giáo như nhiều tác giả khác, Nguyễn Duy Hinh đưa ra nhận định, đặc điểm hệ tư tưởng Nho giáo thời Lê là Nho giáo hàm chứa những yếu tố tư tưởng của Nho

giáo Mạnh Tử với những lý luận về Nhân Nghĩa, Pháp và Dân chứ không phải là Nho giáo Khổng Tử với Lễ, Nhạc và Chính danh. Vì vậy, theo ông, Nho giáo được lấy làm hệ tư tưởng của thời Lê là Nho giáo mang tư tưởng cá nhân với các nho gia đã thoát khỏi tư tưởng tông pháp rất chặt chẽ của Khổng giáo.

Khi nhận xét về chủ trương cai trị của thời Lê, Nguyễn Duy Hinh cho rằng: Lê Lợi cùng các vua Lê khác thường khuyên răn quan lại không nên cướp bóc nhân dân, không quấy nhiễu nhân dân, nên chăm lo nông tang, cầu đảo khi hạn, đắp đê cứu khi lụt, chủ trương trị dân bằng pháp luật một cách công minh… những tư tưởng và hành động đó gần với tư tưởng nhân chính và nhân nghĩa của Mạnh Tử hơn là tư tưởng lễ, nhân của Khổng Tử [42, tr. 45].

Tóm lại, đây là bài viết ở mức độ nhất định mang tính nghiên cứu chuyên sâu về tư tưởng, nhưng ở đó vẫn có những giới hạn khi tác giả không đề cập đến những tư tưởng của các nhà nho tiêu biểu như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông và các nhà nho khác của thời Lê. Chúng tôi cho rằng, đây là một hạn chếđáng tiếc, bởi lẽ nghiên cứu về tư tưởng thời Lê, đặc biệt giai đoạn đầu mà không đề cập đến Nguyễn Trãi hay Lê Thánh Tông sẽ không thể trình diện bức tranh tư tưởng của triều đại mà hai nhà nho ấy chính là những "họa sĩ" chính và tiêu biểu được công nhận phổ biến. Mặt khác, mặc dù đề cập đến hệ tư tưởng của triều đại, song những yếu tố pháp luật, văn hóa của giai đoạn này lại không được tác giả làm rõ.

Một công trình nghiên cứu mang tính hệ thống về thời Lê Sơđáng quan tâm là cuốn Lê Thánh Tông (1442 - 1497) con người và s nghip. Đây là công trình bao gồm nhiều bài viết tham gia hội thảo về Lê Thánh Tông tại Đại học Quốc gia Hà Nội nhân kỷ niệm 500 năm ngày mất của Lê Thánh Tông. Trong công trình này, các tác giả tập trung vào nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp cũng như tư tưởng của riêng nhà vua Lê Thánh Tông về tư tưởng trị nước với các bài viết sau đây:

Nguyễn Thừa Hỷ trong bài Vềđường li tr nước ca Lê Thánh Tông đã lý giải chủ trương cai trị, biện pháp cai trị cũng như làm rõ được cơ sở của việc lựa chọn đường lối trị nước của Lê Thánh Tông. Đó là đường lối kết hợp giữa pháp trị với l

trị, nhưng do triều đại này tôn sùng Nho giáo nên đường lối trị nước đó vẫn là đường lối nằm trong khuôn khổ lễ trị chứ không hẳn nghiêng về pháp trị [xem: 45, tr. 77].

Có thể nói, đây là bài viết mang tính nghiên cứu chuyên sâu vềđường lối cai trị của vua Lê Thánh Tông, vạch ra những nét cơ bản trong đường lối cai trị của vị vua này nhưng lại chưa đi vào phân tích các mặt cụ thể của đường lối đó.

Bài viết Lê Thánh Tông và Nho hc - Nho giáo của Phan Đại Doãn đã nêu ảnh hưởng của Nho giáo tới các lĩnh vực đời sống xã hội thời Lê Thánh Tông. Theo tác giả, vào những năm 30-40 của thế kỷ XV, sự ảnh hưởng của Nho giáo trong tầng lớp cầm quyền ở triều đình Thăng Long chưa thật sự sâu sắc, chỉđến Lê Thánh Tông, Nho giáo mới thực sự được đề cao. Tác giả khẳng định, "vua quan thời Lê Thánh Tông đã sử dụng Nho học trên tinh thần thiết thực, có học tập kinh sử nhưng không hoàn toàn gò bó theo một khuôn mẫu cứng nhắc" [16, tr. 304]. Phan Đại Doãn còn cho rằng, Lê Thánh Tông tiếp nhận Nho giáo chủ yếu ở phương diện lễ trị, điều này được thể hiện trong 24 điều giáo huấn mà Lê Thánh Tông ban ra vào năm 1470, đồng thời khẳng định đường lối cai trị của ông vua này là sự kết hợp lễ trị với pháp trị, nhờđó mà hiệu quả cho việc cai trị của Lê Thánh Tông khá cao.

Đây là bài viết mang tính chất nghiên cứu về mặt hệ tư tưởng thời vua Lê Thánh Tông khá sâu của tác giả Phan Đại Doãn. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu những ảnh hưởng của Nho giáo mà chưa đề cập đến các khía cạnh khác trong đường lối cai trị của thời Lê Sơ nói chung và Lê Thánh Tông nói riêng.

Cũng trong hội thảo khoa học Lê Thánh Tông (1442 - 1497) con người và s nghip này, tác giả Phan Huy Lê trong bài viết Lê Thánh Tông, cũng đưa ra nhận định vềđường lối trị nước mà Lê Thánh Tông xây dựng, cho rằng:

Lê Thánh Tông xây dựng một thiết chế quân chủ tập quyền cao độ nhằm tập trung quyền lực vào tay hoàng đế, hạn chế sự tham chính của tầng lớp quý tộc và hoàng tộc, loại trừ khả năng lộng quyền của các triều thần ở trung ương và tệ nạn tập trung quyền hành của các quan lại địa phương. Hệ thống giám sát tại triều đình cũng như hệ thống chính quyền địa phương được coi trọng <… > Chếđộ mà Lê Thánh Tông xây dựng rõ ràng là chế độ tập quyền quan liêu theo mô hình Nho giáo, lấy Nho giáo làm hệ tư tưởng chủđạo [61, tr. 15].

Trước ý kiến của một số học giả cho rằng thời Lê, đặc biệt là Lê Thánh Tông nhận sự thất bại về mặt hệ tư tưởng ngay sau khi Lê Thánh Tông mất, là do

triều đại này quá tôn sùng Nho giáo và mô phỏng quan chế nhà Minh, Phan Huy Lê khẳng định:

Những biến chuyển về kinh tế, sự tan rã của kinh tếđiền trang và sự chuyển biến của chếđộ từ quân chủ quý tộc sang quân chủ quan liêu theo mô hình Nho giáo là điều tất nhiên và cần được đánh giá là một bước phát triển <…> Lê Thánh Tông tôn sùng Nho giáo, một nhà Lý học theo phái Tống Nho, nhưng ông biết kết hợp tư tưởng Nho giáo, tư tưởng đức trị, lễ trị và pháp trị trên một tinh thần và ý thức dân tộc sâu sắc [61, tr. 17-18]. Có thể nói, đây là công trình mang tính khái quát cao về giai đoạn Lê Thánh Tông, nhưng tư tưởng chủđạo vẫn là mô phỏng ca ngợi về nhà vua Lê Thánh Tông mà chưa có sựđánh giá đầy đủ về cả giai đoạn Lê Sơ. Mặt khác, tác giả cũng chưa phân tích những tiền đề, điều kiện để Lê Thánh Tông thực hiện đường lối cai trị của mình cũng như chưa đánh giá về những giá trị của giai đoạn này đến các giai đoạn sau. Theo chúng tôi, đây chính là khoảng trống mà chúng tôi tiếp tục nghiên cứu để bổ sung cho sự thiếu hụt đó.

Ngoài ra, trong các nghiên cứu về tư tưởng của thời Lê Sơ còn có một số luận văn, luận án có đề cập đến một số lĩnh vực của tư tưởng trị nước hoặc một số nhà vua tiêu biểu của giai đoạn này, có thể kểđến:

Luận án tiến sĩ về sử học của tác giả Lê Ngọc Tạo: "Các chính sách v hi ca nhà nước Lê Sơ (1428 - 1527)", bảo vệ năm 2001. Luận án bao gồm ba chương, trong đó tác giảđã chỉ ra các chính sách xã hội và vai trò, tác dụng của nó trong quản lý xây dựng đất nước giai đoạn Lê Sơ. Nhận xét về nhà nước và xã hội thời Lê Sơ, tác giả viết: "Xã hội Việt Nam thời Lê Sơ từ một xã hội truyền thống được đưa vào khuôn mẫu giáo điều của Nho giáo, trật tự xã hội được vận hành và tồn tại theo nguyên lý của đạo Nho. Kết cấu xã hội được nhìn nhận theo quan điểm của Nho giáo" [102, tr. 63]. Đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu và khá công phu về chính sách xã hội của nhà nước Lê Sơ. Tuy nhiên, chính sách xã hội chỉ là một mặt, một khía cạnh trong nội dung trị nước của thời Lê Sơ, và để hiểu rõ hơn thời đại Lê Sơ, theo chúng tôi, cần phải tiếp tục nghiên cứu các mặt khác của giai đoạn lịch sử này. Mặc dù vậy, công trình nghiên cứu của tác giả Lê Ngọc Tạo cũng là một tài liệu bổ ích để chúng tôi tham khảo về nhà nước và chính sách đối nội của

giai đoạn này. Trong quá trình làm luận án, chúng tôi cũng kế thừa những kiến thức về lịch sử từ công trình nghiên cứu của tác giả, đặc biệt là những chính sách xã hội

Một phần của tài liệu Tư tưởng trị nước thời Lê Sơ và ý nghĩa lịch sử của nó [full] (Trang 25 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)