0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

Điều kiện chính trị thời Lê Sơ

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG TRỊ NƯỚC THỜI LÊ SƠ VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NÓ [FULL] (Trang 48 -53 )

CHO SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG TRỊ NƯỚC CỦA THỜI LÊ SƠ

2.2.4. Điều kiện chính trị thời Lê Sơ

Về chính trị, triều đình Lê Sơ đã từng bước xây dựng nhà nước quân chủ phong kiến quan liêu thay thế mô hình nhà nước quân chủ quý tộc thân thân vốn tồn tại suốt thời kỳ Lý - Trần. Sau cuộc kháng chiến chống Minh thắng lợi, tầng lớp hoàng thân quốc thích không có được những đặc quyền đặc lợi như thời Lý - Trần, ở đó giai cấp địa chủ từng bước được đẩy lên nắm quyền. Nhà Lê, đặc biệt dưới thời Lê Thánh Tông đã trở thành nhà nước phong kiến quan liêu tập quyền cao độ. Bộ máy quan chức dưới thời Lê Sơ chủ yếu được xây dựng nên dựa trên thi cử hoặc tiến cử, ngoài các bậc công thần có công huân thì các quý tộc thân cận nhà Lê Sơ hầu hết không đảm nhiệm các chức vụ quan trọng, thậm chí ở một số triều đại họ còn bị sát hại vì lo sợ sự tranh quyền soán ngôi trong hoàng tộc.

Nếu trong thời kỳđầu độc lập từ thời Ngô đến Trần là thời kỳ xây dựng nhà nước phong kiến tập quyền luôn thường trực với hình thức đấu tranh giữa hai yếu tố tập trung và phân tán, thì thời Lê Sơ là thời kỳ hoàn thành của nhà nước tập quyền ấy. Trong thời kỳ này, hệ thống bộ máy quan liêu từ trung ương đến địa phương hoạt động theo nguyên tắc tập trung quyền hành vào tay triều đình mà đứng đầu là nhà vua, đảm bảo chi phối được các địa phương trong nước. Mô hình nhà nước quân chủ tập quyền như vậy chỉ có thể là một nhà nước dựa trên nền tảng cơ cấu chính trị lấy Nho giáo làm bệ đỡ hệ tư tưởng trong sự kết hợp chặt chẽ với các yếu tố pháp trị đã được tinh luyện trong thực tiễn lịch sử của chếđộ phong kiến phương Đông và các triều đại trước đó ở Việt Nam.

2.2.4.1. S hình thành nhà nước Lê Sơ

Nhà nước Lê Sơ ra đời năm 1428 sau thắng lợi của cuộc kháng chiến vệ quốc vĩđại chống sựđô hộ của nhà Minh. Đây là một triều đại khai quốc không chỉ về mặt khôi phục chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, mà trên thực tế, là một triều đại đứng lên từ đống đổ nát của chiến tranh tàn khốc. Trong vòng 20 năm đô hộ của nhà Minh, đất nước không chỉ bị thiệt hại to lớn về mặt vật chất do sự bóc lột tàn bạo về sức người, sức của của giặc đối với nhân dân ta, mà tội ác của bọn giặc còn ghê tởm hơn nhiều bởi sự cướp bóc, tàn phá nền văn hóa, văn minh Đại Việt từng được tích lũy suốt trong thời kỳđầu độc lập.

Nguyên nhân của cuộc chiến tranh xâm lược và tàn phá đó có nguồn gốc sâu xa từ cuộc khủng hoảng xã hội nhà Trần cuối thế kỷ XIV. Hào khí Đông A thời chiến tranh giữ nước ở thế kỷ XIII không thể tiếp tục phát huy để chống đỡ sự khủng hoảng và mâu thuẫn xã hội. Thêm nữa, thiên tai dồn dập, nạn đói kéo dài, nhất là vào những năm 1362, 1370, 1375… càng làm cho sự khủng hoảng xã hội ngày càng trầm trọng. Những biện pháp an sinh xã hội như chẩn cấp thóc gạo cho dân chỉ là biện pháp nhất thời, do đó không ngăn ngừa được các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra liên tiếp ở khắp mọi nơi.

Mặc dù nhà Trần đã ra sức chống đỡ nhưng vẫn không vượt qua được cuộc khủng hoảng ngày càng trầm trọng. Giữa lúc đó trên chính trường xuất hiện một nhân vật quan trọng nắm giữ quyền bính lớn đó là Hồ Quý Ly - viên ngoại thích của nhà Trần. Hồ Quý Ly đã nhanh chóng đề xướng và tiến hành cải cách trên nhiều mặt và từng bước chiếm quyền thống trị trong xã hội. Nhà Hồ thay thế nhà Trần (1400) là một tất yếu. Sự thay thế nhà Trần bởi nhà Hồ trong hoàn cảnh lịch sửđó đã thúc đẩy công cuộc cải cách xã hội, trong đó có những chính sách đóng góp tích cực trong việc ổn định xã hội. Tuy nhiên, những cải cách mà nhà Hồ ban hành chưa phát huy tác dụng được bao nhiêu thì nhà Hồđã vấp phải cuộc chiến tranh xâm lược trên quy mô lớn của nhà Minh. Sau những cố gắng chiến đấu trong mối tương quan lực lượng không cân xứng, lại thiếu sựủng hộ của lòng dân, nhà Hồ nhanh chóng bị thất bại, nền độc lập dân tộc bị thủ tiêu và Đại Việt rơi vào ách độ hộ tàn khốc của nhà Minh. Nhà Minh biến Đại Việt thành châu phủ và áp đặt bộ máy chính quyền lên toàn đất nước Đại Việt.

Trong hoàn cảnh đó, từ vùng núi phía tây Thanh Hóa, một nhóm nghĩa quân dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi đã chiêu tập binh sĩ, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại quân xâm lược Minh, đó chính là nghĩa quân Lam Sơn. Trải qua hơn 10 năm chiến đấu gian khổ, nếm mật nằm gai, năm 1428 khởi nghĩa Lam Sơn và phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân ta đã giành thắng lợi hoàn toàn, đập tan bộ máy thống trị của giặc Minh, đưa lịch sử dân tộc sang trang mới: thời kỳđộc lập tự chủ và tiến hành xây dựng, phát triển nhà nước quân chủ phong kiến quan liêu dưới sự lãnh đạo của vương triều Lê Sơ.

Mặc dù nhà nước Lê Sơđược thành lập vào 1428, nhưng những mầm mống cho sự ra đời của nó đã sớm hình thành từ khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn còn chưa

kết thúc. Năm 1426 cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã giành được những thắng lợi cơ bản, thế lực của nghĩa quân là áp đảo đối với giặc Minh. Những thắng lợi to lớn về quân sự và chính trị liên tiếp càng làm tăng thêm sức mạnh của nghĩa quân cả về vật chất và tinh thần, đồng thời cổ vũ mạnh mẽ khí thế chống giặc của nhân dân ta ở những vùng địch chiếm đóng. Trái ngược với tình hình của ta, quân địch dù còn đông nhưng đã mất sức tiến công, tinh thần sa sút đang phải chuyển dần sang thế phòng ngự.

Cũng trong năm Bính Ngọ (1426) mặc dù đang phải lo nhiệm vụ giải phóng dân tộc, Lê Lợi đã mở khoa thi đầu tiên của triều Lê. Đề thi khi đó gắn liền với nhiệm vụ của cuộc kháng chiến và theo tư tưởng "tâm công" của Nguyễn Trãi là "Bn văn d thành Đông Quan". Những người đỗ đạt trong kỳ thi này được Lê Lợi bổ sung chức Yên phủ các lộ bên ngoài và chức viên ngoại lang các Bộ trong kinh, bước đầu hình thành nên bộ máy quan chức cho việc quản lý xã hội sau này.

Đầu năm Đinh Mùi (1427) Lê Lợi tiến thêm một bước nữa trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và cắt đặt các khu vực hành chính (chia nước thành bốn đạo), ông đã đặt các chức quan tổng bốn đạo. Sang đầu năm 1428 Lê Lợi chia nước thành năm đạo và đặt quan chức trấn giữ. Cùng với việc sắp đặt quan chức chia phủ huyện, về mặt văn hóa Lê Lợi đã chia các quan đi tế thần núi, sông, miếu, xã tắc, bái tạ lăng tẩm các triều đại trước, truy tôn tổ tông và dâng thụy hiệu.

Đầu năm 1428, cuộc kháng chiến chống Minh thắng lợi hoàn toàn, Lê Lợi và triều đình chuyển vào thành Đông Kinh. Ngày 15 tháng 4, Lê Lợi chính thức lên ngôi hoàng đế, đổi niên hiệu là Thuận Thiên, đặt quốc hiệu là Đại Việt, đóng đô ở Đông Kinh, mở ra một thời đại mới, chấm dứt hơn 20 năm dưới ách đô hộ khổ đau của nhân dân Đại Việt trước quân xâm lược Minh. Từđây, toàn dân bắt tay vào xây dựng quốc gia Đại Việt độc lập, tự chủ dưới sự lãnh đạo của nhà nước Lê Sơ.

2.2.4.2. Quá trình xây dng và phát trin ca nhà nước Lê Sơ

Khởi nghĩa Lam Sơn và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta đầu thế kỷ XV kết thúc thắng lợi, chấm dứt hơn hai mươi năm đô hộ của nhà Minh và dẫn đến sự ra đời của một triều đại mới - triều đại Lê Sơ. Đây là triều đại gắn liền với nền văn minh Đại Việt với nền quân chủ chuyên chế quan liêu trọng Nho. Vua Lê Thái Tổ, từ chỗ điều khiển một đội quân chiến đấu chuyển sang điều khiển một triều

đình nhà nước với ngoại giao, nội trị. Do đó, bản thân ông và triều thần đứng trước vô vàn những khó khăn phức tạp trong việc tái thiết đất nước và xây dựng vương triều.

Về phương diện xã hội, triều đình Lê Sơ đã ra sức thi hành nhiều biện pháp tích cực nhằm phục hồi cuộc sống của nhân dân và phát triển kinh tế. Nhiệm vụ chủ yếu của thời kỳ này là giải quyết vấn đề ruộng đất, khôi phục lại nền kinh tế trong đó lấy nông nghiệp làm căn bản; ổn định dân cư, chống lại các tệ nạn xã hội nảy sinh sau chiến tranh. Cùng với việc ổn định xã hội phát triển kinh tế, một nhiệm vụ quan trọng liên quan đến thượng tầng kiến trúc là xây dựng một nhà nước phong kiến tập quyền cao độ. Hai nhiệm vụ trước tiên mà Lê Lợi và các quần thần tập trung giải quyết là sắp xếp lại các đơn vị hành chính trong cả nước và xây dựng bộ máy nhà nước quân chủ trung ương tập quyền đủ mạnh để lãnh đạo đất nước và duy trì sự trường tồn của vương triều. Toàn bộ hệ thống chính quyền đều tập trung quyền hành về tay triều đình trung ương. Việc sắp xếp lại đơn vị hành chính, theo nhận xét của nhà sử học Lê Quý Đôn, về cơ bản là phỏng theo chếđộ nhà Trần, cốt làm cho đơn vị to nhỏ giữ gìn lẫn nhau, cấp bậc trên dưới ràng buộc lẫn nhau.

Sau khi vua Thái Tổ chết, năm 1433 Thái tử Nguyên Long lên nối ngôi. Đó là vua Thái Tông với hai niên hiệu là Thiệu Bình (1434 - 1439) và Đại Bảo (1440 - 1442). Nguyên Long lên làm vua khi mới 11 tuổi, mọi việc trong triều lúc đó đều do phụ chính Lê Sát quyết đoán. Năm 1437, Thái Tông giết Lê Sát, trực tiếp nắm quyền hành. Trong 9 năm làm vua của mình, Thái Tông cũng đã đề ra nhiều chính sách góp phần chỉnh đốn lại triều đình, ổn định xã hội.

Năm 1442, Thái Tông chết, Thái tử Bang Cơ lên ngôi khi đó mới 2 tuổi. Đó là vua Nhân Tông với 2 niên hiệu là Thái Hòa (1443 - 1453) và Diên Ninh (1454 - 1459). Do Nhân Tông khi lên ngôi còn nhỏ, nên những năm đầu, Tuyên từ hoàng thái hậu nhiếp chính, nắm mọi quyền bính trong triều. Từ năm 1453, Nhân Tông mới thực sự nắm quyền và đã đề ra được một số luật lệ, quy định một số chếđộ cho nhà nước Lê Sơ, kinh tế và xã hội dần có những chuyển biến mới.

Đến năm 1459, hai mẹ con Nhân Tông bị giết chết bởi cuộc phản biến của Lê Nghi Dân. Nghi Dân lên ngôi đổi niên hiệu là Thiên Hưng. Mặc dù thời gian cầm quyền của Nghi Dân chỉ có 8 tháng nhưng ông cũng đã củng cố lại triều đình trung ương, cố gắng khôi phục kinh tế, ổn định xã hội, nhưng với định kiến về kẻ

cướp ngôi nên Nghi Dân không nhận được sựđồng thuận từ phía các quan lại trong triều. Chính các công thần của Nhà Lê do Nguyễn Xí, Đinh Liệt cầm đầu đã nổi binh phế truất Nghi Dân xuống làm LệĐức Hầu.

Sau khi phế bỏ Nghi Dân, con thứ của Thái Tông là Tư Thành được mời lên làm vua tức Lê Thánh Tông nổi tiếng trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Thánh Tông với hai niên hiệu là Quang Thuận (1460 - 1469) và Hồng Đức (1470 - 1497) là vị vua ở ngôi lâu nhất của thời Lê Sơ. Trong thời Thánh Tông trị vì, bộ máy nhà nước quân chủ trung ương đã phát triển tới mức cao nhất của nó. Các chế độ, quy chế về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa đều được hoàn thành ở thời Thánh Tông, làm mẫu mực cho các triều đại phong kiến sau này.

Năm 1467, Thánh Tông ra lệnh cho các đạo phải đi điều tra khám xét núi sông đồng ruộng và sưu tập các sự tích trong xứ rồi vẽ tranh thành bản đồ ghi chú rõ ràng gửi lên bộ Hộ để chuẩn bị vẽ một tập bản đồ cả nước. Để tập trung quyền lực về tay mình, năm 1471 Lê Thánh Tông đặt thêm Ty Hiến sát ở các đạo. Nhiệm vụ của các Ty Hiến sát là xét xử kiện tụng và giám sát mọi công việc trong đạo để kịp thời tâu trình lên triều đình. Như vậy, điểm đặc biệt trong bộ máy nhà nước Lê Sơ thời Thánh Tông là việc hoàn chỉnh tổ chức thanh tra giám sát.

Về tổ chức bộ máy nhà nước, năm 1471, Lê Thánh Tông ban bố lời dụ "Hiệu định Hoàng triều quan chế" nhằm cải tổ lại bộ máy chính quyền trung ương và tập trung quyền bính vào tay mình, trong đó có đoạn viết: "Đất đai bờ cõi ngày nay so với trước kia khác nhau nhiều lắm; Không thể không thân hành nắm quyền chế tác, làm trọn đạo biến thông. Ở trong quân vệ đông đúc thì năm phủ chia nhau nắm giữ, việc công bề bộn thì sáu bộ bàn nhau mà làm…" [67, tr. 453].

Dưới thời Lê Thánh Tông, kinh tếđặc biệt được coi trọng. Nhà vua đã đặt ra một số cơ quan chuyên trông coi về nông nghiệp như Sở Đồn điền trông coi về ruộng đất; Sở Tàm tang trông coi việc trồng dâu nuôi tằm; Sở Thực thái coi việc trồng rau; Sở Điền mục coi việc chăn nuôi gia súc. Ngoài ra, còn có các chức Khuyến nông sứđể khuyên răn dân chú trọng về nghề nông, chức Hà đê sứđể trông nom việc đê điều cho dân.

Như vậy, cho đến thời Lê Thánh Tông, trải qua quá trình xây dựng và chỉnh đốn, chính quyền Lê Sơ đã đạt đến sự phát triển hoàn thiện. Đó là một chính quyền

quân chủ quan liêu tập trung cao độ, thể hiện sức mạnh chi phối của triều đình trung ương xuống các địa phương và quyền chuyên chế tuyệt đối của nhà vua. Tuy nhiên, lịch sử không diễn ra như nhận định của Lê Thánh Tông, cho rằng đất nước dưới sự trị vì của ông sẽ có "Bát cách Cơ Chu lạc trị bình" (Vui thấy cuộc bình trị sẽ lâu dài như nhà Cơ Chu tám trăm năm). Song chỉ mấy năm sau khi Lê Thánh Tông mất, đất nước đã lâm vào thời kỳ khủng hoảng toàn diện, triền miên và kéo dài trong lịch sử nước ta, mà triệu chứng mở đầu là vào các triều vua Uy Mục đế (1505 - 1509) và Tương Dực đế (1510 - 1516).

Lúc này những mâu thuẫn ngấm ngầm trong trong suốt thời kỳ trước đó của xã hội Lê Sơ lại có dịp bùng lên. Hai mâu thuẫn nổi lên hàng đầu và ngày càng trở lên sâu sắc không thể điều hòa được là mâu thuẫn trong nội bộ giai cấp thống trị phong kiến và mâu thuẫn giữa nhân dân trước hết là nông dân với giai cấp phong kiến thống trị. Mâu thuẫn trong nội bộ giai cấp phong kiến thời kỳ này chính là sự tranh đoạt quyền lợi giữa anh em nhà vua, giữa hoàng tộc với ngoại thần, giữa triều thần với nhau…, làm cho triều đình Lê Sơ càng trở lên thối nát. Chỉ tính riêng từ năm 1504 đến 1527 đã có 5 vị vua nhà Lê được lập lên rồi bị lật đổ. Những bậc minh quân một thời của nhà Lê Sơ giờđây đã lùi vào dĩ vãng, thay vào đó là những vị vua tàn bạo, hoang dâm. Một số thí dụđiển hình cùng những lời nhận xét của các nhà sử học giành cho các vị vua này đủ thấy sự suy đồi của họ như sau: Về vua Uy Mục sử cũ chép: "Vua nghiện rượu, hiếu sát, hoang dâm, thích ra oai, tàn hại người tôn thất, giết ngầm tổ mẫu, họ ngoại hoành hành, trăm họ oán giận, người bấy giờ gọi là Quỷ vương, điềm loạn đã xuất hiện từđấy" [68, tr. 38]. Về Tương Dực đế, sử cũ chép: "Vua buổi đầu lên ngôi, ban hành giáo hóa, thận trọng hình phạt, cũng đáng coi là có công nghiệp. Song chơi bời vô độ, xây dựng liên miên, dân nghèo thất nghiệp, trộm cướp nổi lên, dẫn đến nguy vong là bởi ởđấy" [68, tr. 52].

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG TRỊ NƯỚC THỜI LÊ SƠ VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NÓ [FULL] (Trang 48 -53 )

×