Nền tảng tư tưởng " đức trị " của Nho giáo đã được Việt hóa

Một phần của tài liệu Tư tưởng trị nước thời Lê Sơ và ý nghĩa lịch sử của nó [full] (Trang 109 - 117)

TRONG TƯ TƯỞNG TRỊ NƯỚC CỦA THỜI LÊ SƠ

3.4.1. Nền tảng tư tưởng " đức trị " của Nho giáo đã được Việt hóa

3.4. 3.4.

3.4. THðC CH¤TTHðC CH¤TTHðC CH¤T T T ÞNG THðC CH¤T T T ÞNG T T ÞNG T T ÞNG TRÊ N ÚC TRÊ N ÚC CæA TRÊ N ÚC TRÊ N ÚC CæA CæA CæA THÜITHÜITHÜITHÜI LÊ SLÊ SLÊ SLÊ S

3.4.1. Nn tng tư tưởng "đức tr" ca Nho giáo đã được Vit hóa

Có thể nói, tư tưởng "đức trị" của Nho giáo đã thấm nhuần sâu sắc trong não bộ của các thủ lĩnh khởi nghĩa Lam Sơn, trong số đó phải kể đến vai trò của Nguyễn Trãi trong việc xác định mục đích, phương pháp và phương tiện của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Mục đích của cuộc kháng chiến là cứu dân khỏi sự đô hộ tàn khốc của giặc Minh, lấy lại nước với tư cách là quốc gia độc lập sánh ngang với phương Bắc. Ngoài phương pháp tổ chức lực lượng thông qua việc phát động chiến tranh nhân dân, Nguyễn

Trãi còn chủ trương dùng biện pháp đấu tranh ngoại giao, làm cho kẻ thù phải hiểu đúng tư tưởng của thánh hiền trong việc chinh phạt nước khác, ở đây ông chỉ ra sự thống nhất biện chứng giữa nhân nghĩa và quyền mưu. Nguyễn Trãi từng khẳng định: "Quyền mưu vốn dĩ để trừ gian; Nhân nghĩa giữ gìn thế nước an" [113, tr. 290]. Trừ gian và giữ cho thế nước được yên chính là sự thống nhất giữa chinh phạt và an dân.

Trong tư tưởng chính trị của Nguyễn Trãi, nội dung bao trùm của nó chính là tư tưởng nhân nghĩa. Nó được Việt hóa bởi chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam, trở thành tư tưởng chủ đạo của đường lối trị nước thời Lê Sơ với nội dung cụ thể, thiết thực phù hợp với yêu cầu của thời đại.

Lòng yêu thương nhân dân ở Nguyễn Trãi thể hiện ở việc ông thừa nhận vai trò quyết định của nhân dân. Vượt lên trên các nhà tri thức Nho học đương thời, Nguyễn Trãi đã có một cái nhìn mới, một nhận thức mới về dân. Với Nguyễn Trãi, yêu nước là yêu dân, cứu nước là cứu dân, nó được quán triệt rõ ràng trong cuộc kháng chiến chống Minh cũng như xây dựng đất nước đầu thời Lê Sơ.

Chính do cách nhìn nhận và đánh giá về dân như vậy nên Nguyễn Trãi đã cùng Lê Lợi động viên tổ chức được nhân dân kháng chiến đánh đuổi được quân giặc giành độc lập cho dân tộc.

Nguyễn Trãi nhận thức về vai trò của nhân dân ở một mức cao. Nhân dân trong tư tưởng Nguyễn Trãi là lực lượng lao động sản xuất, chiến đấu cụ thể, tạo ra của cải vật chất cho xã hội, chiến đấu hy sinh cho sự nghiệp chống ngoại xâm cứu nước. Nếu các bậc nho sĩđương thời cho rằng mình được hưởng "ơn vua, lộc nước" thì Nguyễn Trãi lại quan niệm "ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày". Bởi vậy, theo ông, quan tâm đến dân cũng chính là sự thể hiện đạo đức của vua quan. Điều đó có ảnh hưởng rất lớn đến việc xác định đường lối trị nước của các vua thời Lê Sơ.

Tư tưởng đức trị của Lê Lợi nhằm vào hai mục đích là tập trung lực lượng để giải phóng dân tộc (giai đoạn trước khi khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi hoàn toàn) và tập trung sức lực toàn dân vào ổn định xã hội, phát triển đất nước đảm bảo cho sự tồn tại vững chắc cho vương triều của mình.

Trước tiên có thể nói tư tưởng đức trị của Lê Lợi thể hiện rõ nhất ở việc khoan dung với kẻ thù, điều này xuất phát từ mục đích của cuộc khởi nghĩa, ở tương

quan lực lượng giữa ta và địch, địch mạnh ta yếu, cũng như quan hệ giữa Đại Việt với Trung Hoa. Nhận xét về Lê Lợi, Đại Vit s ký toàn thư chép: "Chưa từng giết lạm một người nào, bắt được hơn 10 vạn viện binh của quân Minh, cũng đều tha cả. Vua kinh dinh thiên hạ trong khoảng 10 năm, dẹp yên loạn lớn và dựng lên nghiệp đế" [67, tr. 240]. Lòng khoan dung của Lê Lợi đối với kẻ thù thể hiện ngay từ những ngày đầu khởi nghĩa và xuyên suốt quá trình lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập cho đến khi quân địch đã thất bại hoàn toàn.

Căm thù giặc Minh đã gây ra bao nhiêu tội ác đối với nhân dân ta, nhiều người khuyên Lê Lợi giết sạch tù hàng binh cho hả dạ. Song vua đã có dụ rằng:

Trả thù báo oán là thường tình của mọi người, nhưng không thích giết người là bản tâm của bậc nhân đức. Vả lại người ta đã hàng mà mình lại giết thì là điềm xấu không gì lớn bằng. Nếu cốt để hả nỗi căm giận trong chốc lát mà mang tiếng với muôn đời là giết kẻđã hàng, thì chi bằng tha mạng sống cho ức vạn người, để dập tắt mối chiến tranh cho đời sau, sử xanh ghi chép, tiếng thơm muôn đời, há chẳng lớn sao [67, tr. 281]. Cùng với lòng khoan dung đối với kẻ thù thì một trong những nội dung quan trọng của tư tưởng đức trị của Lê Lợi chính là việc tu thân, sửa đức của nhà vua. Trong cuộc đời làm vua của mình Lê Thái Tổđã rất chú trọng đến đời sống của người dân. Ông hiểu rằng để cho dân đỡ khổ thì trước tiên bậc quân vương phải tự sửa mình. Sử cũ chép:

Ngày 26 (2/1429), chỉ huy cho các đại thần và Hành Khiển rằng:

Nếu thấy các điều lệnh của trẫm có điều gì bất tiện cho việc quân, việc nước, hoặc các việc sai dịch không hợp lý, hoặc thuế khóa nặng nề, hoặc có việc tà dâm bạo ngược thì tâu xin sửa lại. Lại chỉ huy cho các quan giữ chức can gián rằng: Nếu thấy trẫm có chính lệnh hà khắc, thuế má nặng nề, ngược hại lương dân, thưởng công phạt tội không đúng, không theo đúng phép xưa, hay các đại thần, quan lại, tướng hiệu, quan chức trong ngoài không giữ phép, nhận hối lộ, nhiễu hại lương dân, thiên tư phi pháp, thì phải lập tức dâng sớ đàn hặc ngay. Kẻ nào cứ ngồi nhìn mà dung túng, chỉ giỏi trò vặt, cùng là nói hão không đâu thì phải chiếu luật trị tội [67, tr. 299-300].

Cùng với tư tưởng khoan dung là tinh thần yêu thương dân chúng của Lê Thái Tổ. Ông hiểu nỗi khổ của người dân dưới vòng áp bức của quân giặc và nỗi kiệt quệ của họ sau sự bóc lột tàn khốc của kẻ thù. Kể từ khi thành lập cho đến triều đại Lê Thánh Tông thì vấn đề "Quốc dĩ dân vi bản" luôn được đề cao, đó là do sự ảnh hưởng của hệ tư tưởng Nho giáo về "dân vi quý". Thời Lê Sơ mặc dù kinh tế nông nghiệp được nhà nước chú trọng, phép quân điền cũng đã quy định nông dân được hưởng 3,5 - 4 phần ruộng đất, việc điều chỉnh thuế khóa tương đối hợp lý, đời sống nhân dân tạm thời ổn định, nhưng tai dị vẫn thường xuyên xảy ra. Ngay từ năm 1427, khi cuộc kháng chiến chống Minh chưa hoàn thành, các thành Xương Giang, Cổ Lộng, Chí Linh, Tây Đô, Đông Quan còn nằm trong tay giặc, Lê Lợi đã hoạch địch một chiến lược xây dựng đất nước trước hết là khôi phục xóm làng. Ông ban lệnh: "Cho dân phiêu bạt trở về quê quán cày cấy. Người nào không có điền sản thì cho phép buôn bán. Kẻ nào bỏ nghề nghiệp thì bị xử tội nặng" [67, tr. 267].

Sau khi giặc đã được dẹp yên Lê Thái Tổ đã ra lệnh cho văn võ đại thần nghị bàn việc lớn của nhà nước. Như người đi đánh giặc thì nghèo, kẻ dong chơi thì giàu. Người đi chiến đấu thì không có một thước, một tấc đất mà ở, còn những kẻ du thủ, du thực không có ích gì cho nước, hoặc đi làm nghề trộm cướp, lại có quá thừa ruộng đất. Thành ra không ai chịu hết lòng với nước, chỉ ham nghĩ phú quý mà thôi. Nay ra lệnh chỉ cho các đại thần bàn định số ruộng cấp cho quan lại, quân nhân và dân chúng, trong từ đại thần trở xuống, dưới đến người già yếu, mồ côi, góa chồng, đàn ông, đàn bà trở lên, loại nào được cấp bao nhiêu thì tâu lên [67, tr. 299].

Cũng như Lê Thái Tổ, tư tưởng "dân vi quý" của Mạnh Tử được Lê Thái Tông coi trọng. Ông hiểu rằng muốn cho đời sống người dân được yên ổn thì trước hết phải xây dựng được đội ngũ quan lại, những người với tư cách là "cha mẹ" của dân, trong sạch và công minh. Ngay từ những ngày đầu lên ngôi Lê Thái Tông đã thấy được sự thoái hóa biến chất của đội ngũ quan lại, nên ông đã ra lệnh cho đại thần văn võ: "Các ngươi không chịu giữ phép nước như trước đây. Từ nay về sau, coi quân, trị dân, hay làm việc gì đều nên hết lòng công bằng, yêu thương quân dân, không được riêng tây, nếu không sửa đổi lỗi lầm nhất định bị trị tội nặng"[67, tr. 324].

Đồng thời với việc uốn nắn quan lại thì việc tu thân, sửa đức của nhà vua cũng là một yếu tố quan trọng trong công cuộc trị nước. Cũng như các vua khác của triều

đại Lê Sơ, mỗi khi dân chúng gặp hạn hán, lũ lụt và nghèo khổ nhà vua lại đề ra việc xem xét lại bản thân mình và những việc mình làm. Mặc dù chỉ nắm quyền trong thời gian 17 năm nhưng Lê Thái Tông cũng nhiều lần phải chứng kiến cảnh người dân bị đói kém do hạn hán, sâu hại cắn lúa liên tiếp. Năm Mậu Ngọ (1438) trước tình trạng nhiều năm liền đại hạn và sâu cắn lúa, vì thế nhà vua đã xuống chiếu rằng:

Có phải do trẫm không sửa đức, để mọi việc bê trễ chăng hay là do quan tể phụ bất tài xếp đặt không điều hòa? Hay là dùng người không đúng để người tốt kẻ xấu lẫn lộn? Hay là hối lộ công khai mà việc hình ngục có nhiều oan trái? Hay là làm nhiều công trình thổ mộc để sức dân mỏi mệt? Hay là thuế khóa nặng nề mà dân túng thiếu? Trẫm tự trách tội mình, đại xá cho thiên hạ. Tất cả các đại thần, các quan văn võ các ngươi nên chỉ ra những lầm lỗi kể trên cứ thẳng thắn nói hết đừng kiêng nể gì. Nếu có điều gì tiếp thu được, nhất định sẽ khen thưởng cất nhắc, dẫu có ngu đần, vu khoát, cũng không bắt tội [67, tr. 347-348].

Nhận xét về Lê Thái Tông, sử cũđã dành cho ông rất nhiều lời khen ngợi: "Vua là bậc hùng tài đại lược, quyết đoán chủđộng. Khi mới lên ngôi nghiền ngẫm tìm phương trị nước, đặt chếđộ, ban sách vở, chế tác lễ nhạc, sáng suốt trong chính sự, thận trọng việc hình ngục, mới có mấy năm mà điển chương văn vật rực rỡ đầy đủ, đất nước đã đổi thay tốt đẹp" [67, tr. 353].

Với Lê Nhân Tông, mặc dù khi lên ngôi mới chỉ có hai tuổi và được sự giúp đỡ, phò tá từ các thành viên khác của triều đình, nhưng những người cùng ông gánh vác nhiệm vụ lúc bấy giờ cũng ý thức rất rõ rằng, cái quyết định cho sự tồn vong của triều đại mình chính là ở việc có hay không chăm lo cho người dân. Muốn vậy thì tu thân sửa đức để trở thành một bậc minh quân và uốn nắn quan lại, chống sự nhũng nhiễu của quan lại đối với dân chúng là việc hàng đầu. Chính vì vậy mà ngay những ngày đầu được lập lên làm vua, trước những tai dị của dân triều đình đã chỉnh đốn quan lại và coi đó là việc làm cần thiết. Nhà vua "lệnh cho khắp quan lại, quân dân, đều phải hết lòng bày tỏ những điều có thể xoay được lòng trời, dập hết tai biến, hãy thẳng thắn nói ra, chớ nên ẩn giấu, để giúp trẫm sửa những điều thiếu sót" [67, tr. 354]. Thậm chí, trước những tai dị mà người dân

phải chịu trong một năm (1445) nhà vua đã hai lần đặt ra câu hỏi tự trách mình: "Có phải vì chính sự có nhiều thiếu sót mà hại đến hòa khí của đất trời hay là sử hình ngục không đúng mà khí vận âm dương biến đổi? Muốn chấm dứt sự trừng phạt của trời cao, phải rộng ban nhiều ân huệ cho kẻ dưới. Nay ban các điều về tha thuế, giảm tội rộng rãi theo thứ bậc khác nhau" [67, tr. 356].

Muốn cho xã hội ổn định, người dân bớt đi nỗi khổ cực và có được ấm no, tất yếu phải xây dựng được đội ngũ quan lại trong sạch. Trên thực tế, trong suốt triều Lê Sơ sử cũ đã ghi lại sự thoái hóa biến chất của tầng lớp quan lại, và cũng không ít lần sử cũ ghi lại những hình phạt nghiêm khắc của triều đình dành cho quan lại nhưng nạn nhận hối lộ, tham nhũng, hại dân vô tội, mua hiếp của dân vẫn xảy ra thường xuyên. Nhận thấy điều đó Lê Nhân Tông đã đẩy mạnh việc giáo huấn cho quan lại, thậm chí ông đã dùng chính sách thưởng hậu, phạt nặng để răn dạy các quan quân của mình, song tình trạng đó vẫn không làm cho các quan lại giảm đi sự vi phạm. Chính nhà vua đã phải than thở và nhắc nhở quan lại rằng:

Nhà nước đã có quy định lương bổng để giữ liêm khiết, lại có ban bố phép tắc để theo đó mà làm. Nay bọn các ngươi không chịu giữ phép, khi xét kiện tụng thì lo nhận hối lộ mà bẻ cong phép nước, khiến những người đi đường ai cũng than oán. Xét mối tệ hại này hẳn không phải là việc nhỏ. Nay các ngươi phải gột rửa lòng mình, giữ thân liêm khiết, gắng gỏi việc công, yêu thương quân dân, khiến chúng dần dần được yên nghiệp, thì các ngươi cũng được yên nghiệp. Nếu vẫn mê muội không chừa, bị người cáo giác, hoặc dò xét được thực trạng sẽ bị trị nặng hơn luật thường 2 bậc. Quan trên và đồng liêu không biết khuyên răn, thì khi việc bị phát giác, cũng bị trị tội theo luật và cắt phần lương bổng [67, tr. 361]. Trong suốt thời gian 38 năm ở ngôi vua (1460 - 1497), đường lối trị nước của Lê Thánh Tông đã thể hiện khá nhất quán. Đó là sự tăng cường vai trò cá nhân của một nhà vua mạnh, toàn năng, điều hành một bộ máy nhà nước mạnh, cực quyền toàn trị, với một tinh thần tự tôn của một quốc gia - dân tộc mạnh.

Với Lê Thánh Tông, có thể nói, ông là một vị hoàng đế đầy tự tin và có phần nào tự cao, ý chí kiên định và hành động quyết đoán. Ông trực tiếp điều hành

ở mức có thểđối với mọi công việc của triều đình và hàng ngũ quan liêu, không cần thông qua vai trò của các chức quan đầu triều là Tể tướng như các triều đại trước.

Đối tượng đầu tiên được Lê Thánh Tông quan tâm chú ý đến nhiều nhất trong việc thi hành đường lối lễ trị là hàng ngũ quan lại của triều đình. Khác với chủ trương của nhà Trần trước đó, ông rất coi nhẹ nguyên tắc "thân thân" dựa trên quan hệ thân tộc trong việc kiện toàn bộ máy quan liêu. Dưới thời Lê Thánh Tông không còn lệ ban quốc tính mà để cho quan lại giữ nguyên họ gốc của mình, thay vào đó là việc bổ dụng quan lại đã dựa trên nguyên tắc "trọng hiền", "đãi sĩ" qua chếđộ khoa cử và tiến cử chặt chẽ. Những gương mặt tiêu biểu trong triều dưới thời Lê Thánh Tông không còn là những võ tướng khai quốc công thần nữa, mà phần lớn là những văn thần đã từng đỗ đại khoa, họ còn có quyền tiến cử giới thiệu những nhân tài khác. Chủ trương của Lê Thánh Tông là "dùng người quân tử, bỏ kẻ tiểu nhân, ngày đêm chăm chắm không lơi" [67, tr. 399].

Lê Thánh Tông cũng đặc biệt đề cao việc tự sửa mình, bản thân nhà vua thường dụ các quan: "Ta có lỗi lầm gì, hãy thẳng thắn chỉ ra, hãy cứng cỏi nhưĐổng Tuyên, chớ như Tô Uy quen thói giấu giếm" [67, tr. 402]. Có lần sau khi nóng giận quở trách một viên quan Đô Ngự Sử nhà vua đã hối nghĩ lại, tự thừa nhận là mình "lỡ lời vu oan".

Cũng như tất cả các bậc minh quân của những vương triều mạnh của Việt Nam và Trung Hoa, Lê Thánh Tông hiểu rất rõ rằng muốn củng cố quyền lực của

Một phần của tài liệu Tư tưởng trị nước thời Lê Sơ và ý nghĩa lịch sử của nó [full] (Trang 109 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)