NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG TRỊ NƯỚC THỜI LÊ SƠ ĐỐI VỚI CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN VIỆT NAM VỀ SAU

Một phần của tài liệu Tư tưởng trị nước thời Lê Sơ và ý nghĩa lịch sử của nó [full] (Trang 124 - 128)

TRONG TƯ TƯỞNG TRỊ NƯỚC CỦA THỜI LÊ SƠ

4.1.NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG TRỊ NƯỚC THỜI LÊ SƠ ĐỐI VỚI CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN VIỆT NAM VỀ SAU

VÀ BÀI HC LCH S CA NÓ CHO S NGHIP XÂY DNG

VÀ BO VỆĐẤT NƯỚC TA HIN NAY

4.1. Ý NGHĨA CA TƯ TƯỞNG TR NƯỚC THI LÊ SƠ ĐỐI VI CÁC TRIU ĐẠI PHONG KIN VIT NAM V SAU TRIU ĐẠI PHONG KIN VIT NAM V SAU

Từ việc trình bày những nội dung tư tưởng cơ bản về đường lối trị nước dưới thời Lê Sơ trên đây, chúng ta có thể rút ra một số ý nghĩa chủ yếu của những nội dung đó đối với các triều đại phong kiến Việt Nam về sau, tức là những triều đại đã đề xuất các chủ trương chính sách được xem là tích cực, làm cho đất nước ổn định và phát triển trong khuôn khổ của hình thái kinh tế - xã hội phong kiến.

Trước hết, việc kết hợp đức trị với pháp trị trong thời Lê Sơ được xem là hợp lý trong đường lối trị nước trong một giai đoạn lịch sử cụ thể mà chủ thể của đường lối trị nước đó là triều đại khai quốc bằng cuộc kháng chiến oanh liệt và vẻ vang, chấm dứt âm mưu đô hộ của nhà Minh. Nền tảng tư tưởng của đường lối trị nước đó, theo chúng tôi, về cơ bản vẫn mang những nội dung tư tưởng đức trị Nho giáo đã được Việt hóa. Đó là: "Quyền mưu vốn dĩđể trừ gian/ Nhân nghĩa duy trì quốc thế an" (Nguyễn Trãi). Quyền được chinh phạt kẻ gian, trừ ác cho dân mà thánh nhân xác nhận là quyền của bất kỳ vương triều nào đã trở thành đương nhiên. Song đối với Bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn, tiền thân của triều đại Lê Sơ, quyền ấy không may lại nằm trong tay chính kẻ gian tà, lấy cớ chinh phạt nhà Hồ để xâm chiếm và đô hộ lâu dài đất nước ta. Chính vì vậy, quyền mưu mà thánh hiền vốn không muốn giết người, nhưng phải dùng đến nó để trừ gian, lại nằm trong tay kẻ gian chính là giặc Minh.

Song hành với quyền mưu chân chính là đạo đức nhân nghĩa được nhà Lê Sơ duy trì trong cả điều kiện hòa bình để khôi phục và xây dựng đất nước. Nhà Lê Sơ ngay từ buổi đầu sự nghiệp khai quốc đã lấy nhân nghĩa làm nền tảng đạo đức, làm kim chỉ nam cho mọi hành động cứu nước, cứu dân. Thế nước được an không có nghĩa là dân được an, mà đó mới chỉ là tiền đề quan trọng cho việc thực hiện mục

đích an dân. Do đó, quyền mưu chân chính một lần nữa được hiểu theo nghĩa mới, đó là ngăn ngừa mọi hành vi của con người có thể gây ra sự bất an cho dân. Pháp luật tuy mang tính áp đặt, song sự áp đặt đó đã trở thành tất yếu để trừ gian và bảo vệ dân.

Ý nghĩa to lớn của tư tưởng trị nước đó đã trở thành khuôn thước cho việc hoạch định đường lối cai trị của các triều đại phong kiến về sau. Dân được yên ổn làm ăn sinh sống trước hết là nhờ vào năng lực tư duy và đạo đức của nhà cầm quyền. Nguyễn Trãi đã khái quát mẫu người quân tử do thời thế sản sinh ra họ trong chiến tranh cũng như trong việc điều hành đất nước thời hậu chiến như một tất yếu: "Trừđộc, trừ tham, trừ bạo ngược/ Có nhân, có trí, có anh hùng". Năm 1470, vua Lê Thánh Tông đã làm bài "Đạo Am thiên tự" để nói về tam tài như sau: "Đạo trời mạnh chí cương, đạo đất thuận vô lường; làm vua đủ trí dũng, cho nước được phồn xương" [67, tr. 440]. Như vậy, làm vua mà chỉ chú trọng đến trí và dũng, theo chúng tôi, là chưa đủ. Phải chăng đức Nhân theo Lê Thánh Tông là đương nhiên, và ông vua chỉ cần làm cho trí và dũng của mình được đầy đủ, khi đó năng lực trị nước được xem là hoàn bị?

Nhân, trídũng theo các nhà sáng lập Nho giáo sơ kỳ, là những tiêu chuẩn tiên quyết mà người quân tử phải có, song ở thời bình như Lê Sơ, việc huy động họ vào sự nghiệp xây dựng đất nước không phải đơn giản. Chính vì vậy, việc dùng người của nhà nước Lê Sơ, có thể nói được bắt đầu từ chính sách "cử hiền dữ năng", từ việc ra chiếu cầu hiền đến lĩnh vực giáo dục - khoa cử để lựa chọn nhân tài. Chính sách đó được triển khai một cách có hiệu quả từ thời Lê Thái Tổ cho đến Lê Thánh Tông, kết quả là đưa đất nước và vương triều Lê Sơ đạt đến đỉnh cao của sự thịnh trị. Đặc biệt là Lê Thánh Tông vốn là ông vua văn võ song toàn, đã tiếp nối con đường vẻ vang của các ông vua tiền bối và tư tưởng uyên bác của Nguyễn Trãi về đường lối trị nước nhân nghĩa.

Tuy nhiên, tính chủ quan của Lê Thánh Tông trong việc tự đánh giá mình và thời đại mình là đỉnh cao (vua ngang với thánh, đất nước sánh với thời Nghiêu Thuấn) cùng với việc xác nhận phẩm cách nhà vua với tư cách người quân tử như trên đã dẫn triều đại này không ngừng trượt dốc sau khi ông mất và như một tất yếu lịch sử, đã hoàn toàn bị sụp đổ bởi những ông "vua quỉ, vua lợn" chỉ biết ăn chơi sa đọa, chểnh mảng việc nước. Cuộc tiếm ngôi của Mạc Đăng Dung có thể xem như một sự tất yếu lịch sử, đồng thời để lại bài học sâu sắc về năng lực và đạo đức của

nhà cầm quyền trong điều kiện đất nước hòa bình, tức là đất nước không có chiến tranh nhưng dân không được an về nhiều mặt.

Rút ra bài học từđường lối trị nước thời thịnh trị của nhà Lê Sơ, triều Mạc đã thực hiện nhiều chủ trương thiết thực nhằm ổn định cuộc sống của nhân dân. Đại Vit s ký toàn thư mà tác giả của nó gọi họ Mạc là "Mạc tiếm" cũng phải thừa nhận những nỗ lực của nhà Mạc:

Họ Mạc ra lệnh cấm người các xứ trong, ngoài không được cầm giáo mác và dao nhọn, can qua, cùng những binh khí khác hoành hành trên đường đi. Ai vi phạm thì cho phép ty bắt giữ. Từ đấy người buôn bán và kẻ đi đường đều đi tay không, ban đêm không còn trộm cướp, trâu bò thả chăn không phải đem về, chỉ mỗi tháng xem lại một lần, có sinh đẻ cũng không biết được là gia súc nhà mình. Trong khoảng vài năm, người đi đường không nhặt của rơi, cổng ngoài không phải đóng, được mùa liên tiếp, trong cõi tạm yên [68, tr. 115].

Điều đáng lưu ý là nhà Mạc chỉ thay thế nhà Lê Sơ về chủ thể quyền lực, còn cơ cấu nhà nước và thượng tầng kiến trúc vẫn tiếp tục duy trì. Bộ luật Hồng Đức vẫn còn nguyên hiệu lực. Đến lượt mình, nhà Mạc cũng như nhà Hồđầu thế kỷ XV không thể chống đỡđược lực lượng khôi phục triều cũ vốn được xem là chính thống, mặc dù những nỗ lực mà nó đạt được là không nhỏ, cả về an ninh xã hội lẫn giáo dục - khoa cử.

Nhà Lê Trung hưng khôi phục được quyền lực, song các vua Lê chỉ là những ông vua bù nhìn. Mọi quyền hành đều nằm trong tay họ Trịnh và xét nguyên nhân sâu xa của sự khủng hoảng chế độ phong kiến đương thời, đẩy đất nước vào tình trạng cát cứ thành Đàng Trong và Đàng Ngoài chính là ở họ Trịnh đã gây nên sự thù oán trong nội bộ gia đình. Chiến tranh giữa Nam - Bắc triều và tiếp theo là giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài trong suốt hai thế kỷ XVI-XVII đã làm cho nhân dân ta điêu đứng, đồng thời dẫn đến sự xuất hiện lực lượng khác để xóa bỏ tình trạng đó. Lực lượng ấy chính là phong trào Tây Sơn. Mặc dù phong trào này hoàn thành sứ mệnh của mình là xóa bỏ chế độ một vua hai chúa cát cứ hai miền đất nước, song bản thân nó lại tái cát cứ thành ba vùng khác nhau, tức là tự chia để kẻ khác tìm đến cơ hội mà lật đổ. Vua Quang Trung từng được tôn là Bắc Bình vương, có công đánh bại hơn hai mươi vạn quân Thanh xâm lược và chấm dứt sự tồn tại

của vua Lê phản quốc là Lê Chiêu Thống, nhưng lại mất sớm. Những ông vua trẻ kế vị bởi vua cha mất sớm (Mạc Mậu Hợp kế vị Mạc Đăng Doanh; Quang Toản kế vị Quang Trung), chịu sự nhiếp chính và do đó, không tránh khỏi sự lũng đoạn, tranh giành quyền lực và tham nhũng của bộ máy quan liêu.

Từ thế kỷ XVI-XVIII Nho giáo vẫn giữ địa vị thống trị về mặt hệ tư tưởng của tất cả các phe phái. Tuy có phần suy giảm về uy thế bởi sự cát cứ và khủng hoảng của chếđộ phong kiến, song các phe phái vẫn phải dựa vào Nho giáo để khẳng định tính chính nghĩa của mình với mục đích cuối cùng là thu hút lực lượng xã hội. Năm 1663 chúa Trịnh đã mở rộng 24 điều giáo huấn của Lê Thánh Tông thành 47 điều và được phổ biến tới cấp làng xã để thiết lập trật tự xã hội. Lĩnh vực giáo dục - khoa cử chủ yếu vẫn dựa vào kinh điển của Nho giáo. Tuy nhiên, từ khi nhà Mạc nắm quyền cai trị chính sách nới lỏng và có phần ưu ái đối với Phật giáo hơn so với thời Lê Sơ, từđó Phật giáo có xu hướng phục hồi. Đạo giáo cũng có sự phát triển hơn trước và có sự hòa nhập với tín ngưỡng dân gian. Như vậy, so với thời Lê Sơ, mối quan hệ tam giáo đã có sự thay đổi. Trong cục diện chính trị phức tạp của thời kỳ này, một số nội dung cơ bản của Nho giáo đã có những thay đổi do quan hệ hội nhập, đồng nguyên của tam giáo, kéo theo quan điểm "trọng đạo sùng Nho" thời Lê Thánh Tông cũng bị xem xét lại, bởi theo một số nhà tư tưởng đương thời, "cái mũ nhà nho" đã làm cho họ trở nên cứng nhắc, thậm chí là sai lầm trong vấn đề nhận thức cuộc sống.

Khi nhà Tây Sơn giành địa vị thống trị, triều đại Quang Trung đã chú trọng nhiều đến việc thiết lập bộ máy nhà nước mà trước hết, là lực lượng trí thức. Vua Quang Trung đã khẩn thiết cầu hiền nhằm xây dựng một nhà nước mạnh giống như thời Lê Sơ. Tuy nhiên, triều đại này tồn tại trong khoảng thời gian hết sức ngắn ngủi, vua Quang Trung đã thể hiện đường lối trị nước kết hợp giữa đức trị và pháp trị bằng nhiều biện pháp cụ thể, trong đó có dự kiến biên soạn bộ luật mới của triều đình nhưng không thành, dưới thời Quang Toản đã ban bốHình thư nhưng nay không còn.

Sự kế thừa đường lối trị nước của nhà Lê Sơ được thể hiện rõ nét nhất vào thời Nguyễn (1802-1945) ở chỗ vừa đề cao vai trò đức trị của Nho giáo với pháp trị. Tuy nhiên, đường lối trị nước đó mang một số điểm mới do qui định của thời đại. Cụ thể, Nguyễn Ánh đã tỏ ra thận trọng khi lựa chọn cho mình vị thế của ngôi chúa trước đây hay xưng vương. Khi quyết định xưng vương, triều đại này đã phải dựa

vào thuyết mệnh trời của Hán Nho để khẳng định tính chính danh của mình. Về luật pháp, bộ Hoàng triu lut lệ (còn gọi là Bộ luật Gia Long) vừa kế thừa Quốc triều hình luật của Lê Sơ, vừa tiếp thu bộ luật của nhà Thanh. Cũng như thời Lê Sơ, nhà Nguyễn đã nhiều lần cải cách hành chính, sắp đặt lại bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương để việc cai trị có hiệu quả.

Như vậy, các triều đại sau Lê Sơ, dù trong điều kiện cát cứ hay thống nhất, loạn hay trị đều chú trọng đến việc kế thừa và phát triển cách thức trị nước thời Lê Sơ, đó là đặt vị thế đức trị của Nho giáo lên hàng đầu và phần lớn các điều khoản của các bộ luật đều mang tính luật pháp hóa các chuẩn mực đạo đức Nho giáo để thiết lập trật tự xã hội. Qua đó cho thấy, việc kết hợp đức trị với pháp trị có ý nghĩa to lớn đối với sự cai trị của các thế lực, các triều đại phong kiến. Tuy nhiên, bất luận trong trường hợp nào thì pháp trị dưới thời phong kiến được thể hiện qua các bộ luật nêu trên là nhằm bảo vệ quyền lợi của giai cấp phong kiến. Khi quyền lợi của đại đa số nhân dân không được bảo đảm do hệ thống quan lại tham nhũng ắt xẩy ra các cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình và mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và bị trị không được giải quyết sẽ dẫn đến đảo chính hoặc cách mạng xã hội.

4.2. BÀI HC LCH S T CHÍNH SÁCH AN DÂN CA THI LÊ SƠĐỐI VI VIC XÂY DNG NHÀ NƯỚC CA DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN

Một phần của tài liệu Tư tưởng trị nước thời Lê Sơ và ý nghĩa lịch sử của nó [full] (Trang 124 - 128)