BÀI HỌC TỪ SỰ KẾT HỢP ĐỨC TRỊ VỚI PHÁP TRỊ TRONG THỜI LÊ SƠ CHO VIỆC XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚ C PHÁP QUY Ề N XÃ

Một phần của tài liệu Tư tưởng trị nước thời Lê Sơ và ý nghĩa lịch sử của nó [full] (Trang 139 - 151)

TRONG TƯ TƯỞNG TRỊ NƯỚC CỦA THỜI LÊ SƠ

4.3.BÀI HỌC TỪ SỰ KẾT HỢP ĐỨC TRỊ VỚI PHÁP TRỊ TRONG THỜI LÊ SƠ CHO VIỆC XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚ C PHÁP QUY Ề N XÃ

HI CH NGHĨA CA CHÚNG TA HIN NAY

Trong tư tưởng trị nước, nhà Lê Sơ đã thực hiện việc kết hợp đức trị với pháp trị, song sự kết hợp đó không phải là bất biến, cố định, mà tùy thuộc vào từng lĩnh vực và điều kiện lịch sử và xã hội cụ thể. Đây không phải là vấn đề mới nẩy sinh trong tư tưởng trị nước thời Lê Sơ, mà đã từng được áp dụng trong lịch sử chế độ phong kiến Trung Hoa và Việt Nam. Tuy nhiên, như chúng tôi đã phân tích ở các chương trên, ngay từ đầu nhà Lê Sơ dù đưa Nho giáo lên địa vị độc tôn trong hệ tư tưởng của mình, song đã khẳng định dứt khoát rằng, việc "trị nước phải có pháp luật, không có pháp luật thì sẽ loạn" [67, tr. 291] của Lê Thái Tổ và thừa nhận "pháp luật là phép công của nhà nước, ta cùng các ngươi phải tuân theo" của Lê Thánh Tông cho đến nay vẫn đáng để chúng ta suy ngẫm về thái độ coi trọng pháp luật trong tư tưởng trị nước của triều đại này. Như chúng ta đều biết, dùng đạo đức để trị nước có nghĩa là đề cao việc cảm hóa con người thông qua dư luận xã hội và những chuẩn mực đạo đức đã được các thánh hiền đời xưa đúc kết, còn dùng pháp luật là áp đặt, cưỡng bức để phòng chống tội phạm có thể xẩy ra trong việc thực hiện các qui định của nhà nước và cộng đồng làng xã, v.v... Với lối sống và phong cách tư duy của người Việt luôn có thiên hướng về mặt tình cảm đạo lý hơn là luật pháp, việc kết hợp đức trị với pháp trị theo "tỷ lệ thích hợp" tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thểđã làm cho đường lối trị nước đó có ý nghĩa nhất định, đồng thời sự bất cập của nó trong một số trường hợp đã trở thành bài học lịch sử về cách thức trị nước mà ngày nay vẫn còn nguyên giá trị. Chính vì vậy, dù tư tưởng trị nước thời Lê Sơ có những ý nghĩa, thậm chí là giá trị nhất định, chúng ta cũng không thể bỏ qua những hạn chế của nó

để từđó rút ra bài học lịch sử cho sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nước ta hiện nay.

4.3.1. Nhng giá tr ca s kết hp đức tr vi pháp tr trong lĩnh vc

tr nước an dân

Mặc dù đức trị và pháp trị được nhà nước Lê Sơ và các triều đại về sau lựa chọn chủ yếu nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp phong kiến thống trị, song nếu loại bỏ tính giai cấp thì cả hai yếu tố cấu thành đều thể hiện ra những giá trị tích cực và có ý nghĩa thực tiễn lớn.

Với tư cách là những hình thái ý thức xã hội, đạo đức và pháp luật trong đường lối trị nước đều phản ánh tồn tại xã hội và đều có tác động đến tồn tại xã hội, và do đó có ảnh hưởng không nhỏđến sự phát triển của đất nước. C.Mác đã viết:

Sự phát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật... đều dựa trên cơ sở kinh tế. Vấn đề hoàn toàn không phải chỉ có hoàn cảnh kinh tế mới là nguyên nhân, chỉ có nó là tích cực, còn tất cả những cái còn lại đều là hệ quả thụ động. Không, ở đây là sự tác động qua lại trên cơ sở tất yếu kinh tế, xét cho cùng bao giờ cũng mởđường đi cho mình [71, tr. 271-273].

Đánh giá về vai trò của đạo đức V.I.Lênin cũng từng viết: "Đạo đức đó (đạo đức cộng sản - tác giả luận án) là những gì góp phần phá hủy xã hội cũ của bọn bóc lột và đoàn kết tất cả những người lao động quanh giai cấp vô sản đang sáng tạo ra xã hội mới của những người cộng sản" [63, tr. 366-372]. Đó là sự phá hủy thể chế chính trị lỗi thời, không còn phù hợp đối với xã hội ở một trình độ phát triển nhất định. Nói cách khác, đó là sự thay đổi hình thái kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, sự phá hủy đó không phải là sự hủy diệt mà ở đó luôn có sự phủ định biện chứng để giữ lại những yếu tố tích cực, tức cái góp phần làm nên giá trị truyền thống mà các thế hệ sau vẫn tiếp nhận nếu nó góp phần vào sự ổn định cũng như thúc đẩy phát triển xã hội.

Mặc dù cả pháp luật và đạo đức đều phản ánh tồn tại xã hội, phản ánh quan hệ ràng buộc giữa người với người, nhưng nó không đồng nhất hoàn toàn với nhau. Đạo đức chỉ ra những điều con người nên làm và không nên làm còn pháp luật nó giới hạn con người ở những điều được phép làm hoặc không được phép làm. Giữa

pháp luật và đạo đức nó khác nhau về phạm vi điều chỉnh pháp luật đề ra những yêu cầu tối thiểu còn đạo đức lại đề ra những yêu cầu tối đa đối với hành vi con người. Mặt khác giữa pháp luật và đạo đức còn khác nhau về cơ chế thực hiện: đạo đức được thực hiện trên tinh thần tự nguyện, tự giác, trong khi đó pháp luật trước hết và chủ yếu bằng sự cưỡng chế, bằng quyền lực và công cụ chuyên chính của nhà nước. Trong một số trường hợp, đạo đức và pháp luật mâu thuẫn với nhau, song trong đường lối trị nước, chúng bổ trợ cho nhau và thống nhất với nhau về mục đích, đó là thiết lập trật tự xã hội và giữ gìn kỷ cương phép nước.

Trong lịch sử của hai học thuyết Nho gia và Pháp gia, chúng ta thấy chỉ có Pháp gia là học thuyết đề cao vai trò của pháp luật và đòi hỏi việc loại bỏ các học thuyết chính trị - xã hội khác. Đòi hỏi này được nhà Tần dưới thời Tần Thủy Hoàng áp dụng và kết quả đưa đất nước đến chỗ khủng hoảng nghiêm trọng và triều đại này tồn tại rất ngắn ngủi. Còn Khổng Tử, người sáng lập trường phái Nho gia không bác bỏ vai trò của pháp luật, đồng thời coi việc sử dụng đạo đức để cảm hóa con người sẽ có hiệu quả trị nước cao hơn. Chủ trương đó của Khổng Tử dẫn đến hiện tượng duy tình và pháp luật, kể cả những chuẩn mực đạo đức đã được luật pháp hóa đã không được thực thi nghiêm chỉnh. Thậm chí Khổng Tử và Mạnh Tử còn ca ngợi con có hiếu khi che giấu tội phạm của cha, cõng cha chạy trốn khỏi pháp luật. Hiện tượng đó chắc chắn được nhà Lê Sơ lấy làm bài học cho mình để tránh sự bất cập có thể xảy ra trong việc quản lý và điều hành nhà nước.

Cụ thể, nhà Lê Sơ không tách biệt và tuyệt đối hóa một trong hai yếu tốđó mà xác nhận giữa chúng có sự bổ sung cho nhau trong quá trình cai trị và quản lý xã hội. Có thể nói, hai yếu tốđó ở mức độ nhất định, được nhà Lê Sơ xác nhận như là sự kết hợp nhu với cương trong đường lối cai trị của mình. Nhờ đó mà nhà Lê Sơ nhanh chóng đoàn kết được nhân dân theo mình khởi nghĩa một trong những cơ sở quan trọng làm nên chiến thắng của nhà Lê trước giặc Minh. Nhà sử học Ngô Sĩ Liên viết:

Khi vua mới tới thành Đông Đô, những hào kiệt ở kinh lộ và nhân dân các phủ huyện cùng các tù trưởng ở biên trấn đều tấp nập kéo đến cửa quân, xin hết sức liều chết đánh thành giặc ở các xứ. Vua biểu dương lòng thành của họ, phủ dụ, úy lạo, báo cho họ biết lẽ bỏ nghịch theo thuận.

Từ kẻ sĩ tới dân chúng hễ ai đến quân doanh, vua đều dùng lời lẽ khiêm tốn, dùng lễ nghi trang trọng để tiếp đãi, rồi tùy theo tài năng hơn hay kém của từng người để bố trí các chức vụ khác nhau. Lấy ban thưởng để khích lệ khiến người người đều hăng hái, dùng hình phạt mà răn đe, nên ai ai cũng giữ gìn. Vì vậy, mọi người đều cảm kích mong được dốc trọn sức mình, quân đi đến đâu là thành công đến đấy [67, tr. 260-261]. Sự kết hợp đó càng thể hiện tính tất yếu của nó trong việc tái thiết đất nước và xây dựng vương triều. Mặc dù không trực tiếp khẳng định rằng đường lối cai trị của Lê Lợi là đức trị hay pháp trị nhưng khi đánh giá về Lê Thái Tổ, Ngô Sĩ Liên đã khẳng định: "Thái Tổ từ khi lên ngôi đến nay (đến khi Lê Lợi mất), thi hành chính sự thực rất khả quan, như ấn định luật lệ, chế tác lễ nhạc, mở khoa thi, đặt cấm vệ, xây dựng quan chức, thành lập phủ huyện, thu thập sách vở, mở mang trường học... cũng có thể gọi là có mưu kế rộng, mở mang cơ nghiệp" [67, tr. 307].

Giá trị nổi bật trong cách cai trị của thời Lê Sơ theo chúng tôi, là ở chỗ sử dụng đức trị trong việc tu dưỡng đạo đức của người cầm quyền, chú trọng khoan thư sức dân, tu thân quả dục nhằm mục đích làm gương cho thiên hạ tin cẩn và kính trọng, còn việc sử dụng pháp luật để đưa xã hội vào ổn định chính là cách cai trị hợp lý nhất trong việc bảo vệ các qui định của nhà nước được ghi thiết định bởi Luật Hồng Đức. Pháp luật thời Lê Sơ đã chú trọng đến vấn đề an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, do đó đạo đức của những người trấn giữ biên cương được qui định rất cụ thể như chúng tôi đã dẫn ra ở trên.

4.3.2. Bài hc lch s v qun lý xã hi trên tinh thn thượng tôn pháp

lut và đề cao đạo đức ca thi Lê Sơđối vi nước ta hin nay

Chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân trong điều kiện một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh những thành tựu đạt được về mặt kinh tế - xã hội, nền kinh tế thị trường cũng làm nảy sinh những yếu tố làm suy thoái đạo đức của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Trong hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ chín khóa X, Đảng ta đã khẳng định: "Tình trạng suy thoái đạo đức lối sống, tệ quan liêu tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận cán bộđảng viên chưa được ngăn chặn đẩy lùi, chủ nghĩa cá nhân có chiều

hướng phát triển" [31, tr. 64]. Cùng với nó là hàng loạt các vụ án nghiêm trọng mà độ tuổi của người vi phạm ngày càng trẻ hóa đã gây ra những bức xúc và mất ổn định xã hội nghiêm trọng. Điều này đòi hỏi việc quản lý xã hội phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa pháp luật và đạo đức, trong đó hoàn thiện hệ thống pháp luật, giáo dục pháp luật và thực thi pháp luật nghiêm minh đi đôi với việc giáo dục đạo đức, trước hết cho đội ngũđảng viên và những người quản lý xã hội để làm gương cho dân chúng. Chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo tinh thần sống lao động, học tập theo hiến pháp và pháp luật, nhưng không vì thế mà vai trò của đạo đức bị xem nhẹ, bởi lẽ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường sẽ làm nảy sinh những mặt trái có liên quan đến đạo đức. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII đã nêu:

Chúng ta đang trong quá trình chuyển đổi cho nên có những hạn chế là khó tránh khỏi. Trong những năm gần đây, những hiện tượng như vì đồng tiền và danh vị mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, đồng chí, đồng nghiệp, buôn lậu và tham nhũng phát triển. Ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội cũng gia tăng [29, tr. 46].

Và điều này tất yếu đưa đến hậu quả như Đảng khẳng định: "Tình trạng tham nhũng và suy thoái về tư tưởng chính trị đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đang cản trở việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng gây bất bình và giảm lòng tin trong nhân dân" [29, tr. 67]. Việc đưa ra xét xử, nghiêm trị các tội phạm tham nhũng, tham ô và vi phạm pháp luật vừa qua như vụ Vinashin, Vinaline, Ngân hàng, v.v... đã thể hiện sự nỗ lực và quyết tâm cao độ của Đảng và Nhà nước ta, song có thể nói, đây mới chỉ là bước đầu và còn nhiều vụ việc cần tiếp tục xử lý để đáp ứng lòng mong mỏi của nhân dân, qua đó lấy được lòng tin của nhân dân vào chếđộ.

Nguyên nhân sâu xa của sự xuống cấp đạo đức, vi phạm pháp luật trong giai đoạn hiện nay chính là việc xem nhẹ yếu tốđạo đức và giáo dục đạo đức, đồng thời hệ thống pháp luật còn chưa hoàn thiện cũng như việc thực hiện pháp luật của những người thực thi pháp luật chưa được nghiêm minh. Mặc dù trong các Văn kiện Đại hội của Đảng từ Đại hội IV đến Đại hội XI luôn nhấn mạnh vai trò của pháp luật và những biện pháp cụ thể về giáo dục đạo đức cũng như tinh thần thượng tôn

pháp luật được nêu rõ và cụ thể, song việc đưa các nghị quyết vào cuộc sống vẫn còn nhiều hạn chế. Cụ thể trong Nghị quyết Đại hội VII của Đảng chỉ rõ: "Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật dưới sự lãnh đạo của Đảng" [28, tr. 91], trong đó "Đảng lãnh đạo xã hội bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương công tác; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức kiểm tra và bằng hành động gương mẫu của đảng viên, của cán bộ nhà nước" [28, tr. 132].

Càng về sau vai trò của nhân tốđạo đức càng được Đảng và Nhà nước chú trọng, nâng nó lên ngang bằng với yếu tố pháp luật trong quản lý xã hội. Đại hội VIII Đảng khẳng định: "Nhà nước ta... là nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân... nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật" [29, tr. 132-132], do đó "mọi hoạt động văn hóa nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị tư tưởng trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng tình nghĩa, có lối sống văn hóa quan hệ hài hòa trong gia đình cộng đồng và xã hội" [30, tr. 114].

Như vậy nhà nước mà chúng ta đang xây dựng là nhà nước pháp quyền không giống như nhà nước pháp trị trong lịch sử mà trong cách quản lý xã hội của nhà nước pháp quyền Việt Nam coi trọng cả yếu tố pháp luật lẫn yếu tố đạo đức. Pháp luật được coi là công cụ chủ yếu trong quản lý xã hội, nhưng việc giáo dục ý thức đạo đức và việc đề cao đạo đức giữa con người với con người là cơ sở quan trọng để có được xã hội tốt đẹp như mong ước của nhân dân ta.

Quản lý xã hội là vấn đề quan trọng của mỗi quốc gia trong mọi thời đại nhằm mục đích bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. "Mục đích cuối cùng của bất cứ chủ thể quản lý nào trong các lĩnh vực hoạt động xã hội là đạt được mục đích đề ra với hiệu quả cao nhất với cái giá thấp nhất và thời gian ngắn nhất" [78, tr. 43]. Xét về bản chất của chế độ xã hội trong lịch sử thì mục tiêu chính trị ở mỗi giai đoạn, mỗi thời đại có thể khác nhau, nhưng ở bất kỳ trường hợp nào cũng đều có những yêu cầu khá giống nhau về cách thức quản lý, cai trị đất nước, đó là tinh thần thượng tôn pháp luật, thực hiện bình đẳng của mọi người trước pháp luật. Với tư cách là một giai đoạn tất yếu của lịch sử, nhà Lê Sơ bên cạnh những hạn chế nhất định trong cách cai trị thì đường lối cai trị này cũng có những điểm tích cực nhất định mà chúng ta có thể học hỏi trong công cuộc xây dựng đất nước giai đoạn hiện

Một phần của tài liệu Tư tưởng trị nước thời Lê Sơ và ý nghĩa lịch sử của nó [full] (Trang 139 - 151)