BÀI HỌC VỀ GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO VÀ TUYỂN DỤNG QUAN CHỨC CæA THÜICæA THÜI LÊ SCæA THÜICæA THÜILÊ S ÐÐI VÚI VIÆC XÂY DðNG ÐØI NGh CÁN BØLÊ SLÊ S ÐÐI VÚI VIÆC XÂY DðNG ÐØI NGh CÁN BØ ÐÐI VÚI VIÆC XÂY DðNG ÐØI NGh CÁN BØ ÐÐI VÚI VIÆC XÂY DðNG ÐØI NGh CÁN BØ N ÚC TA N ÚC TA N ÚC TA N ÚC TA HIÆNHIÆNHIÆNHIÆN

Một phần của tài liệu Tư tưởng trị nước thời Lê Sơ và ý nghĩa lịch sử của nó [full] (Trang 151 - 164)

TRONG TƯ TƯỞNG TRỊ NƯỚC CỦA THỜI LÊ SƠ

4.4. BÀI HỌC VỀ GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO VÀ TUYỂN DỤNG QUAN CHỨC CæA THÜICæA THÜI LÊ SCæA THÜICæA THÜILÊ S ÐÐI VÚI VIÆC XÂY DðNG ÐØI NGh CÁN BØLÊ SLÊ S ÐÐI VÚI VIÆC XÂY DðNG ÐØI NGh CÁN BØ ÐÐI VÚI VIÆC XÂY DðNG ÐØI NGh CÁN BØ ÐÐI VÚI VIÆC XÂY DðNG ÐØI NGh CÁN BØ N ÚC TA N ÚC TA N ÚC TA N ÚC TA HIÆNHIÆNHIÆNHIÆN

NAY

4.4.1. Tính tích cc và nhng đóng góp v giáo dc đào to và tuyn

dng quan chc ca thi Lê Sơ

Như ở chương 3 chúng tôi đã đề cập, nền giáo dục đào tạo và cách thức tuyển dụng quan chức trong bộ máy chính quyền thời Lê Sơ có những điểm tích cực

và hạn chế mà chúng ta có thể rút ra những kinh nghiệm trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ hiện nay của chúng ta. Mặt tích cực nền giáo dục đào tạo và tuyển dụng quan chức của thời Lê Sơđược thể hiện trên các điểm cơ bản:

Th nht, cũng như các triều đại quân chủ phong kiến mang tính chuyên chế ở Việt Nam, nhà Lê Sơ luôn đề cao vấn đề đào tạo và sử dụng nhân tài. Điều này không chỉ là những đánh giá của đời sau mà ngay trong thời đại đó triều đình đã nhìn nhận: "nhân tài là nguyên khí của nhà nước không thể không vun trồng cho rộng khắp, chế độ là phép lớn của nhà nước không thể không quy định cho rõ ràng đầy đủ" [6, tr. 81]. Thậm chí sớm hơn nữa triều đại này đã coi nhân tài gắn liền với sự tồn vong của đất nước như trong văn bia tiến sĩ khoa thi Nhâm Tuất năm Đại Bảo thứ ba khẳng định: "Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên" [85, tr. 81].

Với chủ trương đúng đắn đó, nhà nước Lê Sơ đã phát triển được một nền giáo dục mang tính rộng khắp, các trường học không chỉ dừng lại ở trung ương với trung tâm là Quốc Tử Giám, mà còn được mở rộng ở các trấn lộ và các trường làng thu hút được một lượng lớn người đi học. Mặc dù chưa đạt đến một nền giáo dục của nhân dân, cho nhân dân hay một nền giáo dục toàn dân theo đúng nghĩa như thời đại ngày nay, nhưng nền giáo dục của thời Lê Sơ có thể được coi là một nền giáo dục mở rộng cho nhiều tầng lớp nhân dân. Ở thời Lê Sơ đối tượng đi học và đi thi không có sự phân biệt tuổi tác, giàu nghèo, sang hèn mọi người đều có thểđi học miễn là họ có đủđiều kiện, nó không mang tính đóng khung cho tầng lớp quan liêu quý tộc mang tính thế tập như các triều đại trước kia. Ngay cả Quốc Tử Giám, nếu thời Lý - Trần là nơi chỉ giành riêng cho thái tử, con em quý tộc tôn thất và quan liêu, thì đến thời Lê Sơ nó giành cho cả con em thường dân nếu có đủ tư chất và hiếu học. Điều này cho thấy về giáo dục ít nhiều có sự bình đẳng nhất định giữa các tầng lớp nhân dân. Bên cạnh đó các trường công và trường tư ở các địa phương cũng được mở rộng nhà nước không cấm đoán hay hạn chế người đi học, mà chỉ cấm đoán những người đi thi thuộc những thành phần dân cư không lành mạnh (con hát, loạn luân, điêu toa...) của xã hội.

Với một chủ trương khuyến khích nhân tài như vậy, nhà Lê Sơ đã tạo ra được một đội ngũ trí thức đồ sộ cho đất nước. Chỉ tính riêng trong một 100 năm tồn tại của mình, nhà Lê Sơđã đào tạo ra được 989 tiến sĩ trong đó có tới 21 trạng nguyên so với suốt chiều dài lịch sử phong kiến Việt Nam tính đến đời Duy Tân triều Nguyễn chỉ có 2.325 người đỗ thái học sinh và tiến sĩ, trong đó có 30 trạng nguyên. Điều đó cho thấy sự thịnh vượng của nền giáo dục khoa cử của thời Lê Sơđến mức nào.

Th hai, chủ trương phát triển một nền giáo dục mở rộng cùng với những thể lệ quy định về giáo dục thi cử và đặc biệt quá trình tuyển dụng chặt chẽ thông qua các kỳ thi mang tính khốc liệt của nhà Lê Sơđã cung cấp cho bộ máy nhà nước một đội ngũ quan chức uyên thâm về nho học, có năng lực, kiến thức và tham gia tích cực vào bộ máy nhà nước góp phần quan trọng trong việc trị nước, an dân và quản lý xã hội. Những người đi học và thi đỗ ra làm quan là những người có năng lực, có tri thức và biết thừa hành ứng phó trong cai trị dân chúng và đảm nhiệm các công việc của triều đình giao phó. Họ không chỉ nắm được những nguyên tắc trị nước theo kinh sách Nho giáo, mà còn phải có sự am hiểu và tạo ra được các văn bản hành chính thường dùng như chiếu, chế biểu, v.v...

Mặc dù thi cử dưới thời phong kiến Việt Nam khốc liệt và khó khăn như vậy nhưng nhà Lê Sơ vẫn tạo ra được đội ngũ quan lại đông đảo đáp ứng cho bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương. Tính đến sau lần chỉnh đốn quan chức năm 1471 của Lê Thánh Tông, tổng số quan lại thời Hồng Đức đã lên tới 5.370 người, trong đó quan lại triều đình là 2.575 người gồm 399 quan văn, 1.910 quan võ, 446 tòng quan. Quan lại địa phương là 2615 người trong đó có 926 quan văn, 857 quan võ, 41 tòng quan và 791 tạp lưu [xem: 83, tr. 129]. Những quan lại được đào tạo và tuyển dụng này cống hiến cho nhà Lê Sơ không nhỏ về các mặt chính trị, ngoại giao và văn hóa.

Th ba, trong chính sách giáo dục của mình, nhà nước Lê Sơ đã động viên khen thưởng cùng với việc chi cấp lương bổng cho người học tập đỗđạt và sau đó gánh vác công việc nhà nước cho thấy chủ trương khuyến học của triều đại này khá cụ thể. Nhìn chung các triều đại phong kiến đều có chính sách ưu đãi cho người đỗ đạt trong các kỳ thi của triều đình, nhưng có lẽ phải đến triều đại Lê Sơ thì tinh thần "trọng đạo sùng Nho" mới được biểu thị rõ ràng nhất. Nhà nước Lê Sơ đã có những

chính sách và biện pháp thúc đẩy, khuyến khích người học và giới nho sĩ cả về vật chất lẫn tinh thần.

Đối với giới nho sĩ, học sinh ở Quốc Tử Giám được nhà nước cấp cho lương bổng bằng tiền, đi kèm với nó là những ưu đãi về thuế khóa, binh dịch và lao dịch. Đối với các tân tiến sĩ, nhà nước định lệ xướng danh, vinh quy bái tổ, dựng bia ghi công. Ngoài những ưu đãi về vật chất, lễ vinh quy bái tổ mà triều đình giành cho những người đỗ đạt nó đem lại hiệu ứng tích cực về mặt tinh thần cho phong trào học tập trong xã hội. Lễ vinh qui bái tổ một mặt, để mọi người chúc mừng vinh dự của người học tập đỗ đạt và công bố sự thừa nhận của triều đình, cộng đồng, và mặt khác, đó còn là dịp để người đỗ đạt trình diện và biểu thị lòng biết ơn của mình đối với cộng đồng, quê hương, tăng thêm sự gắn kết giữa những người đỗ đạt với làng quê, quê hương của mình.

Ngoài những chính sách nói trên cho người đỗ đạt, nhà Lê Sơ còn tiến hành khắc tên ghi danh họ trên các bia tiến sĩ vào năm 1484. Về việc dựng bia ghi danh các tiến sĩ được Thân Nhân Trung nêu rõ: "...bia này dựng lên giúp ích được nhiều, vì kẻ ác biết chỗ răn, kẻ thiện biết chỗ gắng, chứng rõ về trước, chí rộng về sau, một là để mài giũa danh tiết cho sĩ phu, hai là để giúp thêm mệnh mạch cho nước nhà" [56, tr. 1940].

Chính sách "chiêu hiền đãi sĩ" của nhà nước Lê Sơ nói trên đã tạo ra sự gắn kết chặt chẽ giữa quan lại với triều đình và đó cũng chính là mục đích ràng buộc kẻ sĩ với triều đình, buộc họ phải tận tụy trung thành với nhà nước phong kiến.

Th tư, xét về cách thức tuyển dụng và sử dụng quản lý quan chức trong thời Lê Sơ bên cạnh những mặt hạn chế còn có những điểm tiến bộ mà chúng ta có thể tiếp thu để xây dựng đội ngũ cán bộ hiện nay. Cụ thể ở giai đoạn đầu với chủ trương sử dụng những người có công lao trong kháng chiến đã giải quyết được sự ổn định xã hội, một mặt nó như là một chính sách đền đáp công ơn cho những người có công khó nhọc trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Mặt khác nó tạo ra đội ngũ những người trung thành với đất nước và triều đình giai đoạn quá độ từ chiến tranh sang hòa bình, đồng thời họ cũng là những người ít nhiều hiểu thời cuộc đất nước khi đó. Ở giai đoạn sau nhu cầu phát triển đất nước đòi hỏi những người có tri thức, trình độ học vấn nên nhà Lê Sơđã chủ trương tuyển dụng những người thông

qua học tập thi cử để bổ sung vào bộ máy nhà nước. Điều đó cho thấy xét về mặt chính sách cán bộđây là chủ trương hợp lý và tiến bộ trong thời Lê Sơ.

Cùng với đó, nhà Lê Sơ thực thi chính sách khảo khóa sau một thời gian làm việc của quan lại để làm căn cứ thăng bổ, điều chuyển hay bãi miễn chức vụ, thải hồi quan chức tạo nên tính khách quan trong việc sử dụng quan chức của triều đại này cùng với đó là tăng cường giám sát, chống tham nhũng... đó cũng là bài học về cách quản lý và xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức trong giai đoạn hiện nay đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của chúng ta. Thiết nghĩ chủ trương của Bộ Nội vụ về thanh lọc, loại bỏ những công chức "sáng cắp ô đi, tối cắp về" là điều cần thiết mà thời Lê Sơđã làm.

Tóm lại, dưới triều đại Lê Sơ, giáo dục khoa cử và công tác tuyển dụng quan chức có nhiều tiến bộ so với các triều đại trước, nó đáp ứng được nhu cầu xây dựng, bảo vệđất nước trong thời đại đó.

4.4.2. Mt s hn chế trong giáo dc đào to và tuyn dng quan chc

ca thi Lê Sơ

Trên thực tế bên cạnh những tiến bộ như chúng tôi đã nêu, nền giáo dục đào tạo và cách thức tuyển dụng quan chức dưới thời Lê Sơ còn nhiều hạn chế. Sự hạn chế này một phần quan trọng là do yếu tố về tính giai cấp, mặt khác do chính tồn tại của xã hội giai đoạn đó quy định. Những hạn chế cơ bản trong nền giáo dục và tuyển dụng quan chức đó là:

Th nht, nhà nước Lê Sơ lấy Nho giáo làm nền tảng cho hệ tư tưởng của mình. Mục đích của nền giáo dục đào tạo và tuyển dụng quan chức là đào tạo ra những người để làm quan, những người trung thành với nhà Lê phục vụ cho nhà Lê và cai trị dân chúng, còn mục đích của người đi học là để làm quan. Những người đi học cốt học thuộc lòng những nguyên tắc, giáo lý của Nho giáo để đi thi với hi vọng trở thành một viên quan chức trong bộ máy chính quyền. Vì vậy cả người giáo dục và người được giáo dục đều hướng đến lợi ích của mình mà quên đi lợi ích chung của xã hội hay nói cách khác, họ đặt lợi ích của bản thân, triều đại cao hơn lợi ích của cộng đồng. Họ chỉ hướng đến nắm bắt những giáo điều trong kinh điển của Nho giáo cho mục đích thi cử hơn là quan tâm đến những kiến thức thực tế. Khối kiến thức mà người học phải học quá đồ sộ nhưng về nội dung lại chặt hẹp gò bó trong

hệ tư tưởng Nho giáo, ở đó những kiến thức về phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật dường như thiếu vắng. Tầng lớp trí thức do nhà Lê Sơ tạo ra bởi lối học từ chương mang tính thuần nhất về mặt ý thức hệ, do đó họ không có vai trò và tác dụng tích cực trong phát triển kinh tế mà chỉ là gánh nặng cho kinh tế, gánh nặng cho người dân. Bản thân họ vì thế mà không thể và chưa bao giờ là yếu tố quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội.

Th hai, nhà nước Lê Sơ mở rộng giáo dục, thu nạp mọi tầng lớp nhân dân đi học, nhưng con đường đi học của người dân thời Lê Sơ lại "độc đạo" và quá chật hẹp. Người đi học chỉ có một cách là để làm quan, nhưng không phải ai cũng có được may mắn và vinh dự đó. Số người đỗ đạt và làm quan là con số vô cùng bé nhỏ so với số lượng người đi học và đi thi, thậm chí nhà nước còn phải giới hạn số lượng người đi thi trong một xã trong các kỳ thi Hương và thi Hội.

Th ba, xuất phát từ mục đích của nhà nước là đào tạo người để làm quan và mục đích của người học là học để làm quan cùng với cách tổ chức bộ máy nhà nước cồng kềnh, quan tâm đến số lượng cũng đem đến cho xã hội một hệ quả tiêu cực nữa, đó là sự phình ra của bộ máy nhà nước tất yếu buộc người nông dân phải đóng góp nhiều hơn, lao dịch cũng nhiều hơn để nuôi sống bộ máy đó. Số lượng quan chức chỉ tính loại có phẩm tước, tức là những người đỗ đạt được cử ra làm quan đến năm 1471 là 5370 người chưa kểđến tầng lớp quan lại địa phương và đội ngũ phục dịch cho thấy đó là bộ máy phong kiến quá đồ sộ và cồng kềnh. Số lượng quan chức tăng lên nhanh chóng tất sẽ đưa đến việc không đủ lương bổng cấp và phải chăng đó cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng tham nhũng và sách nhiễu dân của quan chức.

Th tư, xét về cách tuyển dụng quan chức trong thời Lê Sơ bên cạnh những ưu điểm về khoa cửđể chọn hiền tài cũng chứa đựng những cách tuyển dụng không lấy gì làm vẻ vang như cách tuyển bổ quan chức bằng cách cho nộp thóc hoặc tiền rồi ban cho một chức quan, hay cách tuyển dụng quan chức theo con đường nhiệm tử mà chúng tôi đã phân tích ở chương 3. Nhận xét về cách tuyển dụng quan chức theo con đường nhiệm tử, tác giả Phan Huy Chú đã phê phán: "Còn như phép nhiệm tử thì thực chẳng ra làm sao. Chỉ lấy tư cách con quan mà được hơn tư cách người thường. Những công tử sang trọng, chơi bời thường không có thực tài mà được lạm quyền thì phép

chọn tài bổ quan không khỏi bị hỏng vì thiên tư. Đó là cách tuyển bổ không được tốt vậy" [11, tr. 574].

Tuyển dụng quan chức bằng con đường nhiệm tử hay bằng cách "mua quan bán chức" như vậy tất yếu không thể chọn được những người có tài, có đức thực thụ. Những viên quan chức như vậy sẽ là mầm họa của xã hội khi mà con đường làm quan của họ không phải bằng tài năng hay công sức khó nhọc của bản thân.

4.4.3. Mt s kiến ngh v công tác giáo dc- đào to và xây dng đội

ngũ cán b hin nay t bài hc v giáo dc và s dng nhân tài ca thi Lê Sơ

Sự sụp đổ của triều đại Lê Sơ vào thế kỷ XVI xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sụp đổ này chính là sự thối nát của đội ngũ quan lại phục vụ trong bộ máy cai trị của triều đại này. Sự mục ruỗng trong bộ máy cai trị của nhà Lê Sơ có một phần cơ sở từ cách giáo dục đào tạo cũng như tuyển dụng của của triều đại. Xét đến cùng, quan chức chính là bộ xương cho sự tồn vong của vương triều, vì vậy nghiên cứu về cách xây dựng, quản lý quan chức của triều đại để từ đó liên hệ đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ hiện nay là việc nên làm. Từ nghiên cứu về thời Lê Sơ, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị mang tính giải pháp cho công tác xây dựng đội ngũ cán bộ hiện nay như sau:

Th nht, để phát triển đất nước phải coi trọng nhân tài, coi "nhân tài là

Một phần của tài liệu Tư tưởng trị nước thời Lê Sơ và ý nghĩa lịch sử của nó [full] (Trang 151 - 164)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)