Về tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện trong các doanh nghiệp ở Đà Nẵng (Trang 92 - 102)

- Nghĩa vụ giao kết hợp đồnglao động

3.3.2. Về tổ chức thực hiện

Hiện nay thành phố Đà Nẵng có hơn 10.000 doanh nghiệp, có gần 494.617 lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp. Tỷ lệ giao kết hợp đồng lao động bình quân của các doanh nghiệp ở Đà Nẵng thường đạt khoảng hơn 95%. Một trong những thành công chính là do công tác quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước về lao động; công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hợp đồng lao động tại thành phố Đà Nẵng thật sự đã đến được với người lao động. Qua đó đã chăm lo, bảo vệ quyền và lợi cho người lao động tại các doanh nghiệp ở Đà Nẵng.

Để đảm bảo thực hiện tốt việc giao kết hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp ở thành phố Đà Nẵng trong những năm tiếp theo theo chủ trương, đề án thành phố đã đề ra, đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước về lao động thành phố cần thực hiện một số vấn đề sau:

Một là, nâng cao nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động về pháp luật hợp đồng lao động

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật hợp đồng lao động để người lao động hiểu rõ hơn về tầm quan trọng trong việc giao kết hợp đồng lao động. Chẳng hạn, về vấn đề mà người lao động quan tâm hàng đầu là tiền lương, tiền thưởng, hợp đồng lao động, bảo hiểm....” Đối với người lao động thuộc các cơ quan Nhà nước thì việc này ít phức tạp, nhưng với người lao động thuộc các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, để có một buổi nói chuyện, tuyên truyền về các chủ trương, chính sách có liên quan không dễ bởi giới chủ ít quan tâm, ít ủng hộ. Vậy làm gì để người lao động trong các đơn vị này có điều kiện tiếp cận các thông tin, qua đó nâng cao nhận thức, hiểu biết của họ để họ thực hiện tốt quyền lợi và trách nhiệm của mình ? Qua nhiều lần thực hiện, kinh nghiệm và cũng là biện pháp hiệu quả hiện nay của Đà Nẵng là in

các tờ gấp, tờ rơi để chuyển đến tận tay người lao động. Mặt khác, liên đoàn lao động, sở Lao động – Thương binh và Xã hội, các cơ quan có thẩm quyền về quản lý lao động luôn chủ động xây dựng mối quan hệ với giới chủ để tranh thủ sự ủng hộ của họ tổ chức các buổi nói chuyện, tuyên truyền trong công nhân. Thông qua các buổi sinh hoạt cộng đồng (gần nơi công nhân sống, tổ chức các câu lạc bộ thu hút công nhân vào sinh hoạt...) có lồng ghép nội dung văn hóa- văn nghệ, thể dục- thể thao với tuyên truyền chủ trương, đường lối, các văn bản, chính sách mới hoặc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về lao động. Tuy nhiên cũng xin nói thêm rằng, với người lao động, là công nhân trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, sau thời gian làm việc, phải luôn bận lòng về các vấn đề như: đời sống gia đình, nơi ăn ở, chăm lo cho con cái ăn học... nên họ thường không có thời gian đến dự các buổi nói chuyện, các buổi sinh hoạt do Công đoàn tổ chức. Qua các buổi tuyên truyền, công nhân lao động được nâng cao kiến thức, trang bị cho mình những nền tảng cơ bản, tự bảo vệ mình trước những cám dỗ, lợi dụng lôi kéo của kẻ xấu.

Hai là, tăng cường quản lí nhà nước về lao động với các doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động và sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan quản lý về lao động các cấp với nhau và các cơ quan hữu quan khác, cụ thể là:

Cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật hợp đồng lao động. Nhằm không chỉ để kịp thời phát hiện, xử lý những vi phạm trong việc thực hiện pháp luật lao động mà việc kiểm tra, thanh tra còn có tác dụng phòng ngừa các hành vi vi phạm. Để làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra thì yêu cầu trước hết phải có một đội ngũ thanh tra có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn và kiến thức pháp luật vững chắc. Việc nâng cao năng lực của thanh tra lao động càng trở nên cần thiết hơn khi lực lượng lao động và số doanh nghiệp ngày càng tăng, trong khi số lượng thanh tra lao

động lại luôn hạn chế. Chính vì vậy, cần phải xây dựng đội ngũ này sao cho họ có đủ năng lực thực hiện trách nhiệm của mình.

Cần xây dựng mối đoàn kết, gắn bó giữa các cấp liên đoàn lao động, sở Lao động – Thương binh và Xã hội, các cơ quan có thẩm quyền về quản lý lao động của thành phố Đà Nẵng với người lao động. Mặt khác, tranh thủ sự ủng hộ của các cấp chính quyền, đặc biệt là chủ sử dụng lao động để xây dựng các thiết chế văn hóa, tạo điều kiện để người lao động nâng cao đời sống văn hóa tinh thần (như đều có phòng đọc sách, báo, thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa- văn nghệ, thể dục thể thao...). Riêng đối với các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và tại các khu công nghiệp tập trung, đề nghị xây dựng "Góc bảo hộ lao động" (ở đó có trang bị sách, báo, ti vi, các dụng cụ thể dục thể thao...) để người lao động giải trí trong giờ giải lao, sau giờ ăn...

Cần tăng cường các hoạt động văn hóa- văn nghệ, thể dục thể thao, tạo sân chơi cho công nhân sau những ngày lao động vất vả. Đề nghị các doanh nghiệp lớn tổ chức các buổi dã ngoại, sinh hoạt ngoài trời cho công nhân. Đặc biệt, thời gian qua, vào các dịp lễ, kỷ niệm Công đoàn đều phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức họp mặt, tặng quà, tổ chức các trò chơi, hoạt động văn hóa- văn nghệ, thể dục thể thao. Qua hội thi, người lao động có điều kiện để phát huy sáng kiến, khả năng, năng khiếu của mình, nâng cao đời sống tinh thần, đồng thời hiểu hơn về pháp luật an toàn lao động.

Cần xây dựng mối quan hệ của người lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ phát triển trong các doanh nghiệp, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động. Đây là hoạt động rất quan trọng để gắn kết mối quan hệ và chia sẻ trách nhiệm giữa người sử dụng lao động với người lao động. Thông qua đó, các vấn đề về tiền lương, tiền thưởng, ngày nghỉ, hỗ trợ tiền tàu xe về quê ăn tết, thăm- tặng quà, chữa trị bệnh.... được giới chủ sử dụng lao động có

trách nhiệm hỗ trợ, thực hiện. Về phía người lao động, có sự quan tâm đó họ càng yên tâm làm việc, đóng góp vì mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, muốn làm được việc này, các cấp Liên đoàn Lao động Thành phố cần chủ động một bước trong khâu phát triển, củng cố tổ chức Công đoàn cơ sở và xây dựng, nâng cao trình độ, kỹ năng của đội ngũ cán bộ làm công tác Công đoàn tại các doanh nghiệp. Có như vậy ít xảy ra đình công, nếu có thì tính chất cũng đơn giản, không căng thẳng và nhanh chóng được giải quyết.

Cần xây dựng hoặc hỗ trợ kinh phí thuê chỗ ở cho công nhân ngày càng nhiều hơn nữa (ví dụ ủng hộ bằng việc xây dựng ký túc xá, phòng trọ cho công nhân ở hoặc hỗ trợ từ 100.000 đồng- 150.000 đồng/tháng/công nhân để thuê phòng trọ). Xây dựng Chương trình "mái ấm Công đoàn" đề xuất các cấp Công đoàn thành phố xây dựng nhà cho các đối tượng người lao động khó khăn về nhà ở. Tham mưu tiến hành thực hiện Đề án xây dựng nhà chung cư cho người có thu nhập thấp (đối tượng là công nhân nghèo).

Ba là, xây dựng tổ chức tư vấn, đối thoại giữa các bên liên quan, đặc biệt là giữa người lao động và doanh nghiệp.

Các cơ quan quản lý Nhà nước về lao động ở Đà Nẵng cần tích cực tham gia với các cơ quan hữu quan, thực hiện cơ chế đối thoại thường xuyên nhằm phát triển và tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Doanh nghiệp với đại diện của họ và người lao động trong doanh nghiệp cần có ý thức tìm hiểu về nhau, thay đổi cách nhìn, thái độ với bên kia. Doanh nghiệp cần tạo điều kiện để người lao động thành lập tổ chức đại diện tạo cơ hội thời gian để gặp gỡ trao đổi với người lao động hay đại diện của họ, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng, đề xuất của họ…

Ngoài ra, thông qua các hoạt động của mình, Liên đoàn lao động thành phố Đà Nẵng làm sao phải ngày càng gần gũi và được người lao động tin tưởng tìm đến. Và chính điều đó đã giúp Liên đoàn lao động tìm hiểu rõ hơn

tâm tư, nguyện vọng của người lao động, trên cơ sở đó có căn cứ để đàm phán, yêu cầu giới chủ sử dụng lao động quan tâm, đáp ứng, giúp người lao động yên tâm làm việc, nâng cao năng suất cho đơn vị và thu nhập của cá nhân người lao động.

Chăm lo cho quyền lợi của người lao động, không ai khác là Công đoàn phải gần gũi, thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của người lao động để tháo gỡ khó khăn cho họ. Đồng thời phải giúp họ nâng cao nhận thức để thực hiện tốt quyền lợi, nghĩa vụ của mình. Cần chú trọng nâng cao vai trò, chất lượng hoạt động của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp. Tổ chức công đoàn phải thực sự làm tròn vai trò người đại diện quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, phối hợp với chủ sử dụng lao động làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức cho công nhân lao động; đẩy mạnh thực hiện việc thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể; định kỳ tổ chức đối thoại tại doanh nghiệp theo quy định (theo tôi 02 tháng một lần).

Không đợi người lao động tìm đến mỗi khi đã xảy ra tranh chấp lao động, không đợi những lá đơn cầu cứu gửi đến, Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng nên chủ động đến với người lao động bằng việc tổ chức tư vấn, đối thoại trực tiếp. Đây là cách làm hay, nội dung tư vấn, đối thoại xoay quanh về quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người lao động được quy định trong Bộ luật Lao động như hợp đồng lao động, chế độ thôi việc, thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, tiền lương, tiền thưởng, tiền làm thêm giờ, giải quyết tranh chấp lao động… Hằng năm nên tổ chức ít nhất là 2 buổi/1 năm đối thoại tư vấn pháp luật cho công nhân lao động. Tiếp tục tổ chức thêm nhiều buổi đối thoại nữa, tập trung vào các doanh nghiệp có đông công nhân lao động và sẽ cố gắng nâng cao nội dung tư vấn, đối thoại. Thông qua các buổi đối thoại, công nhân lao động sẽ hiểu được các chế độ,

chính sách cơ bản và biết cách bảo vệ mình trong mối quan hệ lao động tại doanh nghiệp.

Bốn là, cần xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực lao động có chất lượng cao cho các doanh nghiệp ở Đà Nẵng.

Xác định nhu cầu đào tạo doanh nghiệp nên căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm và lực lượng lao động hiện có, việc xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phải do cán bộ ở từng bộ phận đảm nhiệm sau khi đã thăm dò ý kiến của người lao động. Doanh nghiệp phải tiến hành in mẫu xác định nhu cầu đào tạo thống nhất trong toàn doanh nghiệp và đưa cho từng cá nhân điền và nắm bắt thông tin. Xác định mục tiêu đào tạo: Sau khi tiến hành xác định nhu cầu đào tạo thì việc xác định mục tiêu đào tạo cũng cần phải xác định cụ thể.

Xây dựng chương trình đào tạo và đa dạng hoá các chương trình đó. Sau khi xác định nhu cầu và mục tiêu đào tạo, cán bộ Phòng Tổ chức – Hành chính cần soạn thảo lịch học cụ thể trong đó ghi rõ: Đối tượng học, thời gian học, nội dung khoá đào tạo, số tiết học, địa điểm học, giáo viên giảng dạy… và liên hệ với các Viện nghiên cứu, Trung tâm đào tạo và các Trường đào tạo nghề để tiến hành hợp tác đào tạo. Xác định quỹ đào tạo và phát triển: Lợi nhuận hàng năm thu được, doanh nghiệp trích một phần nhỏ lợi nhuận để lập Quỹ đầu tư phát triển nguồn nhân lực:

Xây dựng cơ sở vật chất cho đào tạo nguồn nhân lực. Sử dụng nguồn nhân lực đã được đào tạo để có thể tồn tại và phát triển lâu dài, mỗi doanh nghiệp luôn phải tối ưu hoá mọi quyết định đầu tư của mình, trong đó có cả đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực. Để đầu tư đào tạo nguồn nhân lực thành công, doanh nghiệp cần có những chiến lược, triết lý riêng, phù hợp với điều kiện của mỗi doanh nghiệp. Sự thành công của doanh nghiệp chỉ có thể có được nếu doanh nghiệp có sự khác biệt về chiến lược đầu tư và kinh doanh.

Năm là, tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện tốt Đề án giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố, nâng cao hiệu quả hoạt động Sàn giao dịch việc làm.

Triển khai Kế hoạch số 10868/KH-UBND của Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc tiếp tục triển khai đề án tuyên truyền phố biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2013-2016. Duy trì Ngày hội tư vấn tuyển sinh học nghề và giới thiệu việc làm cho người lao động, nhân rộng các mô hình dạy nghề, giải quyết việc làm và bao tiêu sản phẩm cho lao động nông thôn. Chính vì vậy, cần tăng cường các yếu tố đẩy mạnh phát triển kinh tế tạo việc làm mới. Cũng như phát triển nguồn vốn, phát huy hiệu quả sử dụng vốn cho vay giải quyết việc làm.

Kết luận chƣơng 3

Qua những đề xuất, kiến nghị trên có thể thấy rằng hoàn thiện các quy định pháp luật về giao kết hợp đồng lao động nhằm đảm bảo và tôn trọng quyền tự định đoạt của các chủ thể trong quan hệ hợp đồng lao động. Phải tính đến đặc trưng của quan hệ lao động, những đặc thù của thị trường lao động nước ta đồng thời quan tâm đến xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của quan hệ hợp đồng lao động. Ngoài ra, cần phải chú ý đến các giải pháp như cân đối cung cầu lao động, thiết lập cơ chế ba bên, tăng cường công tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động cho các chủ thể, xử lí nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật lao động, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp… Nhằm tạo môi trường, điều kiện để hợp đồng lao động phát huy hiệu quả cao nhất. Pháp luật giao kết hợp đồng lao động nói riêng, pháp luật lao động hiện hành nói chung tuy đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần nhưng đi vào thực tiễn vẫn còn những điểm khi áp dụng vào thực tế chưa thực sự hiệu quả cao, đặc biệt là một số quy định về quan hệ hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp còn phân tán.

Huy vọng với những kiến nghị đề xuất trên đây, pháp luật hợp đồng lao động sẽ nhanh chóng đi vào cuộc sống giúp cho thành phố Đà Nẵng quản lý tốt nguồn nhân lực đưa thành phố ngày càng phát triển.

KẾT LUẬN

Việc giao kết hợp đồng lao động hiện nay đã đem lại nhiều kết quả rất khả quan trong việc sử dụng lao động, nâng cao năng suất lao động, kết hợp hài hoà giữa quyền và nghĩa vụ của các bên. Đa số các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố Đà nẵng đã ký kết và thực hiện có hiệu quả hợp đồng lao động. Bên cạnh việc giao kết hợp đồng lao động, các nội dung chính của hợp đồng lao động như: việc làm, tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…đã được đa

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện trong các doanh nghiệp ở Đà Nẵng (Trang 92 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)